Hạ Long – Cát Bà Sáng kiến Liên minh Bui Thi Thu Hien

Slides:



Advertisements
Similar presentations
Đánh giá Quốc gia có Hệ thống cho Việt Nam Các ư u tiên về Giảm nghèo, Phát triển Công bằng và Bền vững Ngày 5 tháng 4 n ă m 2016.
Advertisements

Giáo viên thực hiện: Lò Thị Nhung Đơn vị công tác: Trường THCS Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 7 Chương II: Môi trường đới ôn.
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY
Quản trị Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu
PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC
HANOI HANOI Restaurant – 24 September 2011 – 18-21h
BỘ Y TẾ VỤ TRANG THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH Y TẾ
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Bài giảng chúng tôi đã thực hiện tại VN
Báo cáo Cấu trúc đề thi PISA và Các dạng câu hỏi thi PISA
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO ĐỀ XƯỚNG CDIO
Rainforest Alliance đào tạo cho các nông trại trà ở Việt Nam
Qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã để lại nhiều bài học vô giá. Nổi bật trong đó là tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng. Hai truyền.
L/O/G/O NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Nguyễn Hữu Quy (MBA,CPA,APC)
1 ĐỒNG NAI ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG HIỆU QUẢ MÔ HÌNH KINH TẾ DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI NĂM 2017 Học viên: Nhóm 5 _ PP111.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
CHÍNH SÁCH VÀ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
Bài giảng e-Learning Bài giảng e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện.
Thực hiện các cuộc họp quan trọng
Khuôn khổ Pháp lý tạo điều kiện thành lập
ViÖn ChiÕn l­îc ph¸t triÓn
Sứ Mệnh GoCoast 2020 được thành lập bởi thống đốc Phil Bryant thông qua điều hành để phục vụ như là hội đồng cố vấn chính thức cho việc phân phối quỹ nhận.
QUẢN TRỊ THÀNH TÍCH Performance Management
Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội
Thực hiện cải thiện chất lượng
Giới thiệu chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
KHAI PHÁ DỮ LIỆU (DATA MINING)
VÀ CÁC CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ
Tổ chức The Natural Step và IKEA
THAM VẤN TÂM LÝ Bài Giới Thiệu.
NHẬP MÔN VỀ KỸ THUẬT.
BÁO CÁO DỰ ÁN CIBOLA Đo lường mức độ hiệu quả của Media
KHÓA TẬP HUẤN CÔNG BẰNG GIỚI VÀ CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cầu bầu
WELCOME TO MY PRESENTATION
Module 6 – Managing for Sustainability
Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DO VI RÚT ZIKA 1
Thương mại điện tử HÀ VĂN SANG.
XÂY DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH THÔNG QUA CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH
MKTNH Version 3 Giảng viên: ThS. Thái Thị Kim Oanh
Bài 2: Từ tiêu chuẩn sức khoẻ tới nơi làm việc lành mạnh
DI SẢN THẾ GIỚI WORLD HERITAGE CỔ THÀNH HUẾ VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH HẢI QUAN KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NỘI DUNG TẬP HUẤN 1-Giới thiệu về 5 modun – dạy học dự án
Quản lý con người Quản lý người làm việc như những cá nhân và theo nhóm.
KỸ NĂNG HỌC TẬP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ThS. NGUYỄN HOÀNG SINH
Giới Thiệu Tiêu Đề I.
NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG QL VỐN NN TẠI CÁC DNNN
Trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp ở diện rộng
NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn.
QUYỀN LỰC VÀ MÂU THUẪN TRONG NHÓM
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU MARKETING
Chương 2 Căn bản về Cung và Cầu 1.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Liên minh Hạ Long – Cát Bà
QUẢN TRỊ TÍNH ĐA DẠNG THÔNG QUA NHIỀU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Kế hoạch Quản lý Hóa chất & Tích hợp vào Quy trình Nhà máy và Quản lý
HƯỚNG DẪN MÃ HÓA BỆNH TẬT, TỬ VONG THEO ICD - 10
Giảng viên: Lương Tuấn Anh
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
HỌC PHẦN: CÀI ĐẶT VÀ BẢO TRÌ
Chương 8 NHỮNG VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ CƠ BẢN TRONG THỰC THI CHIẾN LƯỢC
KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG
Presentation transcript:

Hạ Long – Cát Bà Sáng kiến Liên minh Bui Thi Thu Hien Marine and Coastal Program IUCN Viet Nam

