TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Slides:



Advertisements
Similar presentations
Đánh giá Quốc gia có Hệ thống cho Việt Nam Các ư u tiên về Giảm nghèo, Phát triển Công bằng và Bền vững Ngày 5 tháng 4 n ă m 2016.
Advertisements

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY
Quản trị Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu
PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC
HANOI HANOI Restaurant – 24 September 2011 – 18-21h
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Bài giảng chúng tôi đã thực hiện tại VN
Báo cáo Cấu trúc đề thi PISA và Các dạng câu hỏi thi PISA
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO ĐỀ XƯỚNG CDIO
Rainforest Alliance đào tạo cho các nông trại trà ở Việt Nam
Qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã để lại nhiều bài học vô giá. Nổi bật trong đó là tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng. Hai truyền.
L/O/G/O NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Nguyễn Hữu Quy (MBA,CPA,APC)
1 ĐỒNG NAI ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG HIỆU QUẢ MÔ HÌNH KINH TẾ DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI NĂM 2017 Học viên: Nhóm 5 _ PP111.
Thực hiện các cuộc họp quan trọng
Khuôn khổ Pháp lý tạo điều kiện thành lập
ViÖn ChiÕn l­îc ph¸t triÓn
Sứ Mệnh GoCoast 2020 được thành lập bởi thống đốc Phil Bryant thông qua điều hành để phục vụ như là hội đồng cố vấn chính thức cho việc phân phối quỹ nhận.
QUẢN TRỊ THÀNH TÍCH Performance Management
TẬP HUẤN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2015
Tối đa hoá lợi nhuận và cung cạnh tranh
Giới thiệu chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
THÔNG TIN MÔN HỌC Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management): 45 tiết Tài liệu nghiên cứu Quản lý chuỗi cung ứng –Th.S. Nguyễn Kim Anh, Đại học.
Tổ chức The Natural Step và IKEA
NHẬP MÔN VỀ KỸ THUẬT.
BÁO CÁO DỰ ÁN CIBOLA Đo lường mức độ hiệu quả của Media
Chương 6 Thiết kế hệ thống.
KHÓA TẬP HUẤN CÔNG BẰNG GIỚI VÀ CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
Hạ Long – Cát Bà Sáng kiến Liên minh Bui Thi Thu Hien
WELCOME TO MY PRESENTATION
Module 6 – Managing for Sustainability
Chương 4 Phân tích chi phí – lợi ích
Khởi động SXSH với công cụ quản lý nội vi 5S
Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm
Quyết định tài trợ của doanh nghiệp
QUẢN TRỊ TỒN KHO VÀ PHÂN TÁN RỦI RO
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Chương 1 Thuế : Phần nhập môn
Thương mại điện tử HÀ VĂN SANG.
PHÂN TÍCH CƠ BẢN Nguyễn Thanh Lâm.
XÂY DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH THÔNG QUA CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH
Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Nhận diện các:
MKTNH Version 3 Giảng viên: ThS. Thái Thị Kim Oanh
Bài 2: Từ tiêu chuẩn sức khoẻ tới nơi làm việc lành mạnh
Giáo viên: Đặng Việt Cường
DI SẢN THẾ GIỚI WORLD HERITAGE CỔ THÀNH HUẾ VIỆT NAM
Ngôn ngữ học khối liệu - khoa học liên ngành về ngôn ngữ ứng dụng
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
Chiến lược CSR –Là gì và làm thế nào để chúng ta sàng lọc lựa chọn?
UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Quản lý con người Quản lý người làm việc như những cá nhân và theo nhóm.
KỸ NĂNG HỌC TẬP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ThS. NGUYỄN HOÀNG SINH
Chapter 16: Chiến lược giá
NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG QL VỐN NN TẠI CÁC DNNN
Trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp ở diện rộng
NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn.
QUYỀN LỰC VÀ MÂU THUẪN TRONG NHÓM
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU MARKETING
Chương 2 Căn bản về Cung và Cầu 1.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Diệp Phan Dự án CIEM-DANIDA Hà Nội, 22 tháng 7, 2009
QUẢN TRỊ TÍNH ĐA DẠNG THÔNG QUA NHIỀU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Kế hoạch Quản lý Hóa chất & Tích hợp vào Quy trình Nhà máy và Quản lý
Tối đa hóa Lợi nhuận và Cung Cạnh tranh
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Chương 8 NHỮNG VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ CƠ BẢN TRONG THỰC THI CHIẾN LƯỢC
KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG
Presentation transcript:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG Hà Nội - 2009

