Download presentation
Presentation is loading. Please wait.
1
ViÖn ChiÕn lîc ph¸t triÓn
®Þnh híng ChiÕn lîc ph¸t triÓn kinh tÕ-x· héi viÖt nam trong giai ®o¹n ®Õn n¨m 2020 TS. NguyÔn B¸ ¢n Phã ViÖn trëng, ViÖn ChiÕn lîc ph¸t triÓn
2
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ LỰA CHỌN
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - Đại hội 7 xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm với chủ đề ổn định và phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ Đại hội IX đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI - Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đại hội Đảng lần thứ XI kiểm điểm việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quyết định Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. .
3
NỘI DUNG Tình hình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm Những nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam thời kỳ
4
1. Việt Nam đang đứng ở đâu trong bản đồ kinh tê, xã hội của thế giới
1. Việt Nam đang đứng ở đâu trong bản đồ kinh tê, xã hội của thế giới? Và Việt Nam sẽ ra sao và ở trình độ vào năm 2020 so với thế giới? - Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển; Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 7,2%/năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt trên 106 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt USD. Năng lực sản xuất nhiều ngành kinh tế tăng đáng kể. Tỷ lệ đô thị hoá tăng từ 24,2% năm 2000 lên trên 30% năm 2010.Việt Nam.
5
- Tăng trưởng kinh tế cao đã tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân
- Tăng trưởng kinh tế cao đã tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân. đã giải quyết việc làm 15,6 triệu ng. Tỷ lệ L.động qua đào tạo 16% n.2000 lên 37% n.2008 và 40% n Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 62,2% (2000) xuống 52,5% (2008) và 50% (2010). - Thu nhập và chất lượng cuộc sống được nâng cao rõ rệt. Thu nhập thực tế bình quân 10 năm tăng 3,3 lần, từ 221 nghìn đồng/ng./tháng (1999) lên 728,5 nghìn đồng/ng./tháng (2008). Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999 xuống còn 2,09 lần năm 2004 và 2 lần năm 2008.
6
Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP tăng từ 36,7% năm 2000 lên 40% năm 2010, nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,5% xuống còn khoảng ,2% và tỷ trọng dịch vụ giữ mức 38,9%. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao. Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội/GDP bình quân 10 đạt 40,6%, trong đó, vốn trong nước chiếm khoảng 70%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký 10 năm ước đạt 170 tỷ USD, thực hiện ước đạt 59 tỷ USD. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cam kết 10 năm ước đạt 45 tỷ USD, giải ngân tỷ USD.
7
Công tác môi trường được quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định
Công tác môi trường được quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định. Nhận thức về bảo vệ môi trường (BVMT) của các cấp, các ngành và các tầng lớp xã hội được nâng lên. Hệ thống pháp luật, chính sách về môi trường từng bước được xây dựng Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được hoàn thiện; tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế từng bước được xoá bỏ. Các loại thị trường cơ bản đã hình thành và từng bước phát triển.
8
Hạn chê, yếu kém Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện; các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc; tăng trưởng dựa chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, yếu tố vốn đóng góp vào tăng trưởng là 52,7%, lao động 19,1%; năng suất tổng hợp 28,2%. Khoảng cách về thu nhập bq đầu người so với các nước trong khu vực vẫn còn lớn. Năm 2007, thu nhập b/q đầu người của Việt Nam chỉ bằng 33% của Trung Quốc, 11% của Malaysia và bằng khoảng 4% của Hàn Quốc KCHT phát triển chậm, chất lượng thấp, gây trở ngại sự phát triển; Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa theo kịp yêu cầu phát triển; sức sản xuất chưa được giải phóng triệt để; Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự là quốc sách hàng đầu; Phát triển văn hóa, xã hội chưa đáp ứng kịp yêu cầu, một số vấn đề bức xúc chậm được giải quyết; Bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, là thách thức lớn trong quá trình phát triển;
9
(1) Kéo dài quá lâu tình trạng tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào các yếu tố vốn và khai thác tài nguyên. - Đóng góp của yếu tố vốn chiếm tỷ lớn trên 52%, đóng góp của yếu tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng kinh tế còn khiêm tốn chỉ khoảng 28%. 2003-nay Đóng góp vào tăng trưởng (%) 100 Vốn 69,3 57,5 52,7 Lao động 15,9 20 19,1 TFP 14,8 22,5 28,2
10
- Chỉ số kinh tế tri thức còn rất thấp, chưa đạt được điểm trung bình
- Chỉ số kinh tế tri thức còn rất thấp, chưa đạt được điểm trung bình. Theo phương pháp đánh giá do Viện nghiên cứu của Ngân Hàng thế giới đưa ra thì Chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam năm 2008 là 3,02 xếp thứ 102 trong số 133 quốc gia được phân tích. Mặc dù nước ta đã tiến lên được 8 bậc trong biểu xếp hạng, nhưng chỉ số này của nước ta mới chỉ cao hơn của nhóm thu nhập thấp và thấp hơn khá nhiều so với chỉ số của nhóm nước thu nhập trung bình thấp (4,1). So với các nước trong khu vực, chỉ số kinh tế tri thức của nước ta chưa bằng ½ chỉ số đạt được của nhóm nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs gồm Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông), thấp hơn khá nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Philipin.