Liên minh Hạ Long – Cát Bà Góp phần vào công tác bảo tồn tính toàn vẹn tự nhiên của Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà – khu vực có tầm quan trọng quốc tế này, Liên minh Hạ Long – Cát Bà được thành lập nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương, từ đó thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và bảo vệ cho Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà. Góp phần vào công tác bảo tồn tính toàn vẹn tự nhiên của Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà – khu vực có tầm quan trọng quốc tế này, Liên minh Hạ Long – Cát Bà được thành lập nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương, từ đó thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và bảo vệ cho Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, những dự án đã từng triển khai tại khu vực Hạ Long – Cát Bà vẫn gặp khó khăn trong việc đạt được các tác động lâu dài hoặc và thiếu những biện pháp bền vững góp phần cải thiện môi trường Vịnh Hạ Long – Cát Bà. Những dự án này thường mang tính ngắn hạn do đó không thể đem lại lợi ích lâu dài cho khu vực. Bên cạnh đó, tuy các dự án đã xác định được những đối tượng gây ô nhiễm chính, song không cung cấp bất kỳ một điều tra chuyên sâu hay phân tích định lượng nào cả. Nhằm khắc phục các hạn chế trước đây, Liên minh Hạ Long- Cát Bà đã thực hiện một biện pháp mang tính bền vững lâu dài bằng cách hình thành một Liên minh giữa các bên liên quan và vẫn tiếp tục hoạt động sau khi dự án do Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa kỳ - USAID tài trợ chấm dứt. Việc thành lập và vận hành một mô hình như thế này được kỳ vọng sẽ thống nhất và thúc đẩy các bên có liên quan tại địa phương thực hiện các chiến lược nhằm tiếp tục duy trì bảo tồn tính nguyên vẹn của khu vực này.

IUCN - Hợp phần liên kết với Doanh nghiệp Xây dựng một Ủy ban Lãnh đạo Liên minh cấp cao Ủy ban này sẽ xây dựng tầm nhìn và tư vấn về kế hoạch hành động cho Liên minh. Nâng cao nhận thức về thực trạng môi trường thông qua các hoạt động liên kết với truyền thông, Áp dụng một bộ tiêu chuẩn chứng nhận xanh cho các công ty du thuyền hoạt động qua đêm trên các Vịnh Cải thiện chất lượng nước ở Hạ Long – Cát Bà Tư vấn kỹ thuật cho các báo cáo trình lên UNESCO. Xây dựng một Ủy ban Lãnh đạo Liên minh cấp cao Ủy ban này sẽ xây dựng tầm nhìn và tư vấn về kế hoạch hành động cho Liên minh. Nâng cao nhận thức về thực trạng môi trường thông qua các hoạt động liên kết với truyền thông, Áp dụng một bộ tiêu chuẩn chứng nhận xanh cho các công ty du thuyền hoạt động qua đêm trên các Vịnh Cải thiện chất lượng nước ở Hạ Long – Cát Bà Tư vấn kỹ thuật cho các báo cáo trình lên UNESCO.

MCD - Hợp phần liên kết với Cộng đồng Kêu gọi sự tham gia của các bên liên quan tại Hạ Long Hỗ trợ người dân địa phương thực hiện các thực hành nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường; Xây dựng cơ sở hỗ trợ cho các đối tác tại địa phương tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động bảo vệ môi trường Hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ ở địa phương tham gia sâu rộng hơn vào các vấn đề môi trường.

Có thể cân bằng giữa Bảo tồn và Phát triển? Ha Long Bay WHS Có thể cân bằng giữa Bảo tồn và Phát triển? Liệu chúng ta có thể cân bằng giữa phát triển và bảo tồn hay không? Câu trả lời là Có: tuy nhiên chúng ta sẽ cần sự hỗ trợ của các nhà quản lý, chính sách, có sự hậu thuẫn của các cấp lãnh đạo và chính sách của nhà nước. Có sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng. Đồng thời chúng ta cần thời gian, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.

Các hoạt động và các Vấn đề chính sách (1) Hội thảo tham vấn với các doanh nghiệp du thuyền và du lịch trên Vịnh Hạ Long (Tháng 7/ 2014) (2) Hành trình báo chí – Đối tác công tư trong lĩnh vực môi trường (Tháng 12/2014) (3) Phân tích hiện trạng chất lượng nước Vịnh Hạ Long (Tháng 7/2014 – Tháng 3/2015) (4) Phân tích một số thông tin phản hồi của Trip Advisor (Tháng 4 /2015) (5) Cuộc họp lần thứ nhất của Lãnh đạo Liên minh - Biên bản ghi nhớ (Tháng 5/2015)