BÀI 11 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Mục tiêu nghiên cứu GDP và tăng trưởng kinh tế Lạm phát Thất nghiệp Tỷ giá hối đoái Mục tiêu nghiên cứu

1. GDP và tăng trưởng kinh tế 1.1. Khái niệm 1.2. Các phương pháp tính 1.3. GDP danh nghĩa và GDP thực tế 1.4. GDP và phúc lợi kinh tế 1.5. Tăng trưởng kinh tế

1.1. Khái niệm Đánh giá một nền kinh tế: Tổng thu nhập của tất cả các thành viên trong đó. Đó chính là GDP. GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm trong nước. Tổng sản phẩm trong nước là giá thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước trong một thời kỳ nhất định.

GDP* của một số quốc gia năm 2005 Country GDP (millions of USD) Rank (out of 180 countries) United State 12,485,725 1 Japan 4,571,314 2 China 2,224,811 4 Indonesia 276,004 26 Vietnam 50,900 59 Thailand 168,774 36 (* GDP danh nghĩa) Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_%28nominal%29_per_capita

Những điểm cần lưu ý: 1.1. Khái niệm (tiếp) Giá thị trường: quy nhiều loại sản phẩm về một chỉ tiêu kinh tế duy nhất. Của tất cả: cố gắng biểu thị các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và bán hợp pháp trên thị trường. (tuy nhiªn vÉn bÞ bá qua 1 sè hh+dv: sản phẩm trong nền kinh tế ngầm; sản phẩm sản xuất và tiêu dùng trong nội bộ gia đình…) Cuối cùng: tránh tính trùng hàng hoá trung gian.

Ví dụ 1: Một người chăn nuôi bán 1 lượng da trị giá $1000 cho người thuộc da. Người thuộc da bán toàn bộ sản phẩm của mình cho nhà máy giầy da với giá $1600. Số da này làm được 10 đôi giầy và bán cho người tiêu dùng với giá $250/đôi. Hỏi chuỗi hoạt động sản xuất này đóng góp vào GDP một lượng là bao nhiêu? (tính theo phương pháp sản phẩm cuối cùng)

Những điểm cần lưu ý (tiếp): 1.1. Khái niệm (tiếp) Những điểm cần lưu ý (tiếp): Được sản xuất ra: chỉ tính thời kỳ hiện tại. Không bao gồm những hàng hoá được sản xuất và đã giao dịch trong quá khứ (nhằm tránh tính nhiều lần). Trong phạm vi một nước: các sản phẩm trong phạm vi địa lý một nước, bất kể nhà sản xuất thuộc quốc tịch nước nào.

GNP = GDP + TN ròng từ tài sản ở nước ngoài Phân biệt GDP và GNP Tổng sản phẩm quốc dân (GNP: Gross National Product) là tổng thu nhập mà công dân của một nước tạo ra. GNP khác GDP ở chỗ, nó cộng thêm các khoản thu nhập mà công dân trong nước tạo ra ở nước ngoài và trừ đi các khoản thu nhập của người nước ngoài tạo ra trong nước GNP = GDP + TN ròng từ tài sản ở nước ngoài

GDP phản ánh hai mặt: Tổng thu nhập và Tổng chi tiêu Doanh thu (= GDP) Chi tiêu (= GDP) Thị trường hàng hoá, dịch vụ Bán hàng hoá, dịch vụ Mua hàng hoá, dịch vụ Doanh nghiệp Hộ gia đình Lao động, đất, tư bản Đầu vào sản xuất Thị trường các nhân tố sản xuất Tiền lương, địa tô, lợi nhuận (= GDP) Thu nhập (= GDP)

