Download presentation
Presentation is loading. Please wait.
Published byRobert Quy Modified over 8 years ago
1
L/O/G/O NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Nguyễn Hữu Quy (MBA,CPA,APC)
2
PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHƯƠNG 2
3
MỤC TIÊU 1.Giải thích các khái niệm ghi nhận, đánh giá và phân loại đối với nghiệp vụ kế toán và tầm quan trọng của nghiệp vụ kế toán khi lập báo cáo tài chính trung thực. 2.Giải thích hệ thống bút toán kép và sự hữu ích của tài khoản chữ T khi phân tích nghiệp vụ kế toán. 3.Trình bày hệ cách thức áp dụng hệ thống bút toán kép vào các nghiệp vụ kế toán. 4.Lập bảng cân đối phát sinh tài khoản và mô tả những ưu điểm và hạn chế. 5.Trình bay về sự ảnh hưởng thời gian ghi nhận nghiệp vụ kế toán đến dòng tiền và khả năng thanh toán.
4
NỘI DUNG ĐO LƯỜNG TRONG KẾ TOÁN HỆ THỐNG GHI SỔ KÉP PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN BÁO CÁO SỐ DƯ TÀI KHOẢN 4 1 2 3 BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ GHI SỔ VÀ CHUYỂN SỔ NGHIỆP VỤ 5 6
5
ĐO LƯỜNG TRONG KẾ TOÁN
6
Nghiệp vụ kế toán là sự kiện kinh tế ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. để đo lường một nghiệp vụ kinh tế, bạn phải quyết định khi nào thì nghiệp vụ đó xẩy ra (vấn đề ghi nhận – the recognition issue), xác định giá trị bao nhiêu cho nghiệp vụ đó (vấn đề đánh giá – the valuation issue), và mỗi thành phần của nghiệp vụ nên đưa và loại nào (vấn đề phân loại – the classification issue)
8
Ghi nhận Vấn đề ghi nhận liên quan đến việc xác định thời gian cho một nghiệp vụ kế toán được ghi chép vào sổ sách kế toán, vì nó ảnh hưởng đến giá trị của các khoản mục trên báo cáo tài chính. Các sự kiện có thể xảy ra như sau: 1.Nhân viên gửi yêu cầu mua bàn đến bộ phận mua hàng. 2.Bộ phận mua hàng gửi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp. 3.Nhà cung cấp vận chuyển bàn. 4.Công ty nhận hóa đơn từ nhà cung cấp. 5.Công ty trả tiền.
9
Ghi nhận Theo truyền thống kế toán, một nghiệp vụ nên được ghi nhận khi quyền sở hữu hàng hóa chuyển giao từ nhà cung cấp đến người mua và xác lập nghĩa vụ thanh toán. Do đó, phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận giao hàng, nghiệp vụ này nên được ghi nhận tại thời điểm của sự kiện 3 hoặc 4. Mặc dù yêu cầu mua hàng và đơn đặt hàng (sự kiện 1 và 2) là sự kiện kinh tế nhưng không ảnh hưởng đến tình hình tài chính và không được ghi nhận và sổ sách kế toán.
10
Ghi nhận Sự kiện không được xem là nghiệp vụ kế toán Sự kiện được xem là nghiệp vụ kế toán Khách hàng hỏi mua dịch vụ Khách hàng mua dịch vụ Công ty tuyển dụng nhân viên mới Công ty trả lương cho nhân viên Công ty ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ trong tương lai Công ty thực hiện cung cấp dịch vụ
11
Ghi nhận 20/01 31/0115/02 Mức độ 70% Hợp đồng quảng cáo $8,000 Có ghi nhận doanh thu 70% vào tháng 01 không? Ghi nhận doanh thu bao nhiêu vào thời điểm 15/02? Ghi nhận doanh thu thời điểm nào thì hợp lý? Hóa đơn, yêu cầu thanh toán
12
Định giá Khi mua một chiếc xe hơi, thì giá trị ghi nhận kế toán là bao nhiêu: Giá thị trường: 500 triệu Giá niêm yết cửa hàng bán xe: 510 triệu Giá hợp đồng mua bán: 505 triệu Trường hợp: xe hơn này không phải mua mà do một người tặng cho công ty thì ghi nhận giá trị là bao nhiêu?
13
Định giá Vấn đề định giá (valuation issue) tập trung vào việc phân bổ giá trị tiền tệ cho nghiệp vụ kế toán và kế toán các khoản mục tài sản và nợ phải trả được tạo ra từ các nghiệp vụ. Giá trị hợp lý (fair value) được định nghĩa là mức giá trao đổi của một giao dịch tương lại hoặc hiện tại giữa các bên tham gia thị trường. Thông lệ ghi nhận các giao dịch tại mức giá trao đổi ở thời điểm ghi nhận thường được đề cập đến là nguyên tắc giá gốc (cost priciple). Nguyên tắc giá gốc thường được sử dụng bởi vì giá phí (chi phí bỏ ra), hay giá trao đổi, có thể kiểm tra được.