(1) Hội thảo tham vấn với doanh nghiệp du lịch – du thuyền Mong muốn có chương trình Chứng chỉ xanh Doanh nghiệp e ngại khi đầu tư nguồn vốn lớn cho các du thuyền du thuyền khi mà chính sách của chính phủ chưa được ổn định Cần phải có sự minh bạch trong việc thu phí của Vịnh Hạ Long và một phần của phí này nên đầu tư vào lĩnh vực quản lý môi trường; Quy định chặt chẽ nên được kết hợp với nâng cao nhận thức môi trường để các doanh nghiệp/công ty hiểu được lý do tại sao những thay đổi này là cần thiết; và các quy định mới sẽ được áp dụng từ từ không đột ngột Địa phương có thể hỗ trợ công tác giảm thiểu ô nhiễm nước bao gồm: phân vùng lại để cho phép tàu thuyền một khu vực rộng lớn hơn và hoặc thuê các công ty bên thứ ba để thu nước thải. Mong muốn có chương trình Chứng chỉ xanh Doanh nghiệp e ngại khi đầu tư nguồn vốn lớn cho các du thuyền du thuyền khi mà chính sách của chính phủ chưa được ổn định Cần phải có sự minh bạch trong việc thu phí của Vịnh Hạ Long và một phần của phí này nên đầu tư vào lĩnh vực quản lý môi trường; Quy định chặt chẽ nên được kết hợp với nâng cao nhận thức môi trường để các doanh nghiệp/công ty hiểu được lý do tại sao những thay đổi này là cần thiết; và các quy định mới sẽ được áp dụng từ từ không đột ngột Địa phương có thể hỗ trợ công tác giảm thiểu ô nhiễm nước bao gồm: phân vùng lại để cho phép tàu thuyền một khu vực rộng lớn hơn và hoặc thuê các công ty bên thứ ba để thu nước thải.

(2) Hành trình báo chí – hợp tác công tư trong lĩnh vực môi trường - PPP IUCN nhận thức được vai trò quan trọng của truyền thông trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng, đồng thời nâng cao nhận thức của họ trong công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong khuôn khổ Sáng kiến HLBA, truyền thông sẽ góp phần tích cực thúc đẩy các mô hình hợp tác bảo vệ môi trường có sự tham gia của nhà nước và doanh nghiệp tại khu vực Hạ Long – Cát Bà. 18-20 tháng 12/2014, IUCN phối hợp với Phòng thương mại Việt Nam – VCCI, Văn phòng Phát triển bền vững tổ chức đối thoại về Giải pháp nào cho hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường? kết hợp với hành trình báo chí với sự tham gia của đại diện các ban ngành liên quan và các cơ quan truyền thông, trong đó trình bày một số phương thức về PPP trên thế giới và Việt Nam, rào cản nào trong việc thực hiện PPP tại Việt Nam trong lĩnh vực môi trường. Đây sẽ là cơ hội cho các bên liên quan đặc biệt là các nhà báo tham luận trực tiếp với đại diện của các cơ quan nhà nước về những khó khăn và rào cản và đâu là giải pháp khả thi trong việc thực hiện PPP trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam. Hiện tại có hơn 500 tàu du lịch đăng ký hoạt động trên vịnh Hạ Long và lượng xả thải rất lớn. Theo quy định các tàu phải có trang thải bị xử lý và lưu trữ rác thải, sau đó mang về bờ xử lý nhưng hiện tại chưa có một công ty nào cung cấp dịch vụ xử lý rác và nước thải cho các tàu du lịch. Thực chất đây là dịch vụ công, và dịch vụ công làm để có lợi nhuận thì rất khó. Cơ chế chính sách hỗ trợ chưa có nên không doanh nghiệp nào muốn tham gia.

Các đánh giá của các bên tham gia Hành trình Báo chí Đại diện của cấp lãnh đạo: “…Với PPP trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là ở Hạ Long thì tôi nhận thấy có sự đồng thuận giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân để đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng quan trọng nhất vẫn là khung chính sách, cơ chế để giám sát và khuyến khích bảo vệ môi trường, không chỉ trông chờ vào sự tự nguyện mà phải có sự quản lý… … Tôi cũng hoàn toàn đồng ý phải có sự tham gia tích cực của các nhà khoa học. Chúng ta đã có cơ chế dịch vụ chi trả môi trường rừng thì cũng có thể áp dụng quỹ này cho bảo vệ môi trường Vịnh ….” Với PPP trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là ở Hạ Long thì tôi nhận thấy có sự đồng thuận giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân để đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng quan trọng nhất vẫn là khung chính sách, cơ chế để giám sát và khuyến khích bảo vệ môi trường, không chỉ trông chờ vào sự tự nguyện mà phải có sự quản lý… Tôi cũng hoàn toàn đồng ý phải có sự tham gia tích cực của các nhà khoa học. Chúng ta đã có cơ chế dịch vụ chi trả môi trường rừng thì cũng có thể áp dụng quỹ này cho bảo vệ môi trường Vịnh ….”

