HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC, XÂY DỰNG KHU CÁCH LY TS.BS. NGUYỆN THỊ THANH HÀ Trưởng khoa KSNK BV Nhi Đồng 1, TPHCM Bộ môn KSNK và dịch tễ học Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM
Đặt vấn đề MERS-CoV lây truyền qua đường giọt bắn và tiếp xúc, có nguy cơ lây truyền qua đường không khí khi làm các thủ thuật có tạo khí dung nên rất khó kiểm soát lây nhiễm. Việc cách ly sớm NB nhiễm/nghi ngờ nhiễm MERS – CoV là rất quan trọng. Các cơ sở KCB cần luôn có sẵn khu vực và buồng cách ly đầy đủ phương tiện cần thiết
Mục đích xây dựng khu cách ly Hạn chế và kiểm soát sự lây lan của virus trong môi trường BV và cho cộng đồng, An toàn cho NB, NVYT, khách thăm. Cô lập mầm bệnh trong khu vực cách ly để xử lý kịp thời.
Nguyên tắc xây dựng khu cách ly Khoa truyền nhiễm, nơi ít người qua lại, cuối hướng gió chính. Chia 3 vùng theo nguy cơ lây nhiễm: + Nguy cơ lây nhiễm thấp: Khu vực hành chính, nơi làm việc của NVYT. Khu vực này để biển báo màu xanh và không hạn chế người đi lại. NVYT không phải mang phương tiện phòng hộ. + Nguy cơ lây nhiễm trung bình: Khu vực hành lang, buồng đệm để phương tiện chăm sóc và điều trị người bệnh. Khu vực này để biển báo màu vàng. Chỉ có NVYT có mặt ở khu vực này và phải mang PTPHCN đầy đủ (áo choàng, bốt, mũ, kính che mặt, khẩu trang ngoại khoa) + Nguy cơ lây nhiễm cao: Buồng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị người bệnh, nhà vệ sinh, buồng xử lý dụng cụ. Khu vực này để biển báo màu đỏ. NVYT phải mang tối đa PTPHCN (khẩu trang N95) và đầy đủ các chất sát khuẩn tay nhanh chứa cồn.
Thiết kế khu cách ly áp dụng cho BV tuyến tỉnh, thành phố Các buồng chức năng: Buồng hành chính. Buồng tiếp nhận người bệnh. Buồng điều trị người bệnh MERS- CoV. Buồng người bệnh MERS- CoV nặng cấp cứu Buồng người bệnh nghi ngờ nhiễm MERS- CoV. Buồng xử lý DC có đủ phương tiện cho khử khuẩn ban đầu: như máy rửa DC, bồn rửa DC, tủ sấy khô và hoá chất KK, Buồng để DC thiết yếu cho chăm sóc và điều trị NB. Buồng WC cho NB có bồn rửa tay, khăn lau tay và xà phòng RT. Nhà tắm cho NVYT có xà phòng khử khuẩn.
Hệ thống thông khí Tốt nhất là hệ thống khí áp lực âm Trong trường hợp không có hệ thống thông khí áp lực âm, các buồng cách ly cần lắp đặt: thiết bị thông khí mở tự nhiên hoặc cưỡng bức, phối hợp; quạt thổi, Thông khí gió theo hướng từ trong ra ngoài nơi ít người qua lại và cách mặt đất 20 - 30cm. Lưu lượng trao đổi khí tối thiểu 12 luồng không khí đổi mới mỗi giờ (trên 12 ACH).
