Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

Nên Tránh Dùng Nồi Niêu Son Chảo

Similar presentations


Presentation on theme: "Nên Tránh Dùng Nồi Niêu Son Chảo"— Presentation transcript:

1 Nên Tránh Dùng Nồi Niêu Son Chảo
Tráng Teflon Kính thưa quí bạn, lâu nay có nhiều người lên tiếng báo động việc dùng nồi niêu không dính có khi nguy hại cho sức khoẻ. Hôm nay tôi tìm sự thật qua những nguồn tin chánh thức (của chánh phủ Mỹ) để gởi đến các bạn như là tiếng nói “không mơ hồ” về chuyện nầy. Vì những hãng sản xuất Teflon thế lực và tiền bạc mạnh lắm nên lâu nay đã tạo thành một sự mập mờ làm cho người tiêu thụ bị lầm. Có rất nhiều webpage và nhiều nguồn tin nói là Teflon an toàn. An toàn hay không xin các bạn hãy đọc đến trang 2 rồi hãy delete nếu không quan tâm. Đây là những webpage nầy: Những webpage loại nầy, nhiều vô số bảo các bạn yên lòng đi, “chưa chết” liền đâu. Nhấn space bar để xem tiếp Huỳnh Chiếu Đẳng 22-Mar-2009

2 Thưa quí bạn đây là bài báo đăng tin 8 hãng sản xuất Teflon Mỹ đồng ý giảm số lượng hoá chất gây hại dùng chế tạo Teflon. Các bạn cứ click ngay hình trên cùng để đọc nguyên bài báo nầy. Tin trên cho chúng ta thấy rằng trong Teflon hiện nay có chứa chất độc nguy hiểm. Nghĩa là cho tới bây giờ, năm 2009, Teflon vẫn còn chất độc. Các hãng chỉ đồng ý dẹp nó vào năm Tin nầy cho thấy hãng sản xuất ra Teflon nhìn nhận Teflon có chất độc. Tới đây thì các bạn không quan tâm có thể delete luôn cái slide show nầy được rồi. Trong lịch sử chúng ta thấy có rất nhiều lỗi lầm khi áp dụng hoá chất trong đời sống hàng ngày. Thí dụ như dùng chì để pha vào xăng để tăng chỉ số octane, chống nổ sớm. Chì là kim loại độc. Ngày nay xăng không còn chứa chì nữa nên mới có tên xăng “unleaded”. Ngày xưa chì được dùng làm sơn (sơn bạch diên) để sơn vật dụng và nhà cửa. Mỹ cấm dùng lâu lắm rồi, nhưng cho tới năm nay Trung Quốc vẫn dùng loại sơn chứa chì để sơn đồ chơi trè con bán ra khắp thế giới. Một thí dụ khác là chất amian, thạch miên (Việt), amian (Pháp), asbestos (Mỹ) được dùng nhiều trong kỹ nghệ xây cất như là fibrociment, hay trong những vật dụng chống lửa nóng trong xe cộ, bố thắng, tường, trần nhà … nó là chất được biết là gây ung thư. Dùng mấy chục năm, mới biết thì e trể rồi. Những nhà ở và trường học Mỹ xây khoảng đều chứa asbestos trong trần nhà và tường. Muốn đập xây lại thì quá tốn kém, tốn vì phải bào vệ sao cho asbestos không lan ra môi trường khi đập phá.

3 Rồi sao nữa? Thưa đâu có sao, xài mấy mươi năm mới biết hại như Teflon hay chì hay asbestos hay… Còn thuốc men loại cây nhà lá vườn do quí vị “lương y” sau nhiều năm (thực tế là sau vài tháng) nghiên cứu bào chế giúp đời đang tràn ngập trong TV trong radio, thì phải chờ khi các bạn chết mất rồi con cháu các bạn mới biết là có chất nào có hại có chất nào không. Ngay thuốc tây cùng vậy, FDA chỉ cho bán ra sau mươi năm làm thống kê thử nghiệm thấy an toàn không gây hậu quả nặng, có hiệu nghiệm. Thế mà mươi năm sau ra lịnh thu hồi vì có thuốc có hại, có khi làm chết người. Tôi mới nghe một vị lên tiếng nói “Bạn lạc đề rồi, đem chuyện nầy vào đây làm chi?” Thưa tôi chỉ nhắc nhở e các bạn mất tiền và mất sức khoẻ vì tin theo những món “thuốc” chỉ được “thử láo” trong ba tháng nói là sau nhiều năm nghiên cứu. Trở lại, Teflon có mặt trong nhiều món nằm khắp nhà như quần áo chẳng hạn, sẽ kể ở những trang sau. Sau đây là những thứ trong bếp có chứa Teflon: Dụng cụ nhà bếp