1.2. Các phương pháp tính GDP Tính GDP theo khía cạnh chi tiêu: Y = C + I + G + NX Y: GDP. C: Chi tiêu của các hộ gia đình. I: Đầu tư. Đầu tư cố định của các hãng: máy móc thiết bị, nhà xưởng. Đầu tư vào hàng tồn kho của các hãng. Chi mua nhà, xây dựng nhà ở mới của các hộ gđ

1.2. Các phương pháp tính GDP (tiếp) G: Chi tiêu của chính phủ. Chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ của các cấp chính quyền. Không tính các khoản chuyển giao thu nhập. NX: Xuất khẩu ròng = GT xuất khẩu – GT nhập khẩu.

1.2. Các phương pháp tính GDP (tiếp) Tính GDP theo khía cạnh thu nhập hoặc chi phí từ các yếu tố sản xuất Y = w + i + r +  + Dp + Te + w: tiền lương + r:chi phí thuê nhà, thuê đất i: chi phí thuê vốn : lợi nhuận trước thuế Dp: khấu hao TS cố định Te: Thuế gián thu

1.2. Các phương pháp tính GDP (tiếp) Tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng Y =  VAi =  (Giá trị tổng sản lượng ngµnh i – Tæng gi¸ trị của hàng hoá trung gian ngµnh i) Giá trị của hàng hoá trung gian gồm: những chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài được sử dụng hết 1 lần trong quá trình sản xuất  Khấu hao TS không được tính vào giá trị cuả hh trung gian

Ví dụ 2 Một người chăn nuôi bán 1 lượng da trị giá $1000 cho người thuộc da. Người thuộc da bán toàn bộ sản phẩm của mình cho nhà máy giầy da với giá $1600. Số da này làm được 10 đôi giầy và bán cho người tiêu dùng với giá $250/đôi. Hỏi chuỗi hoạt động sản xuất này đóng góp vào GDP một lượng là bao nhiêu? (tính theo phương pháp giá trị gia tăng)

1.3. GDP thực tế và GDP danh nghĩa GDP tăng từ năm này qua năm khác: Số lượng hàng hoá, dịch vụ được tạo ra nhiều hơn; hoặc/và Giá bán hàng hoá, dịch vụ cao hơn. Muốn tách hai ảnh hưởng này một cách riêng biệt  tính GDP thực tế.

1.3. GDP thực tế và GDP danh nghĩa (tiếp) Năm Giá thực phẩm Lượng thực phẩm Giá quần áo Lượng quần áo 2002 2003 2004 1 2 3 100 150 200 4 50 GDP danh nghĩa 1*100 + 2*50 = 200 2*150 + 3*100 = 600 3*200 + 4*150 = 1200 GDP thực tế (năm 2002 là năm gốc) 1*150 + 2*100 = 350 1*200 + 2*150 = 500 Chỉ số điều chỉnh GDP (200/200)*100 = 100 (600/350)*100 = 171 (1200/500)*100 = 240

1.3. GDP thực tế và GDP danh nghĩa (tiếp) GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành; GDP thực tế sử dụng giá cố định trong năm gốc. GDP thực tế phản ánh sự thay đổi của lượng. GDP thực tế phản ánh phúc lợi kinh tế tốt hơn. Khi nói đến tăng trưởng kinh tế là nói về GDP thực tế. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) phản ánh sự thay đổi của giá chứ không phải lượng.

1.4. GDP và phúc lợi kinh tế GDP và GDP bình quân đầu người được xem là chỉ tiêu tốt ®Ó phản ánh phúc lợi kinh tế. GDP cao (trong các yếu tố khác là không đổi) Mọi người có nhiều của cải hơn. Được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Được giáo dục tốt hơn.