Phòng áp lực âm
Khí trao đổi mỗi giờ thỏa đáng có thể hòa loãng các giọt khí dung đường hô hấp Quá trình thông khí (phút) % phân tử khí dung theo số luồng khí trao đổi mỗi giờ (ACH) 6 9 12 15 18 21 24 0 phút 100% 5 phút 61% 47% 37% 29% 22% 17% 14% 10 phút 8% 5% 3% 2% 15 phút 10% 1% <0.1% 0.3% 30 phút 0% 45 phút 0.1% 60 phút Environmental Ventilation: Respiratory Infection Control in Health Care Facilities
Phương pháp thông khí ―Tự nhiên Hướng gió VÀO RA Không khí tươi vào và ra khỏi phòng hoặc khu vực qua cửa chính hoặc cửa sổ Thông khí tự nhiên phụ thuộc vào Tốc độ gió “Áp lực cụm” Nhiệt độ Độ ẩm
Phương pháp thông khí ―Tự nhiên Thông khí tự nhiên, sử dụng cửa sổ và cửa chính, thường cung cấp ít nhất 12 luồng khí trao đổi/giờ Xây dựng trần nhà cao, cửa sổ cao và tất cả cửa sổ và cửa chính mở có thể cung cấp hơn 12 luồng khí trao đổi/giờ Escombe AR et al. POS med 2007; 4(2)
Thông khí tự nhiên― Áp lực cụm dẫn luồng khí “Áp lực cụm (Stack pressure)” là áp lực khí bị tác động bởi thay đổi nhiệt độ và độ ẩm Khí càng ấm, luồng khí di chuyển về nơi khí mát hơn Khi khí ấm tăng, luồng khí lạnh hơn đi vào trong (hoặc ngòai) từ bên dưới
Thông khí tự nhiên― Áp lực cụm dẫn luồng khí Hướng đi của luồng khí: luồng khí đi từ dương (+) sang âm (-) Nhiệt độ bên trong cao hơn bên ngòai Nhiệt độ bên trong thấp hơn bên ngòai
Thông khí tự nhiên―Thiết kế phòng cách ly đường khí Đặt giường cạnh cửa sổ Cửa sổ và cửa chính mở Vùng xung quanh phải thông khí tốt hòa lõang khí nhanh Nếu hành lang không thông khí tốt, đóng cửa chính Có thể gắn thêm quạt hút để tăng lưu thông khí ra vào qua cửa sổ
Phương pháp thông khí cơ học Tạo ra bằng cách sử dụng quạt để đẩy khí ra ngoài Tạo áp lực âm trong phòng để dẫn khí vào trong phòng Hiệu quả đối với phòng cách ly bệnh qua đường khí Hướng luồng khí đi từ khu vực bn ra khu vực không có người qua lại TẤT CẢ cửa chính và cửa sổ đóng Duy trì tối thiểu 12 ACH
Thông khí cơ học ―Thiết kế của phòng cách ly đường khí Phòng kín: cửa chính và cửa sổ phải luôn luôn đóng Có thể cần lắp bộ lọc HEPA Hệ thống cần bảo trì thường xuyên Corridor Anteroom Isolation room Toilet Floor level exhaust Diffuser exhaust Transfer grille Environmental Ventilation: Respiratory Infection Control in Health Care Facilities
Phương pháp thông khí ― kiểu hỗn hợp Kết hợp thông khí tự nhiên với một quạt hút
Phương pháp thông khí ― kiểu hỗn hợp Thuận lợi: Có thể sử dụng trong khí hậu lạnh khi không thể mở cửa sổ, và thông khí cơ học không có sẵn Tăng luồng khí mỗi giờ Có thể tăng áp lực âm bởi việc rút khí và đẩy khí ra ngòai cửa sổ Bất lợi: Phụ thuộc vào nguồn điện Gây ồn Environmental Ventilation: Respiratory Infection Control in Health Care Facilities
Phương pháp thông khí ― Kiểu hỗn hợp Quạt hút trong môi trường mở không cải thiện thông khí hoặc kiểm soát dòng khí Dòng khí đi vòng quanh, và không hướng tới bên ngòai hoặc bên trong Environmental Ventilation: Respiratory Infection Control in Health Care Facilities
Ví dụ: Khoa nội hô hấp Cửa sổ Quạt trần 200 square meter floor area. Warm environment, but a bit drafty at nights. Ventilation Exercise: Respiratory Infection Control in Health Care Facilities 1−19
Điểm mạnh Giúp khí lưu thông Quạt trần có thể đẩy khí ra ngoài khi không có gió Bn mang khẩu trang để giảm tạo hạt phân tử khí Cửa sổ 10 m2 ở mỗi bên Ventilation Exercise: Respiratory Infection Control in Health Care Facilities 1−20
Điểm yếu Cửa sồ mở ít. Chỉ 5% mở. Ban đêm khi đóng cửa? = Thông khí = 0 Ventilation Exercise: Respiratory Infection Control in Health Care Facilities 1−21
Ví dụ: thiết kế thông khí cho phòng mong muốn ? Ví dụ đây là phòng bệnh nhân chờ, và có rất nhiều người bệnh ho ở đây, Giả sử rằng thông khí thổi vào ( qua cửa sổ và hệ thống thông khí cơ học/tự nhiên) cần có bao nhiêu quạt thổi để đạt được 12 luồng không khí trao đổi /giờ (ACH) ? 8 m 30 m 24m Ventilation Exercise: Respiratory Infection Control in Health Care Facilities 1−22
Cần bao nhiêu quạt ? Thể tích phòng 5760 m3 Thể tích khí trong mỗi giờ khi có 12 luồng thông khi trao đổi 69.120 m3 Số lượng quạt cho 100m3/phút (quá lớn!) 11 quạt ! (thiết lập được hiệu quả cao và có được sự thông khí tự nhiên đi vào ) Ventilation Exercise: Respiratory Infection Control in Health Care Facilities 1−23
Bề mặt Sàn nhà và tường (chiều cao từ sàn tối thiểu 2 m) cần gắn gạch men, dễ vệ sinh và khử khuẩn. Góc nhà và bờ tường nên thiết kế góc tù, tránh góc cạnh để dễ vệ sinh, không đọng bẩn. Cửa sổ làm bằng vật liệu dễ vệ sinh (kính, ít chi tiết, dễ chùi rửa).