4 Đặc tính của Teflon (chữ màu trắng là trích bài của Tiếnn sĩ Mai Thanh Truyết 19 tháng 02 năm 2009)
Teflon là tên thương hiệu của một chất polymer do nhà khoa học Roy Plunkett (1910 – 1994) khám phá vào năm Sản phẩm nầy được hãng DuPont tung ra thị trường từ năm Đây là một hóa chất hữu cơ chứa fluor, có tính chất chịu nhiệt và không kết dính.. Khoảng 50 năm về trước DuPont đã bắt đầu sản xuất đủ loại sản phẩm dùng trong nấu nướng có phủ một lớp Teflon. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng nấu nướng làm cho dịch vụ nầy được thực hiện dễ dàng và thâu ngắn thời gian làm bếp của những ông bà nội trợ. Các dụng cụ bếp núc mới tiếp tục ra đời, ngay cả lò nướng và soong chảo bằng điện. Hiện tại, 70% dụng cụ nấu nướng ở Hoa Kỳ là thuộc loại không dính. Chất Teflon không dính là do một tính chất đặc biệt của hóa chất nầy. Teflon chỉ là một tên thương hiệu dùng để gọi thay thế tên hóa chất của một loại polymer polytetrafluoroethylene viết tắt là PTFE. Đặc tính độc đáo của PTFE là hệ số ma sát (coefficient of friction) của chất nầy thấp nhất đối với tất cả các kim loại hiện diện trên trái đất. Do đó nó có thể được dùng như một lớp áo tráng bên trong nồi niêu trong kỹ nghệ nấu nướng. Độ nóng chảy của PTFE là 327 độ C. Vì hệ số cọ sát thấp, PTFE còn được dùng trong kỹ nghệ không gian và trong kỹ nghệ tinh luyện uranium, áo giáp chống đạn, vật cách điện v.v... Bốn năm sau khi tung ra thị trường từ năm 1950, hảng DuPont đã sản xuất trên 500 tấn PTFE tại cơ xưởng ở Virginia.

5 (chữ màu trắng là trích bài của Tiếnn sĩ Mai Thanh Truyết 19 tháng 02 năm 2009) Từ những ứng dụng trên đặc biệt trong kỹ nghệ nấu nướng, nếu các chảo không dính được đun ở nhiệt độ cao, khí độc có thể bốc lên tùy theo nhiệt độ đang đun. Khí nầy có thể là một vũ khí có thể giết chết chim chóc, và ảnh hưởng lên con người qua cảm giác như bị bịnh cúm (flu-like), làm cơ thể bị nóng sốt trong vòng một tuần lễ tùy theo cung cách và cường độ bị tiếp nhiễm. Việc tiếp nhiễm có thể xảy ra khi chảo Teflon vẩn còn trên bếp nóng ở trong một gian nhà bếp nhỏ, ít thoáng khí và không có máy hút khói. Trong trường hợp hệ trên, nghĩa là lớp Teflon bị nun nóng quá độ, Teflon sẽ bị phân hủy và khí thoát ra có thể gây tử vong cho người. Teflon bắt đầu bị phân hủy từng phần ở khoảng 500 độ F (tương đương 260 độ C), và bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ 660 độ F (350 độ C). Để có thể có một khái niệm để so sánh, dầu mở hay bơ bắt đầu chảy và sôi cùng ra khói vào khoảng 392 đô F (200 độ C), còn thịt bị cháy khi được nun nóng đến khoảng 400 – 450 độ F (200 – 230 độ C). Chúng ta cũng cần nên nhớ rằng khi đạt đến các nhiệt độ kể trên thì nhiệt độ của đáy chảo sẽ cao hơn khoảng 300 độ F, nghĩa là lớp Teflon có thể đã bắt đầu phân hủy rồi. Thay lời kết (chữ màu trắng là trích bài của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết 19 tháng 02 năm 2009) Như đã trình bày trên đây, các dụng cụ nấu bếp có Teflon đem lại nhiều tiện lợi trong việc nấu nướng; tuy nhiên những thuận lợi đó có thể mang lại cho chúng ta phiền não nếu xử dụng không đúng cách. Trong cung cách nấu nướng của Việt Nam, chúng ta thường hay nấu ở nhiệt độ cao, và chưng hay hầm thức ăn trong một thời gian dài. Điều nầy có thể làm cho lớp Teflon bị phân hủy mà chúng ta không nhận biết được. Do đó, ảnh hưởng lên sức khỏe có thể xảy ra trong một thời gian dài sử dụng mà có rất ít người lưu tâm đến.