Bảng xếp hạng GDP và GDP bình quân đầu người một số nước (năm 2005) Country GDP size GDP per capital GDP (millions of USD) Rank (out of 180 countries) ( USD) United State 12,485,725 1 42,000 8 Japan 4,571,314 2 35,757 14 China 2,224,811 4 1,709 110 Indonesia 276,004 26 1,283 117 Vietnam 50,900 59 618 143 Thailand 168,774 36 2,659 94 Luxembourg 34,184 64 80,288

1.4. GDP và phúc lợi kinh tế (tiếp) Tuy nhiên GDP không phải là một chỉ tiêu hoàn hảo vì nó không tính đến: Thời gian nghỉ ngơi. Các hoạt động xảy ra ngoài thị trường: Sản phẩm được tạo ra và tiêu dùng trong gđ Các công việc tình nguyện. Bỏ qua chất lượng môi trường. Không đề cập tới việc phân phối thu nhập.

1.5. Một số chỉ tiêu khác về thu nhập Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) Thu nhập quốc dân (NI) Thu nhập khả dụng (DI)

Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tổng sản phẩm và thu nhập GNP (theo giá thị trường) NPI Dp NX GDP G NNP Te I NI Td – TR C DI

1.6. Tăng trưởng kinh tế 1.6.1. Yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế 1.6.2. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam Năm Tốc độ tăng trưởng (%) 2001 6,89 2002 7,08 2003 7,34 2004 7,79 2005 8,43 2006 8,2 Nguồn: CIEM, Kinh tế Việt Nam 2005, p18

1.6.1. Yếu tố quyết định đến tăng trưởng KT Tăng trưởng kinh tế được phản ánh bằng sự tăng trưởng GDP thực tế. Điều này sẽ quyết định đến mức sống của các quốc gia. Tăng trưởng GDP thực chất được quyết định bởi năng suất lao động. Năng suất lao động được quyết định bởi những yếu tố sau: a. Tư bản hiện vật (tư bản): khối lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất dùng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

1.6.1. Yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế (tiếp) Yếu tố quyết định đến năng suất lao động (tiếp) Tư bản là nhân tố sản xuất được sản xuất ra. Nếu quá khứ bớt tiêu dùng để sản xuất ra nhiều tư bản thì có thể tăng năng suất lao động trong tương lai. b. Vốn nhân lực: kiến thức, kỹ năng mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm. Vốn nhân lực được tạo ra thông qua giáo dục, thư viện và thời gian nghiên cứu.

1.6.1. Yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế (tiếp) Yếu tố quyết định đến năng suất lao động (tiếp) c. Tài nguyên thiên nhiên: đây là yếu tố quan trọng nhưng không hẳn đã là quyết định d. Tri thức công nghệ: những kỹ thuật, bí quyết lµm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất. Chó ý: tri thức công nghệ phản ánh kiến thức chung của xã hội. Vốn nhân lực phản ánh mức độ lực lượng lao động nắm bắt những kiến thức đó.

Bảng so sánh năng suất lao động của một số nước tính theo GDP Country GDP(PPP) per hour (USD) Rank (out of 56 countries) Norway 39,7 1 United States 35,42 4 Japan 25,51 18 Thailand 6,06 46 South Korea 15,33 31 (Source: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_%28PPP%29_per_capita_per_hour)

1.6.2. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công a. Tầm quan trọng của tiết kiệm và đầu tư. Chính phủ có thể khuyến khích sự đánh đổi: hy sinh tiêu dùng hiện tại (tiết kiệm) để được tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai (bằng cách tích luỹ tư bản).

1.6.2. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công (tiếp) b. Đầu tư từ nước ngoài. Đây là một cú huých đối với nền kinh tế kém phát triển. Đầu tư  Tư bản  Tăng trưởng  Tăng tiết kiệm  Tăng đầu tư  Tăng trưởng. Đầu tư trực tiếp: thuộc quyền sở hữu và điều hành bởi một thực thể nước ngoài. Đầu tư gián tiếp: thuộc sở hữu nước ngoài nhưng do thực thể trong nước điều hành.