11
So sánh chỉ số kinh tế tri thức năm 2008 của Việt Nam và các nước trong khu vực
Chỉ số kinh tế tri thức (KEI) Chỉ số tri thức (KI) Môi trường chính sách kinh doanh Giáo dục đào tạo Đổi mới Công nghệ thông tin Vietnam 3,02 3,08 2,85 2,83 3,32 Thái Lan 5,44 5,41 5,51 5,98 5,27 5,00 Philippines 4,25 4,02 4,95 3,63 4,76 3,66 Malaysia 6,06 6,02 6,18 6,83 4,14 7,08 Indonesia 3,23 3,19 3,36 3,42 2,82 Trung Quốc 4,35 4,46 4,01 5,12 4,11 4,16 Hàn Quốc 7,68 8,38 5,57 8,47 7,97 8,71 Singapore 8,24 7,75 9,71 9,56 5,19 8,50 Đài Loan 8,69 8,80 8,35 9,24 7,91 9,26 Hồng Kông 8,20 7,73 9,60 8,64 5,30 Nguồn: Ngân hàng thế giới
12
- Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng công nghiệp chế tạo hàm lượng công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp. Số liệu xuất khẩu thời kỳ cho thấy, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chỉ có khoảng 5% là hàng công nghệ cao; khoảng 10% là hàng công nghệ trung bình; 40% kim ngạch xuất khẩu là nông sản chưa qua chế biến (ví dụ gạo, cà phê, điều v.v…) và khoảng 27% là hàng công nghệ thấp (như dệt may, da giày v.v…). Điều đáng lưu ý là, cơ cấu xuất khẩu này gần như không thay đổi trong suốt 10 năm qua. Tỷ trọng hàng sơ cấp trong cơ cấu xuất khẩu đã giảm gần 10% từ năm 2000 đến 2007, tuy nhiên, phần lớn sự sụt giảm này được chuyển vào sự gia tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu công nghệ thấp, trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ trung bình và cao gần như không đổi.
13
(2) Năng suất lao động rất thấp so với các nước trong khu vực
Đơn vi: USD Quốc gia Việt Nam 813 1060 1459 Ấn Độ 1192 1636 2353 Indonesia 1772 2466 3661 Trung Quốc 1776 2518 3746 Philippines 2343 2511 3606 Thái Lan 3577 4548 6191 Malaysia 9160 10948 14988 Hàn Quốc 22325 28833 38253
14
Thời kỳ tăng trưởng nhanh
(3) Hiệu quả đầu tư còn thấp. So sánh ICOR của Việt Nam với các nước trong thời kỳ tăng trưởng nhanh Thời kỳ tăng trưởng nhanh Tỷ lệ đầu tư (% GDP) Tỷ lệ tăng trưởng (%) ICOR Việt Nam 41,6 7,5 5,26 Trung Quốc 39,1 9,5 4,1 Nhật Bản 32,6 10,2 3,2 Hàn Quốc 29,6 9,2 Đài Loan 21,9 8 2,7
15
(4) Tiêu tốn nhiều năng lượng.
Để tạo ra một 1 USD của GDP, Việt Nam đã phải tốn lượng điện năng bằng 4,65 lần Hồng Kông, gần 2,10 so lần Hàn Quốc, 3,12 lần Singapore, và khoảng 1,37 – 1,60 lần so Thái Lan, Malaysia. (5) Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp - Chỉ số N.lực cạnh tranh TH của VN liên tục giảm : 61/ /2005; 64/ /2007; 68/ /2008; 70/ /2009 và 75/133 năm 2009/2010.