14
Định giá Giữa một tài sản là thiết bị mua về để sử dụng và một tài sản (như là hàng hóa) mua về để bán lại thì khi giá trị thị trường thay đổi có điều chỉnh giá trị đã ghi sổ kế toán không? Mua: 15/01 500 triệu Hiện tại: 31/03 400 triệu 600 triệu Công ty mua một lô đất để làm nhà xưởng Có thay đổi giá trị lô đất này trên sổ sách kế toán không?
15
Phân loại Vấn đề phân loại (classification issue) phải thực hiện với việc chỉ định tất cả nghiệp vụ phát sinh vào nhóm hoặc tài khoản thích hợp. Ví dụ: khi mua một bộ đồ bảo hộ lao động thì sẽ được ghi vào đâu? Là một tài sản (bảng cân đối kế toán) Là một khoản chi phí (báo cáo thu nhập)
16
HỆ THỐNG GHI SỔ KÉP
17
Khi một nghiệp vụ kế toán phát sinh (ảnh hưởng đến tình hình tài chính) sẽ làm thay đổi: Bảng cân đối kế toán Tăng Tài sản & Tăng Nguồn vốn (hoặc ngược lại) Tăng Tài sản này & Giảm tài sản khác Tăng Nguồn vốn này & Giảm Nguồn vốn khác Báo cáo thu nhập Giảm Tài sản & Tăng Chi phí Tăng Nguồn vốn & Tăng Chi phí Tăng Tài sản & Tăng Doanh thu Ảnh hưởng 2 (ít nhất) đối tượng khác nhau nên được gọi là ghi sổ kép
18
HỆ THỐNG GHI SỔ KÉP Mỗi công ty sẽ có vài chục, vài trăm hoặc vài ngàn tài sản (hoặc nợ phải trả) khác nhau. Để theo dõi riêng cho một đối tượng cụ thể (tài sản hay nợ phải trả, nguồn vồn) sử dụng TÀI KHOẢN Ví dụ: Tài khoản Hàng hóa (Đất đai, Thiết bị, Nợ phải thu, Bảo hiểm trả trước, Doanh thu, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý, …)
19
Tài khoản Tài khoản là đơn vị lưu trữ cơ bản của dữ liệu kế toán và được sử dụng để tích lũy giá trị từ các nghiệp vụ giống nhau. Một hệ thống kế toán có một tài khoản riêng cho từng tài sản, từng khoản nợ phải trả và từng khoản mục vốn chủ sở hữu, bao gồm doanh thu và chi phí. Một công ty có thể ghi sổ bằng tay hoặc bằng máy vi tính thì giám đốc đều phải ghi vào các tài khoản để họ biết tình hình tài chính của công ty và lập kế hoạch cho tương lai.
20
Tài khoản chữ T Nợ/Có: chỉ là ký hiệu (theo thông lệ) nhằm để quy định Nợ là Bên trái, Có là Bên phải của Tài khoản chữ T. Một bút toán (nghiệp vụ phát sinh) sẽ được ghi vào bên Nợ của Tài khoản này và ghi Có vào Tài khoản khác Ghi sổ kép Tên tài khoản Nợ Bên trái Có Bên phải
21
Tài khoản chữ T Tên tài khoản Nợ Có Số dư đầu kỳ: XXX.XXX Ghi số tiền phát sinh tăng (hoặc giảm) theo nghiệp vụ Ghi số tiền phát sinh giảm (hoặc tăng) theo nghiệp vụ Tổng phát sinh NợTổng phát sinh Có
22
Nguyên tắc kế toán ghi số kép Hai quy định của hệ thống ghi sổ kép là mỗi nghiệp vụ ảnh hưởng ít nhất 2 tài khoản và tổng bên nợ phải bằng tổng bên có. Nói cách khác, đối với mỗi nghiệp vụ, một hoặc nhiều tài khoản phải được ghi nợ hay ghi vào bên trái của tài khoản chữ T, và một hoặc nhiều tài khoản phải được ghi có hay ghi vào bên phải của tài khoản chữ T, và tổng cộng giá trị bên nợ phải bằng bên có. TÀI SẢN = + NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU
23
Nguyên tắc kế toán ghi số kép 1.Tài khoản tài sản tăng ghi vào bên Nợ, ngược lại giảm ghi vào bên Có. 2.Tài khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng ghi bên Có, ngược lại giảm ghi bên Nợ. Ngoài ra, rút vốn (withdrawals) và chi phí (expenses) là khoản giảm trừ vốn chủ sở hữu. Do đó, nghiệp vụ làm tăng tài khoản rút vốn hoặc tài khoản chi phí sẽ làm giảm tài khoản vốn chủ sở hữu.