1.6.2. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công (tiếp) c. Giáo dục. Đây là hình thức đầu tư vào vốn nhân lực. Giáo dục có tác dụng dài hạn và hàm chứa những ngoại ứng tích cực. d. Quyền sở hữu và sự ổn định chính trị. e. Tự do hoá thương mại. f. Kiểm soát tốc độ tăng dân số. g. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, triển khai.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG MÔN KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG Hà Nội - 2008

2. Lạm phát 2.1. Tiền tệ 2.2. Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát 2.3. Tác hại của lạm phát 2.4. Điều chỉnh các biến kinh tế theo lạm phát

2.1. Tiền tệ Khái niệm: tiền là tất cả các loại tài sản trong nền kinh tế mà mọi người sử dụng để mua hàng hoá, dịch vụ của người khác. Như vậy, tiền sẽ bao gồm những loại tài sản thường được người bán chấp nhận

Chức năng của tiền: 2.1. Tiền tệ (tiếp) Phương tiện trao đổi: nó là trung gian để trao đổi với những hàng hoá khác. Đơn vị hạch toán: là thước đo và biểu hiện giá trị của những hàng hoá khác. Phương tiện cất trữ giá trị: để dành sức mua từ hiện tại tới tương lai. Tiền sẽ không được chấp nhận nếu nó không thể sử dụng trong tương lai.

Các loại tiền: 2.1. Tiền tệ (tiếp) Tiền hàng hoá: là loại tiền có một giá trị cố hữu  Có một giá trị sử dụng ngay cả khi nó không được dùng làm tiền. VD: vàng, thuốc lá… Tiền pháp định: là loại tiền không có giá trị cố hữu. Khi không được dùng để trao đổi, nó sẽ vô nghĩa. Pháp định: do pháp luật quy định và đảm bảo  có thể đạt được sự thừa nhận chung.

Đo lường khối lượng tiền tệ: 2.1. Tiền tệ (tiếp) Đo lường khối lượng tiền tệ: M1 Tiền mặt. Các loại tài khoản có thể viết séc. Tiền gửi không kỳ hạn Có tính thanh toán cao (dễ được chấp nhận); dễ quy đổi ra tiền mặt M2 M1. Tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi có kỳ hạn ngắn. … Có tính thanh toán thấp hơn nhưng cũng dễ quy đổi ra tiền mặt.

2.2. Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát Lạm phát (Inflation): là thuật ngữ dùng để mô tả sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát: là phần trăm thay đổi của mức giá so với thời kỳ trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI: Consumer Price Index): là chỉ tiêu phản ánh chi phí nói chung của một người tiêu dùng điển hình khi mua 1 rổ hàng hoá, dịch vụ cố định

2.2. Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát (tiếp) Bước 1. Điều tra, xác định giỏ hàng hoá cố định: 2 thực phẩm và 1 quần áo. Bước 2. Xác định giá của mỗi hàng hoá trong mỗi năm. Năm 2002 2003 2004 Giá thực phẩm 2 4 6 Giá quần áo 8 Bước 3. Tính chi phí của giỏ hàng hoá Năm 2002: 2*2 + 1*4 = 8 Năm 2003: 2*4 + 1*6 = 14 Năm 2004: 2*6 + 1*8 = 20 Bước 4. Chọn một năm làm năm gốc (2002) và tính CPI Năm 2002: (8/8)*100 = 100 Năm 2003: (14/8)*100 = 175 Năm 2004: (20/8)*100 = 250 Bước 5. Sử dụng CPI để tính tỷ lệ lạm phát Năm 2003: (175 - 100)/100 = 75% Năm 2004: (250 - 175)/175 = 43%

Một số lưu ý khi tính CPI Độ lệch thay thế Giá của các hàng hoá thay đổi nhanh, chậm khác nhau. Người tiêu dùng sẽ mua ít hàng hoá tăng giá nhanh và mua nhiều hàng hoá tăng giá chậm  tỷ trọng các hàng hoá trong giỏ đã thay đổi. Tuy nhiên CPI lại cố định tỷ trọng này chỉ số này thường ước tính quá cao mức giá sinh hoạt từ năm này sang năm khác.

Một số lưu ý khi tính CPI Sự xuất hiện của những hàng hoá mới Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Đồng tiền trở nên có giá trị hơn. CPI không tính được điều này và cũng không bao gồm các hàng hoá mới xuất hiện. Không tính được sự thay đổi của chất lượng Chất lượng của hàng hoá tăng/giảm  giá trị của đồng tiền tăng/giảm. CPI không tính được điều này.