Đại diện của nhà quản lý “… Nếu muốn nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia thì nhà nước phải có cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể. Chứ không chỉ đặt ra tiêu chí mà không có hỗ trợ. Đây là “vết xe đổ” của chính sách xã hội hóa. “… PPP sẽ tốn rất nhiều thời gian để thương thảo hợp đồng và khả năng của cơ quan nhà nước có thẩm định được công nghệ đó không. Cốt lõi của PPP là hợp đồng, ràng buộc trách nhiệm, chia sẻ rủi ro và tính minh bạch….” PPP khác với tư nhân hóa, có nghĩa là nhà nước đồng hành cùng hợp tác với tư nhân để cung cấp một dịch vụ cụ thể. Hiện tại nhà nước phải làm rất nhiều dịch vụ công với khả năng sinh lời thấp. Nếu muốn nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia thì nhà nước phải có cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể. Chứ không chỉ đặt ra tiêu chí mà không có hỗ trợ. Đây là “vết xe đổ” của chính sách xã hội hóa. PPP sẽ tốn rất nhiều thời gian để thương thảo hợp đồng và khả năng của cơ quan nhà nước có thẩm định được công nghệ đó không.Cốt lõi của PPP là hợp đồng, ràng buộc trách nhiệm và chia sẻ rủi ro….”

Đại diện của nhà báo: Hiểu sâu hơn về PPP về những mặt mạnh, yếu, những khó khăn trong việc triển khai, những mong chờ một cơ chế chính sách hiệu quả cũng như sự đồng thuận và sẵn sàng tham gia từ phía cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân….” “…PPP tuy không phải là mới, nhưng chưa từng được áp dụng vào bảo vệ môi trường. Khó khăn thường xuyên của chúng ta là cơ chế và pháp lý, và chúng ta phải có một cơ chế như thế nào để Nhà nước, nhà đầu tư tư nhân, nhà khoa học và công đồng có thể gặp nhau và cùng hưởng lợi từ mô hình này. “…Phía doanh nghiệp mà chúng ta tiếp xúc đã rất sẵn sàng tham gia nhưng chưa có cơ chế cho họ. “…Các doanh nghiệp đã nhận thức rõ việc cùng tham gia bảo vệ môi trường và ý thức của người dân về vấn đề này cũng đã được cải thiện rõ rệt….” Đại diện của nhà báo: Cơ hội tốt cho những người làm báo chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về PPP và có thể nhận diện những mặt mạnh, yếu của mô hình PPP, những khó khăn trong việc triển khai, những mong chờ một cơ chế chính sách hiệu quả cũng như sự đồng thuận và sẵn sàng tham gia từ phía cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân….” “…Chuyến đi này đã cung cấp được cho chúng tôi những thông tin nền về mô hình PPP. Tuy không phải là mới, nhưng chưa từng được áp dụng vào bảo vệ môi trường. Một cái khó khăn thường xuyên của chúng ta là cơ chế và pháp lý, và chúng ta phải có một cơ chế như thế nào để Nhà nước, nhà đầu tư tư nhân, nhà khoa học và công đồng có thể gặp nhau và cùng hưởng lợi từ mô hình này. Phía doanh nghiệp mà chúng ta tiếp xúc đã rất sẵn sàng tham gia nhưng chưa có cơ chế cho họ. Hy vọng sớm nhìn thấy sự áp dụng của PPP trong lĩnh vực bảo vệ mội trường trên khắp các vùng miền…”

Đại diện của doanh nghiệp: “…Cả chuyến đi tôi học được một điều: phải ký hợp đồng kinh tế khi làm PPP, nhưng việc đó bất khả thi vì chính quyền địa phương không ký hợp đồng mà chỉ định thầu. Nếu làm kiểu này doanh nghiệp lãnh đủ. Tôi mong chờ PPP phải khác để làm sao doanh nghiệp phải có lợi. Chắc phải chờ nghị định chính phủ rồi mới quyết định tham gia hay không?...” Đại diện của doanh nghiệp: “…Cả chuyến đi tôi học được một điều: phải ký hợp đồng kinh tế khi làm PPP, nhưng việc đó bất khả thi vì chính quyền địa phương không ký hợp đồng mà chỉ định thầu. Nếu làm kiểu này doanh nghiệp lãnh đủ. Tôi mong chờ PPP phải khác để làm sao doanh nghiệp phải có lợi. Chắc phải chờ nghị định chính phủ rồi mới quyết định tham gia hay không?...” Điều mới mẻ mà qua chuyến hành trình báo chí này đó là các chủ doanh nghiệp đã nhận thức rõ việc cùng tham gia bảo vệ môi trường và ý thức của người dân về vấn đề này cũng đã được cải thiện rõ rệt Các doanh nghiệp đã nhận thức rõ việc cùng tham gia bảo vệ môi trường và ý thức của người dân về vấn đề này cũng đã được cải thiện rõ rệt….”