24
Nguyên tắc kế toán ghi số kép Lưu ý: Mặc dù các khoản rút vốn là một thành phần của vốn chủ sở hữu, nhưng chỉ xuất hiện trên báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu. Chúng không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán phần vốn chủ sở hữu hoặc như một khoản chi phí trên báo cáo thu nhập.
25
Số dư Số dư thông thường của một tài khoản ở một bên (nợ hoặc có) tăng giá trị của tài khoản. AWE: tài khoản Tài sản (Assets), tài khoản Rút vốn (Withdrawals), tài khoản Chi phí (Expenses) luôn luôn tăng ghi bên nợ. Tất cả tài khoản còn lại tăng ghi bên có.
26
Tài khoản Vốn chủ sở hữu
27
PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN
28
12345 Phát biểu nghiệp vụ Áp dụng nguyên tắc ghi sổ kép Định khoản Cung cấp bình luận mà sẽ giúp bạn áp dụng nguyên tác ghi sổ kép. Phân tích nghiệp vụ nhằm xác định tài khoản nào bị ảnh hưởng
29
Khoản đầu tư của chủ sở hữu để thành lập doanh nghiệp Ngày 01/07: Joan Miller đầu tư $40,000 tiền mặt để thành lập Miller Design Studio. Phân tích: Khoản đầu tư của chủ sở hữu vào doanh nghiệp làm tăng tài khoản tài sản (Tiền mặt) ở bên nợ và tăng tài khoản vốn chủ sở hữu (Vốn của J. Miller) ở bên có.
30
Sự kiện kinh tế không phải là nghiệp vụ kế toán Ngày 02/07: Đặt hàng mua vật dụng, $5,200. Bình luận: Khi một sự kiện kinh tế không tạo ra một nghiệp vụ kế toán thì không có bút toán nào được thực hiện. Trong trường hợp này, không có khẳng định nào rằng vật dụng đã được vận chuyển đến hoặc đã chuyển giao quyền sở hữu.
31
Chi phí trả trước bằng tiền mặt Ngày 03/07: Thuê văn phòng làm việc; ứng trước hai tháng tiền thuê bằng tiền mặt $3,200. Phân tích: Khoản trả trước tiền thuê văn phòng bằng tiền mặt làm tăng tài khoản tài sản Chi phí thuê này trả trước (Prepaide Rent) bên nợ và làm giảm tài sản tài khoản tài sản Tiền mặt bên có.
32
Mua một tài sản chưa thanh toán Ngày 05/07: Nhận vật dụng văn phòng đặt hàng vào ngay 02/07 và một hóa đơn $5,200. Phân tích: Mua vật dụng văn phòng chưa thanh toán làm tăng tài khoản tài sản Vật dụng văn phòng bên nợ và làm giảm tài khoản nợ phải trả Phải trả người bán (Account Payable) bên có.
33
Mua tài sản một phần trả bằng tiền mặt một phần chưa thanh toán Ngày 06/07: Mua thiết bị văn phòng trị giá $16,320; trả bằng tiền mặt $13,320 và người bán đồng ý trả phần còn lại trong tháng tới. Phân tích: Mua thiết bị văn phòng trả bằng tiền mặt và nợ người bán làm tăng tài khoản tài sản Thiết bị văn phòng bên nợ, làm giảm tài khoản tài sản Tiền mặt bên có, và làm tăng tài khoản nợ phải trả Phải trả người bán bên có.
34
Mua tài sản một phần trả bằng tiền mặt một phần chưa thanh toán
35
Thanh toán nợ phải trả Ngày 09/07: Thanh toán một phần số tiền nợ về vật dụng văn phòng đã nhận vào ngày 05/07 $2,600. Phân tích: Thanh toán nợ phải trả làm giảm tài khoản nợ phải trả Phải trả người bán bên nợ và giảm tài khoản tài sản Tiền mặt bên có.
36
Bán hàng thu tiền ngay Ngày 10/07: Thực hiện dịch vụ cho một nhà tư vấn đầu tư là thiết kết một bộ brochure thu phí bằng tiền mặt là $2,800. Phân tích: Doanh thu nhận được bằng tiền mặt làm tăng tài khoản tài sản Tiền mặt bên nợ và tăng tài khoản vốn chủ sở hữu Doanh thu Thiết kế bên có.