Sự khác nhau giữa chỉ số điều chỉnh GDP và CPI Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá của mọi hàng hoá, dịch vụ được sản xuất trong nước trong khi CPI phản ánh giá của mọi hàng hoá, dịch vụ được người tiêu dùng mua. Ví dụ về thiết bị quân sự và hàng nhập khẩu. CPI dựa trên giỏ hàng hoá cố định trong khi nhóm hàng hoá, dịch vụ để tính chỉ số điều chỉnh GDP tự động thay đổi qua từng năm.

Phân loại lạm phát a) Phân loại theo mức độ lạm phát Lạm phát vừa phải (Mild Inflation) là lạm phát có tỷ lệ dưới 10%/năm. Lạm phát phi mã (Galloping Inflation) từ 10% đến 999%. Siêu lạm phát (Hyper Inflation) từ 1000% trở lên. b) Phân loại theo nguyên nhân gây lạm phát Lạm phát do cầu kéo (Demand pull Inflation). Lạm phát do chi phí đẩy (Cost push Inflation).

2.3. Tác hại của lạm phát Chi phí mòn giày (Shoeleather Cost). Mọi người sẽ phải đến ngân hàng thường xuyên hơn để liên tục gửi và rút tiền.  Thời gian và sự tiện lợi của mọi người sẽ phải hy sinh để giữ ít tiền. Chi phí thực đơn (Menu Cost). Lạm phát  các hãng sẽ liên tục phải thay đổi giá hàng hoá. Chi phí quyết định giá mới. Chi phí in bảng giá và catalogue mới.

2.3. Tác hại của lạm phát (tiếp) Chi phí gửi các tài liệu mới cho khách hàng. Chi phí quảng cáo giá mới. Chi phí giải thích giá mới với khách hàng. Sự biến động của giá tương đối và phân bổ sai các nguồn lực. Lạm phát  giá của các hàng hoá thay đổi khác nhau  giá tương đối của chúng thay đổi  quyết định của khách hàng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.

2.3. Tác hại của lạm phát (tiếp) Nhầm lẫn và bất tiện. Lạm phát  giá trị đồng tiền là khác nhau tại các thời điểm  việc tính toán một số chỉ tiêu (lợi nhuận) là phức tạp hơn. Nhà đầu tư khó phân biệt giữa doanh nghiệp hiệu quả và không. Thị trường tài chính khó phân bổ các nguồn lực.

2.3. Tác hại của lạm phát (tiếp) Những biến dạng của thuế do lạm phát gây ra. Năm 1980, mua 1 cổ phiếu: $10. Năm 2000, bán lại với giá: $50. Bị đánh thuế trên số tiền lãi: $40. Giả sử trong 20 năm này, mức lạm phát tăng gấp đôi. $10 (1980) tương đương $20 (2000)  số tiền lãi thực sự là $30  luật thuế không tính đến lạm phát  thổi phồng mức lãi  tăng gánh nặng thuế.

2.3. Tác hại của lạm phát (tiếp) Những biến dạng của thuế do lạm phát gây ra. Lạm phát cao  giảm động cơ tiết kiệm  giảm đầu tư. Nền kinh tế 1 (giá ổn định) Nền kinh tế 2 (lạm phát) Lãi suất thực tế Tỷ lệ lạm phát Lãi suất danh nghĩa Thuế suất (25%) Lãi suất danh nghĩa sau thuế Lãi suất thực tế sau thuế 4% 0% 1% 3% 8% 12% 9%

2.3. Tác hại của lạm phát (tiếp) Tái phân phối của cải một cách tuỳ tiện. Lạm phát bất ngờ, ngoài dự kiến  phân phối lại của cải giữa các thành viên không theo công lao và nhu cầu của họ. Nếu lạm phát cao ngoài dự kiến, người đi vay được lợi còn người cho vay chịu thiệt.