Đại diện du khách - Tạp chí Khám phá Hạ Long “…Với tư cách là một người nước ngoài đã rất hạnh phúc được tham gia hành trình này… bởi vì nhiều người nước ngoài nghĩ rằng người Việt Nam không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và không quan tâm đến bảo vệ Vịnh Hạ Long...” Đại diện du khách - Tạp chí Khám phá Hạ Long “…Rất cám ơn đã mời tôi tham gia chuyến đi này. Được tham gia cùng các anh/chị thảo luận về cách làm thế nào để bảo tồn môi trường của vịnh Hạ Long, tôi, với tư cách là một người nước ngoài đã rất hạnh phúc. Bởi vì nhiều người nước ngoài nghĩ rằng người Việt Nam không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và không quan tâm đến bảo vệ vịnh Hạ Long. Thấy các anh/chị hào hứng, sôi nổi bàn luận, tôi càng cảm thấy mình phải làm tốt công việc của mình hơn nữa….”

(3) Phân tích hiện trạng chất lượng nước Vịnh Hạ Long Nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát 208 đối tượng cung cấp thông tin: 49 quản lý cơ sở lưu trú, 16 chủ nhà hàng, 29 doanh nghiệp tàu và 114 thuyền trưởng. Nội dung khảo sát tập trung vào 3 vấn đề chính: Nhận thức về chất lượng nước Vịnh Hạ Long; Các tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường nước của Vịnh; Mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu : Phân tích hiện trạng chất lượng nước Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam  Đây là một nghiên cứu xã hội học từ góc nhìn của các doanh nghiệp du lịch Cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được áp dụng trong nghiên cứu này để thu thập dữ liệu và viết báo cáo cuối cùng. Nghiên cứu định tính bao gồm rà soát tài liệu, các cuộc họp tham vấn với cán bộ dự án và các bên liên quan tại Hà Nội, phỏng vấn sâu với các bên liên quan ở cấp tỉnh và điều tra thí điểm vào tháng 7 năm 2014. Các kết quả nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm nâng cao chất lượng của khảo sát định lượng được tiến hành trong 5 ngày vào tháng 12 năm 2014, sau khi Dự án đã được UBND tỉnh Quảng Ninh chính thức phê duyệt. Nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát 208 đối tượng cung cấp thông tin, trong đó có 49 quản lý cơ sở lưu trú, 16 chủ nhà hàng, 29 doanh nghiệp tàu và 114 thuyền trưởng. Nội dung khảo sát tập trung vào 3 vấn đề chính: 1) nhận thức về chất lượng nước Vịnh Hạ Long; 2) các tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường nước của Vịnh; và 3) mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực du lịch.

Quan sát hiện trạng chất lượng nước Về chất lượng nước hiện tại, phần đông những người được hỏi (63%) cho biết nhận thấy gần đây nước có dấu hiệu bị ô nhiễm, trong khi 30,8% trả lời chất lượng nước tại Vịnh Hạ Long hiện thời rất tốt. Chỉ một số ít người được hỏi nhận thấy rằng nước bị ô nhiễm nặng (5,8%) hoặc rất tốt (0,5%). Hình 3 cũng cho thấy bốn nhóm trả lời đều có cùng một xu hướng trả lời nhất quán, trong đó chỉ nhóm thuyền trưởng có một vài khác biệt: đây là nhóm có nhiều người thấy nước có dấu hiệu bị ô nhiễm nhất. Trao đổi với các công ty tour du lịch cho thấy tình trạng ô nhiễm nước khiến một số khách du lịch không thể bơi tại những địa điểm neo đậu được định sẵn. Chính quyền địa phương giải thích vì lý do an toàn nên không thể cho phép khách du lịch tới bơi tại các địa điểm chưa được duyệt (và do đó những điểm này có thể sạch hơn).