6 (Trích bài của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết 19 tháng 02 năm 2009)
Vì đây là những chất hữu cơ bền vững, không bị phân hủy theo thời gian, sẽ tích tụ trong cơ thể chúng ta. Một khi liều lượng đã đạt đền mức gây nhiễm độc, khả năng được chữa trị lành sẽ rất thấp. Vì vậy, đề nghị trong công việc nấu nướng, chúng ta cần thận trọng khi sử dụng các dụng cụ có lớp Teflon, cũng như không nên dùng lại các dụng cụ trên khi thấy có những vết trầy hay lớp Teflon trên mặt không còn trơn láng nữa. Điều sau nầy nói lên mức độ phân hủy của Teflon rất cao vì không còn có lớp bảo vệ trên mặt nữa. (hết trích) Thưa quí bạn, không biết thì thôi, biết thì tránh phức đi cho rồi. Tuy nhiên ở các tiệm ăn tôi tin rằng người ta vẫn còn dùng một số nồi niêu son chảo tráng Teflon cho tiện việc chùi rửa và tránh thức ăn dính khét. Khuynh hướng nấu ăn của Việt Nam và người Hoa là lửa thật nóng nhất là các món chiên. Thịt nướng khét, cơm khét cũng nguy lắm, mời đọc trong Quán Ven Đường (click nơi đây).

7 US Environmental Protection Agency
Chánh phủ Mỹ nói sao về Teflon? Thưa nói rằng nó là chất nhân tạo rất bền, khó phân huỷ trong môi trường thiên nhiên (1), máu người dân Mỹ có chút xíu chất nầy (2), và nó ở lỳ trong cơ thể khá lâu khó loại được (3). Chất nầy gây những hậu quả bất lợi cho sức khoẻ trên thú vật thử nghiệm (4). (xem tiếng Mỹ ngay dưới). Click ngay logo đọc nguyên văn US Environmental Protection Agency Perfluorooctanoic acid (PFOA), also known as "C8," is a synthetic chemical that does not occur naturally in the environment. It has special properties that have many important manufacturing and industrial applications. EPA has been investigating PFOA because it: 1. Is very persistent in the environment 2. Is found at very low levels both in the environment and in the blood of the general U.S population 3. Remains in people for a very long time 4. Causes developmental and other adverse effects in laboratory animals. Major pathways that enable PFOA, in very small quantities, to get into human blood are not yet fully understood. PFOA is used to make fluoropolymers and can also be released by the tranformations of some fluorinated telomers. However, consumer products made with fluoropolymers and fluorinated telomers, including Teflon® and other trademark products, are not PFOA. Rather, some of them may contain trace amounts of PFOA and other related perfluorinated chemicals as impurities. The information that EPA has available does not indicate that the routine use of consumer products poses a concern. At present, there are no steps that EPA recommends that consumers take to reduce exposures to PFOA.

8 American Racing Mojave Teflon Black 16x8 Inch
Quần áo nón không dính dơ nhờ tráng Teflon Thảm trải nhà không dính dơ nhờ tráng Teflon

9 PFOA -- a key processing agent in making nonstick and stain-resistant materials -- has been linked to cancer and birth defects in animals and is in the blood of 95 percent of Americans, including pregnant women. It has also been found in the blood of marine organisms and Arctic polar bears. Perfluorooctanoic acid (PFOA), also known as C8 and perfluorooctanoate. PFOA is a toxicant and carcinogen in animals, persistent in the environment, and detected in the blood of general populations in the low parts per billion range where it has been linked to infertility. In people with higher exposures, PFOA is linked to birth defects, increased cancer rates, and changes to lipid levels, the immune system, and liver, effects identified in animals. PFOA has been detected in industrial waste and consumer products including stain resistant carpets, microwave popcorn bags, food packaging, and Teflon (PTFE). PFOA is also found in food and water. Đọc mấy hàng trên thấy ghê, xài chất PFOA cho nhiều vào, tới khi biết độc rồi thì e quá muộn. Những nước đang theo đà phát triển, hiểu biết về hoá chất kém hơn Mỹ, cũng xài chất hoá học kỹ nghệ một cách “vô tư” ai vào đây gánh hậu quả. Fomaldehyde (methanal=formol) đang là tai hoạ tại Việt Nam vì dùng nhiều trong vật liệu xây dụng và dùng trong bánh phở hủ tiếu, bún, bánh tráng… Teflon Teflon

10 Vậy thì kết luận sao đây? Thưa các bạn không biết thì thôi, biết thì nên tránh được phần nào hay phần nấy. Nồi niêu trong nhà các bạn giá chẳng đáng bao nhiêu, có hư thay phức cho rồi bằng những loại an toàn hơn (loại nào đây? khổ quá). Riêng nhiều căn nhà đang lót thảm không dính, có xịt Teflon thì thực là khó tính. Ngay như khi các bạn thay chúng bằng sàn laminate hay sàn bằng gỗ chúng ta vẫn chưa biết được về lâu có hại chi không. Nói là sàn gỗ chớ thật ra nó tẩm đủ thứ trong sớ gỗ để chống mối chống mọt, chống nấm mốc. Lớp áo bên ngoài cũng là “verni” chi đó chớ đâu là gỗ. Bàn chơi cho vui, chớ những chuyện thế nầy hình như vượt ra khỏi sự kiểm soát của chúng ta. Chuyện dài nói hoài đâu có hết. HCĐ Còn nhiều bài liên hệ tới an toàn thực phẩm và môi sinh nơi đây (click)


Download ppt "Nên Tránh Dùng Nồi Niêu Son Chảo"

Similar presentations


Ads by Google