2.4. Điều chỉnh các biến số kinh tế theo lạm phát Quy các giá trị tiền tệ về cùng một thời điểm. Một người có thu nhập $80.000 vào 1931. CPI1931 = 15,2; CPI1999 = 166. Thu nhập tính theo giá 1999 = thunhập1931*(CPI1999/CPI1931) = 80.000*(166/15,2) = $873.648. Mức giá chung tăng 10,9 lần nên thu nhập cũng tăng tương đương 10,9 lần. Một số biện pháp của CP: trợ giá, tăng lương…

2.4. Điều chỉnh các biến số kinh tế theo lạm phát (tiếp) Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa. Lãi suất thực tế mới là cái thực sự được quan tâm. Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát Gửi 100 vào ngân hàng; lãi suất 10%/năm. Sau 1 năm, nhận được 110. Lạm phát 4%. Tức là 100 trong quá khứ tương đương 104 trong hiện tại. Phần lãi = 110 – 104 = 6. Lãi suất thực tế = 6/100 = 6% = 10% - 4%.

3. Thất nghiệp 3.1. Khái niệm và tác động của thất nghiệp 3.2. Đo lường các biến số về thất nghiệp 3.3. Các cách hiểu về thất nghiệp

3.1. Khái niệm và tác động của thất nghiệp Khái niệm: Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi 1 số người trong độ tuổi lao động mong muốn và có khả năng làm việc, rất tích cực tìm kiếm nhưng không tìm được việc làm (theo ILO) Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm những người muốn làm việc nhưng không có việc làm.

3.1. Khái niệm và tác động của thất nghiệp (tiếp) Tác động của thất nghiệp đối với cá nhân. Thất nghiệp được xem là biến cố khốn cùng trong cuộc đời. Mức sống thấp hơn trong hiện tại. Bất ổn trong tương lai. Lòng tự trọng bị tổn thương. Tác động đối với quốc gia. Thất nghiệp cao  GDP thấp  mức sống của người dân giảm.

3.1. Khái niệm và tác động của thất nghiệp (tiếp) Thất nghiệp cao  tiết kiêm thấp  đầu tư thấp  tăng trưởng kinh tế dài hạn thấp. Thất nghiệp cao  những người có việc làm phải san sẻ một phần thu nhập cho những người thất nghiệp  động cơ làm việc thấp. Thất nghiệp cao  sự bất ổn về chính trị và gia tăng các tệ nạn xã hội.

3.2. Đo lường các biến số về thất nghiệp Định kỳ, các cơ quan của chính phủ tiến hành điều tra và xếp những người từ 15 tuổi vào 1 trong 3 nhóm sau: Có việc làm: sử dụng hầu hết thời gian trong tuần để làm một công việc được trả lương. Thất nghiệp: những người muốn làm việc nhưng hiện thời chưa có việc làm. Không nằm trong lực lượng lao động: những người không thuộc hai nhóm trên (sinh viên dài hạn, người nghỉ hưu, người nội trợ…)

3.2. Đo lường các biến số về thất nghiệp (tiếp) Từ đó tính các chỉ số sau: Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp = (số người thất nghiệp/lực lượng lao động)*100%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = (lực lượng lao động/tổng số người lớn)*100%.

3.3. Các cách hiểu về thất nghiệp Thất nghiệp tự nhiên. Trong nền kinh tế luôn luôn có một số người thất nghiệp. Điều này là không tránh khỏi. Thất nghiệp tự nhiên là chỉ lượng thất nghiệp bình thường, cố hữu của một nền kinh tế.

3.3. Các cách hiểu về thất nghiệp (tiếp) Thất nghiệp chu kỳ: dùng để chỉ những biến động của thất nghiệp theo thời gian. Loại thất nghiệp này phụ thuộc vào sự lên hay xuống của chu kỳ kinh tế. Nền kinh tế suy thoái  các doanh nghiệp sa thải  tỷ lệ thất nghiệp tăng  thất nghiệp chu kỳ.

3.3. Các cách hiểu về thất nghiệp (tiếp) Thất nghiệp tạm thời: là tình trạng thất nghiệp do người công nhân cần có thời gian để tìm kiếm việc làm. Tìm việc làm đúng sở thích, kỹ năng. Sự chuyển dịch giữa các ngành nghề  người lao động cần có thời gian để thay đổi ngành nghề. Do khoảng cách về địa lý và thông tin  người lao động cần có thời gian để tìm việc làm ở những khu vực mới.