Khu vực ô nhiễm 21% Bai Chay coastal area 14% Bai Chay habour 7% Thien Cung - Dau Go caves Amazing cave 5% Three caves Fishing village 4% Titop 3% Luon cave 2% Cai Lan Industrial Area Doan habour 30% Other areas Để xác định những khu vực bị ô nhiễm, những người trả lời được yêu cầu nêu tên và chỉ ra trên bản đồ ba địa điểm họ cho rằng bị ô nhiễm nặng nhất. Theo kết quả khảo sát, 21% những người trả lời chọn khu vực ven biển Bãi Cháy, tiếp đến là cảng Bãi Cháy với 14%, các động Thiên Cung - Đầu Gỗ (7%) và động Sửng Sốt(7%). Những khu vực này đã được khoanh tròn đỏ trong Hình 5 dưới đây. Các nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm Kết quả khảo sát về nguyên nhân ô nhiễm cho thấy theo những người được hỏi, “cư dân trên làng nổi” (43%), “mỏ than” (38%) và “các hoạt động du lịch trên các đảo/ hang động” (35%) là ba nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm tại Vịnh Hạ Long. Một số ít được hỏi cho rằng nguyên ngân do “các hoạt động đánh bắt cá” và “các tàu thuyền du lịch” (lần lượt là 13% và 22%).

Mức độ sẵn sàng tham gia vào Liên minh Hạ Long – Cát Bà Hình trên cho thấy rằng hầu hết các chủ tàu, các quản lý cơ sở lưu trú và chủ nhà hàng sẵn sàng tham gia vào Liên minh giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp du lịch để cải thiện chất lượng môi trường của Vịnh. 77% đối tượng khảo sát cho biết họ có khả năng sẽ tham gia vào các liên minh, 12% bày tỏ mức độ sẵn sàng cao, trong khi 11% còn lại không quan tâm hoặc khó có khả năng tham gia. Trong số ba nhóm, chủ tàu là sẵn sàng tham gia vào Liên minh nhất (93%), tiếp theo là các chủ nhà hàng (87%) và quản lý cơ sở lưu trú (86%).

Đóng góp vào các hoạt động cải thiện chất lượng nước Hình trên cho thấy phần lớn các doanh nghiệp du lịch (89%) đều sẵn sàng đóng góp vào việc cải thiện chất lượng nước tại Vịnh Hạ Long bằng cách khuyến khích cán bộ công nhân viên của mình tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường – hầu như không có khác biệt giữa ba nhóm này. 30% số người được phỏng vấn trả lời một cách tích cực về việc sẽ tham gia vào chương trình chứng nhận môi trường – với tỉ lệ cao nhất ở nhóm chủ nhà hàng (50%). 16% người trả lời sẵn sàng quyên góp ủng hộ cho Quỹ bảo vệ môi trường. Họ hi vọng rằng nếu quỹ này được thành lập thì có thể giúp cải thiện chất lượng nước và môi trường của Vịnh Hạ Long, và nhóm chủ nhà hàng cũng có tỉ lệ trả lời cao hơn với 25%.

Đánh giá kết quả phân tích Hơn 50% số người được hỏi khẳng định rằng chất lượng nước tốt hơn so với 5 năm trước đây, Nước bị ô nhiễm là “rác nổi trên mặt nước” (63,5%), tiếp theo là “sự thay đổi màu nước” (33,7%). Mặc dù thiết bị lọc/tách dầu đã được lắp đặt trên các tàu du lịch, tuy nhiên máy chỉ được sử dụng khi có sự thanh kiểm tra của Sở Giao thông Vận tải. Năng lực xử lý rác thải hiện tại chỉ đủ đáp ứng 40% tổng số chất thải tại thành phố Hạ Long. Các loại nước thải (nước la canh, nước thải sinh hoạt) từ các tàu du lịch được thải trực tiếp ra Vịnh. Các yếu tố chính cản trở sự tham gia vào Liên minh của các doanh nghiệp du lịch bao gồm: lo ngại về vốn đầu tư (52% tổng số người được hỏi), hạn chế nguồn lực (44%) và hạn chế thời gian (36%). Phản hồi của các công ty/doanh nghiệp du lịch, du thuyền lớn, sở hữu hơn nửa số lượng thuyền trên vịnh, cho thấy mặc dù những công ty/ doanh nghiệp này rất muốn bỏ tiền đầu tư vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm tiên tiến, họ lưỡng lự không muốn đầu tư chi phí lớn khi cảm thấy cơ chế chính sách không minh bạch và khó đoán định. Cụ thể là sự cần thiết phải có một môi trường chính sách ổn định và phù hợp trước khi doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư lớn. Bên cạnh việc xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, nhà nước cần phải chủ động hơn nữa trong quá trình thực thi các chính sách, nhằm đảm bảo sự tuân thủ và xây dựng một thị trường tin cậy cho các công ty/doanh nghiệp hoạt động Các công ty/doanh nghiệp du thuyền cần chính phủ thiết lập và thực thi quy chế yêu cầu tất cả các thuyền trang bị và vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nếu không có sự đảm bảo này, các công ty không tin rằng sự đầu tư của họ sẽ mang lại hiệu quả trong việc giảm ô nhiễm nước. Như vậy chúng ta có thể thấy vấn đề về tài chính cũng như công nghệ không phải là những rào cản chính đối với việc cải thiện môi trường Vịnh Hạ Long, mà thực chất của vấn đề liên quan đến quá trình đưa ra quyết định của các cơ quan nhà nước.