Thiết kế buồng cách ly cho BV tuyến quận, huyện Các BV trong vùng có nguy cơ xảy ra dịch cần luôn dành một khu vực tại khoa lây hoặc một khu vực riêng biệt trong nội viện để tiếp nhận NB nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS- CoV. Buông cách ly cũng phải bố trí sao cho không gần nơi NB khác nằm, nơi nhiều người qua lại. Khu cách ly không cần đủ các buồng chức năng như các bệnh viện tuyến trên nhưng tối thiểu phải có các buồng chức năng sau:
Thiết kế buồng cách ly cho BV tuyến quận, huyện Buồng khám, tiếp nhận người bệnh. Buồng cách ly điều trị người bệnh nặng. Buồng vệ sinh, xử lý dụng cụ (có thể nằm ngay trong buồng cách ly). Khu cách ly cần có hệ thống thông khí mở, tự nhiên, phối hợp cưỡng bức hướng từ buồng cách ly ra vùng ít người qua lại, có cửa sổ thông thoáng với môi trường bên ngoài.
Mô hình buồng cách ly
Xắp xếp giường bệnh Nếu có điều kiện, tốt nhất là mỗi người bệnh MERS- CoV một buồng riêng. Nếu không có điều kiện hoặc khi có quá nhiều người bệnh nghi ngờ/mắc MERS- CoV nhập viện thì bố trí người bệnh nghi ngờ vào cùng buồng, người bệnh mắc MERS- CoV vào cùng buồng. Cho người bệnh nằm cách đầu ra 2 phía buồng bệnh. Khoảng cách giữa các giường tối thiểu là 1 mét để dự phòng lây truyền qua đường giọt bắn.
DC cần thiết trước cửa buồng cách ly Khẩu trang N95, Khẩu trang thường, khẩu trang phẫu thuật Áo chòang sử dụng 1 lần, tay dài Áo chòang không thấm nước Mắt kính Găng tay dài quá cổ tay Găng chùi rửa Nón che tóc (lọai nón phòng mổ) Dung dịch rửa tay chứa cồn Bao rác Bao đồ vải Thùng đựng dụng cụ xử lý lại
Biện pháp KSNK cho NVYT chăm sóc BN MERS-CoV, Bảng: Những biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân có bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp trong khoa lâm sàng đặc biệt và một số thủ thuật đặc biệt Biện pháp KSNK cho NVYT chăm sóc BN MERS-CoV, tại khoa lâm sàng và khi làm thủ thuật đặc biệt Khoa và thủ thuật Biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn Vệ sinh tay Mang găng Áo choàng Khẩu trang y tế Khẩu trang N95 Kính bảo vệ mắt Vệ sinh đường hô hấp Phòng riêng thông khí thích hợp ( ≥ 12 CKKS a Tiếp nhận bệnh b X Thăm khám/xét nghiệm Khí dung Chăm sóc điều dưỡng thông thường Thu thập bệnh phẩm (máu) Thu thập bệnh phẩm (đàm) Thủ thuật tạo ra hạt khí dung NVYT: nhân viên y tế; CKKS: chu kỳ không khí sạch thay đổi trong một giờ a: áp dụng cho tất cả các vùng trong khu vực tiếp nhận có thông khí tốt, không cho phòng cách ly. b: không có bất kỳ sự tiếp xúc trực tiếp nào với bệnh nhân Không có người nào tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với bệnh nhân Tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân( < 1m) Vùng làm thủ thuậ có khả năng tạo ra hạt khí dung: hút đàm, khí dung, thở máy, nội soi phế quản, phẫu thuật tử thi, phẫu thuật có sự dụng máy móc có tốc độ cao From WHO, CDC,REDI AND Thailand Ministry of Public Health
Khu vực cách ly
CÁM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA QUÍ ĐỒNG NGHIỆP