3.3. Các cách hiểu về thất nghiệp (tiếp) Thất nghiệp tự nguyện: là tình trạng thất nghiệp do người lao động từ chối một việc làm nào đó mà họ chưa thực sự ưng ý để tìm việc hài lòng hơn. Thất nghiệp không tự nguyện: là tình trạng thất nghiệp do người lao động muốn có công việc (bất kể việc gì) nhưng cũng không tìm được việc. (Thường liên quan đến lao động có kỹ năng thấp).

3.4. Các nguyên nhân gây ra thất nghiệp Luật tiền lương tối thiểu. Công đoàn. Công đoàn đòi hỏi mức lương cao hơn mức cân bằng  thất nghiệp. Lý thuyết tiền lương hiệu quả. Dựa trên lý thuyết này, doanh nghiệp trả lương cao hơn mức cân bằng  thất nghiệp. Sức khoẻ công nhân. Thù lao cao  sức khoẻ tốt  hiệu quả lao động cao.

3.4. Các nguyên nhân gây ra thất nghiệp (tiếp) Tốc độ thay thế công nhân. Lương cao  giảm tỷ lệ thay thế nhân công  doanh nghiệp ổn định hơn. Nỗ lực của công nhân. Lương cao  công nhân nỗ lực hơn Chất lượng công nhân. Do cạnh tranh, tiền lương cao  doanh nghiệp có thể thu hút những nhân công có chất lượng cao.

4. Tỷ giá hối đoái Khái niệm: tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền nước này tính bằng một đồng tiền nước khác. Nói cách khác, nó là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền khác nhau. Trong môn học này, tỷ giá được hiểu là số đơn vị ngoại tệ trên một đơn vị nội tệ. Nói: tỷ giá tăng  một nội tệ đổi được nhiều ngoại tệ hơn  nội tệ lên giá.

4. Tỷ giá hối đoái (tiếp) Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá thị trường của một đồng tiền tính bằng một đồng tiền khác. Tức là, tỷ lệ mà tại đó người ta đổi đồng tiền của quốc gia này lấy đồng tiền của quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ giá phản ánh tương quan sức mua giữa hai đồng tiền. Tỷ giá này có tính đến sự thay đổi giá cả hàng hoá (mức giá) giữa hai nước.

Tỷ giá hối đoái thực tế = (e x P)/P*. 4. Tỷ giá hối đoái (tiếp) Tỷ giá hối đoái thực tế = (e x P)/P*. e: tỷ giá danh nghĩa. P: mức giá trong nước (thường tính dựa trên CPI trong nước). P*: mức giá nước ngoài (thường tính dựa trên CPI nước ngoài). Tỷ giá hối đoái thực tế phản ánh số đơn vị hàng hoá nước ngoài đổi lấy một đơn vị hàng hóa trong nước.

4. Tỷ giá hối đoái (tiếp) e2006: 1 VND = 0,000062 USD. Năm 2000: CPI =100 ở cả hai nước. Năm 2006: CPIVN = 125. CPIUS = 109. Tỷ giá thực tế = (0,000062*125)/109 = 0,000071. Tỷ giá thực tế tăng  giá hàng trong nước đắt hơn giá hàng nước ngoài  người tiêu dùng trong và ngoài nước sẽ không ưa thích hàng trong nước  xuất khẩu ròng giảm.

Tác động của tỷ giá hối đoái: 4. Tỷ giá hối đoái (tiếp) Tác động của tỷ giá hối đoái: Tác động đến thương mại quốc tế. Tỷ giá giảm  cần ít ngoại tệ hơn để đổi 1 nội tệ  xuất khẩu tăng vì ngoại tệ thu được đổi ra được nhiều nội tệ hơn. Tác động đến đầu tư quốc tế. Tỷ giá giảm  cần ít ngoại tệ hơn để đổi 1 nội tệ  khuyến khích nhập khẩu tư bản vì sẽ có lợi hơn khi mang ít ngoại tệ vào trong nước để đổi được nhiều nội tệ  đầu tư sản xuất trong nước sẽ có lợi hơn.