(4) Phân tích đánh giá trải nghiệm của du khách theo Trip Advisor Khoảng 35% du khách bày tỏ quan ngại và than phiền về trải nghiệm tại Vịnh Hạ Long Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long đang bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường. Sự phát triển của công nghiệp và du lịch ở khu vực này làm tích tụ rác thải rắn và các chất gây ô nhiễm nước. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái mà còn có tác động tiêu cực đến trải nghiệm của du khách đối với một khu vực vốn chủ yếu dựa vào du lịch để phát triển (như được phản ánh trong các đánh giá trên TripAdvisor). Từ năm 2005 đến năm 2014, lượng khách quốc tế đến Vịnh tăng hơn gấp đôi từ 1,4 triệu lên xấp xỉ 2,6 triệu (Sở VHTTDL, 2014). Mặc dù các tác động của du lịch đối với môi trường đã nhận được nhiều sự quan tâm (IUCN 2014; JICA 2013; Vietnamplus 2012), nhưng vẫn chưa có bất kỳ một cuộc khảo sát cũng như phân loại các nguồn xả thải chính như: các doanh nghiệp tàu du lịch, cơ sở lưu trú và các nhà hàng trên bờ. Hơn thế, hiện có vẫn thiếu một phân tích toàn diện về các loại chất thải khác nhau – chất thải rắn và chất thải lỏng – và ảnh hưởng của chúng tới chất lượng môi trường nước tại Vịnh Hạ Long. *Dựa vào khoảng 3,444 nhận xét từ Trip Advisor (12 /2005 –3/2015)

Bảng tóm tắt đánh giá của du khách từ 3/2014 – 3/2015* ) DATE NATIONALITY DAYS SCENERY CRUISE OVERCROWDING POLLUTION RETURN OVERALL Mar-14 USA NA beautiful yes 4 Australia 3 5 Apr-14 Canada good no Finland poor May-14 New Zealand Jun-14 Barbados 2 Malaysia Jul-14 Dubai excellent Vietnam Aug-14 Belgium Sep-14 Oct-14 UK Turkey Nov-14 fine 1 Dec-14 India Jan-15 Ireland Feb-15 Mar-15 * Khoảng 1,000 nhận xét trong thòi gian 1 năm. Lấy ngẫu nhiên 2 ý kiến/tháng * Khoảng 1,000 đánh giá trong thời gian 1 năm. Lấy ngẫu nhiên 2 đánh giá/tháng

Kết luận dựa vào Bảng tóm tắt đánh giá của du khách từ 3/2014 – 3/2015 Tất cả các đánh giá đều đồng ý với cảnh quan là tuyệt vời Mặc dù một số đánh giá nói rằng Vịnh Hạ long là Tuyệt vời nhưng vẫn có nhận xét về vấn đề ô nhiễm và quá đông Trong 26 đánh giá, 19 nêu vấn đề về ô nhiễm (73%) và 12 (46%) đề cập đến việc quá đông đúc Rất nhiều đánh giá tuyên bố họ không muốn quay trở lại thăm Vịnh Hạ Long (19%) so với 15% muốn trở lại; Tất cả các đánh giá đều đồng ý với cảnh quan là tuyệt vời Mặc dù một số đánh giá nói rằng Vịnh Hạ long là Tuyệt vời nhưng vẫn có nhận xét về vấn đề ô nhiễm và quá đông Trong 26 đánh giá, 19 nêu vấn đề về ô nhiễm (73%) và 12 (46%) đề cập đến việc quá đông đúc Rất nhiều đánh giá tuyên bố họ không muốn quay trở lại thăm Vịnh Hạ Long (19%) so với 15% muốn trở lại; Quy chế môi trường nghiêm ngặt hơn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng. Nhìn thoáng qua trên website TripAdvisor, nơi nhận được thông tin bình luận về vịnh mỗi ngày, có thể thấy trong khi hầu hết khách du lịch ấn tượng với vẻ đẹp tự nhiên, Rất nhiều người thất vọng bởi chất lượng nước bẩn và rác thải rắn có thể nhìn thấy rõ. Nếu ô nhiễm nước không giảm xuống, vịnh có thể bị mang tiếng là một nơi du khách không nên đến, và điều này không chỉ là mối đe dọa đối với các công ty du lịch mà còn đối với cả 10 triệu đô la Mỹ tiền phí tham quan du lịch mà năm 2014 Vịnh thu được. 