37
Bán hàng chưa thu tiền Ngày 15/07: Thực hiện dịch vụ thiết kế cho một cửa hàng bán TV; xuất hóa đơn hoàn thành dịch vụ nhưng khách hàng thanh toán sau, $9,600. Phân tích: Doanh thu đã xuất hóa đơn cho khách hàng làm tăng tài khoản tài sản Phải thu khách hàng (Accounts Receivable) bên nợ và tăng tài khoản vốn chủ sở hữu Doanh thu thiết kế bên có.
38
Doanh thu chưa thực hiện Ngày 19/07: Chấp nhận một khoản phí ứng trước như là một khoản đặt cọc cho bộ brochure thiết kết $1,400. Phân tích: Khách hàng ứng trước tiền dịch vụ làm tăng tài khoản tài sản Tiền mặt bên nợ và tăng tài khoản phải trả Doanh thu chưa thực hiện (hay có thể Phải thu khách hàng) bên có.
39
Thu tiền từ Phải thu khách hàng Ngày 22/07: Nhận tiền mặt từ khách hàng đã thực hiện vào ngày 15/07 $5,000. Phân tích: Thu hồi một khoản nợ phải thu từ khách hàng đã ghi nhận trước đây làm tăng tài khoản tài sản Tiền mặt bên nợ và làm giảm tài khoản tài sản Phải thu khách hàng bên có.
40
Chi phí trả bằng tiền mặt Ngày 26/07: Trả lương cho nhân viên 4 tuần, $4,800. Phân tích: Khoản chi phí này làm tăng tài khoản vốn chủ sở hữu Chi phí Tiền lương bên nợ và làm giảm tài khoản tài sản Tiền mặt bên có.
41
Chi phí chưa thanh toán Ngày 30/07: Nhận hóa đơn tiện tích nhưng hạn thanh toán vào tháng tới, $680. Phân tích: Khoản chi phí phí này làm tăng tài khoản vốn chủ sở hữu Chi phí Tiện ích bên nợ và làm tăng tài khoản nợ phải trả Phải trả Người bán bên có.
42
Rút vốn Ngày 31/07: Rút vốn $2,800 bằng tiền mặt. Phân tích: Một khoản rút vốn bằng tiền mặt làm tăng tài khoản vốn chủ sở hữu Rút vốn bên nợ và làm giảm tài khoản tài sản Tiền mặt bên có.
43
Xác định số dư
45
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
46
Bảng cân đối tài khoản Là bảng tổng hợp số dư Nợ & số dư Có cho tất cả tài khoản sử dụng trong kỳ kế toán. Tổng số dư Nợ = Tổng số dư Có (nguyên tắc ghi sổ kép)
48
Kiểm tra số dư khi không cân bằng Nếu số dư nợ và có trên báo cáo số dư tài khoản không bằng nhau, hãy kiểm tra theo hướng dẫn một số trường hợp lỗi như sau: 1.Tài khoản bị ghi nhầm vào bên có thay vì bên nợ, và ngược lại. 2.Tính toán sai số dư tài khoản. 3.Đưa số dư vào báo cáo số dư tài khoản bị sai. 4.Cộng số dự nợ và số dư có trên báo cáo số dư tài khoản bị sai.
49
Kiểm tra số dư khi không cân bằng Ngoài cộng các cột sai thì có hai lỗi phổ biên khi lập báo cáo số dư tài khoản là: 1.Ghi vào sai cột bên nợ và bên có hoặc ngược lại. Lỗi này sẽ làm cho báo cáo số dư tài khoản không cân bằng bởi một số tiền chia hết cho 2. 2.Ghi đảo 2 chữ số khi ghi vào báo cáo số dư tài khoản (ví dụ, số đúng $23,459 ghi sai là $23,549). Lỗi này sẽ làm cho báo cáo số dư tài khoản không cân bằng bởi một số tiền chia hết cho 9.
50
GHI SỔ VÀ CHUYỂN SỔ NGHIỆP VỤ
51
Quy trình xử lý nghiệp vụ
52
Nhật ký chung
53
Sổ cái
55
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
56
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Để tránh tình trạng khó khăn tài chính, công ty phải có khả năng trả những khoản nợ khi đến hạn. Bởi vì xác định thời gian của dòng tiền là yếu tốt quyết định đến việc duy trì khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn nên các giám đốc và người sử dụng thông tin tài chính phải hiểu sự khác biệt giữa các nghiệp vụ tạo ra tiền và nghiệp vụ không tạo ra tiền.
58
L/O/G/O Thank You!
Similar presentations
© 2024 SlidePlayer.com. Inc.
All rights reserved.