Tóm tắt những phàn nàn chính trong 3/2015 (*) Tôi đã kỳ vọng nhiều vào chuyến thăm quan Vịnh Hạ Long. Tôi không biết rác là một vấn đề. Khi tàu du lịch của chúng tôi dừng lại để du khách bơi và chèo thuyền, chúng tôi thấy nước không sạch. Tôi cảm thấy không được vệ sinh khi bơi trong dòng nước đó. Rác cuốn theo từng đợt sóng; một đám rác đã trôi tới gần khi chúng tôi đang bơi. Một du khách đã thử bơi và sau đó đã phải hối hận. Chúng tôi nghe thấy các du khách hỏi thủy thủ đoàn rằng làm sao họ có thể bơi trong đó được. Quả thật những hòn đảo trông thật tuyệt vời và nếu không có các đám rác thải thì phong cảnh thật đáng kinh ngạc. Song làm sao có thể không thấy chúng được? Khó có thể chấp nhận được khi mà bạn phải trả hàng nghìn đô cho một trải nghiệm như vậy. (Đánh giá trên TripAdvisor, tháng 03 năm 2015). Nếu các công ty/doanh nghiệp và chính quyền địa phương có thể hợp tác để giảm ô nhiễm và cải thiện trải nghiệm cho du khách, các khách du lịch sẽ có xu hướng dành thêm thời gian và trả thêm tiền khi tới nơi đây. Phản hồi của TripAdvisor đưa ra khuyến nghị nên tổ chức các chuyến du thuyền 3 ngày/2 đêm để đưa khách du lịch đi đến những điểm xa hơn và sạch hơn của vịnh. Các bình luận cũng ủng hộ nhiều hơn cho các công ty/doanh nghiệp nên đầu tư du thuyền và tour có chất lượng tốt hơn. Sự đồng thuận có thể thấy là khách du lịch sẽ trả tiền nhiều hơn cho một tour chất lượng cao. Việc chuyển đổi từ số lượng sang chất lượng sẽ có tiềm năng nâng cao doanh thu, giảm ô nhiễm và cải thiện tiếng tăm quốc tế về vịnh. Dựa vào 83 đánh giá trong tháng 3/2015 (TripAdvisor). (Các than phiền bao gồm cả lừa đảo, các tour du lịch không thú vị và vấn đề an toàn trên tàu)

Cơ cấu Liên minh Hạ Long – Cát Bà Các thành viên Liên minh Nhóm hành động/ Các hợp phần Nhóm lãnh đạo (~10 thành viên) Ủy ban Lãnh đạo Hợp phần liên kết cộng đồng(MCD) Các hoạt động liên quan Hợp phần liên kết doanh nghiệp (IUCN) Các nhóm khác Ban thư ký Thông qua các hoạt động vừa rồi, chúng tôi mong muốn các cấp lãnh đạo, quản lý nên nhìn nhận doanh nghiệp là những đối tác có thể đóng góp hiệu quả vào quá trình xây dựng chính sách, đem lại lợi ích cả về môi trường và hiệu quả kinh tế. Đây chính là mô hình quản trị nhà nước cần được cải thiện mà Sáng kiến Liên minh Vịnh Hạ Long – Cát Bà đang hướng tới.

Như cựu Đại sứ Mỹ David Shear từng nói tại buổi ra mắt Liên minh Hạ Long-Cát Bà ngày 15 Tháng 4, 2014 – "Tôi hình dung thấy một quan hệ hợp tác công-tư rõ ràng giữa các nhà chính trị, các doanh nghiệp, và các tổ chức địa phương, cùng nhau phối hợp giải quyết những thách thức về kinh tế, môi trường, và chính trị đối với việc bảo tồn khu vực này" (USAID, 2014). Như cựu Đại sứ Mỹ David Shear từng nói tại buổi ra mắt Liên minh Hạ Long-Cát Bà ngày 15 Tháng 4, 2014 – "Tôi hình dung thấy một quan hệ hợp tác công-tư rõ ràng giữa các nhà chính trị, các doanh nghiệp, và các tổ chức địa phương, cùng nhau phối hợp giải quyết những thách thức về kinh tế, môi trường, và chính trị đối với việc bảo tồn khu vực này" (USAID, 2014).