16
(6) Thành tựu xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, bất bình đẳng có xu hướng gia tăng giữa các vùng
(7) Việc làm mới được tạo ra nhìn chung có chất lượng thấp (8) Mất an toàn, an ninh và tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng (9) Nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những tài nguyên không có khả năng tái tạo đang bị khai thác quá mức với công nghệ lạc hậu gây lãng phí và đứng trước nguy cơ cạn kiệt; gây hủy hoại môi trường trong quá trình phát triển kinh tế
17
Những cản trở chủ yếu ảnh hưởng đến mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trên con đường CNH, HĐH đất nước Thiếu một luận cứ vững chắc cho một chiến lược kinh tế để phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, nhanh chóng đưa đất nước ta tiến lên, đuổi kịp các nước trong khu vực. Thiếu một chiến lược rõ ràng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế để khai thác các lợi thế so sánh của cả nước và của từng vùng lãnh thổ. Thiếu một chiến lược để phát huy lợi thế của con người Việt Nam. Chưa có chiến lược rõ ràng về chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực có năng xuất lao động thấp (khu vực nông nghiệp) sang khu vực năng xuất lao động cao (khu vực phi nông nghiệp), tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chất lượng lao động không cao dẫn đến khó có một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng. Thiếu một chiến lược phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cả phần cứng và phần mềm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.
18
Quan điểm phát triển: 1. Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược 2. Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh 3. Thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. 4. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 5. Phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
19
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. In 2005, the Malaysian economy registered a growth of 5.3%. Malaysia’s GDP value was about US$136 billion propelled by a total merchandise trade of about US$260 billion. This year, Malaysia’s economy expanded 6% in the first three quarters from a year earlier, with the recent third quarter registered a better-than-expected 5.8% growth, propelled by healthy exports. The steady growth over the years has been able to set the country with a consistent environment of low inflation and low unemployment.
20
GDP b/q đầu người đạt từ 3000 - 5000 USD/người (VN->3200)
Tiêu chí CNH có thể hiểu là những đặc trưng để nhận biết hay để phân biệt trình độ đạt được trong tiến trình CNH. Nước CN có trình độ phát triển trung bình được xác định theo các tiêu chí sau: GDP b/q đầu người đạt từ USD/người (VN->3200) Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP từ % (VN-15%) Tỷ trọng CN chế tạo trong GTSX CN % (VN-40%); Tỷ trọng LĐ NN trong tổng LĐXH từ % (VN-30%); Tỷ lệ sử dụng Internet trên dân số 25% (VN-trên 30%); Số bác sỹ trên 1 vạn dân (VN- 9); Tuổi thọ trung bình trên 70 tuổi (VN-trên 75 tuổi); Chỉ số HDI 0, ,798 (VN-trên 0,750); Tỷ lệ che phủ rừng 42% (Việt Nam dự kiến là 45%); Tỷ lệ đô thị hóa từ % (Việt Nam dự kiến trên 40%); Tỷ lệ DS SD nước sạch % (VN-100% DS đô thị và 85% dân số nông thôn); Hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ và hiện đại.
21
Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường
a) Về kinh tế. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hài hoà giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP bình quân đầu người đạt khoảng USD. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30% lao động xã hội. Tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.
22
b) Về văn hóa, xã hội: Xây dựng xã hội đồng thuận, dân chủ, kỷ cương, công bằng, văn minh. HDI đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; lao động qua đào tạo chiếm trên 70%, lao động qua đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2 - 3%/năm; Xoá nhà ở đơn sơ, tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25 m2 sàn xây dựng/người. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. c) Về môi trường: Đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 45%. Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị xử lý chất thải; trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng.
23
4. Những định hướng phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế tri thức: chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh. Tạo chuyển biến về phân công lao động xã hội, tăng tỷ lệ lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao, nhưng cũng phải toàn dụng lao động, tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế năng động với các loại hình sản xuất kinh doanh có các quy mô khác nhau (lớn, vừa và nhỏ), có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình phát triển KT và thương mại quốc tế.
24
Hoàn thiện thể chế KT thị trường định hướng XHCN; bảo đảm ổn định kinh tế mic mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp dược, CN vật liệu mới. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Khuyến khích tập trung ruộng đất phù hợp với từng vùng. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa, sang sử dụng vào mục đích khác.
25
Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, để thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới. Phát triển đô thị, nâng cao chất lượng và quản lý chặt chẽ quy hoạch đô thị.
26
- Hình thành và phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăng trưởng có ý nghĩa cả nước và liên kết trong khu vực. Đẩy mạnh phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng cuộc sống, thực hiện tốt hơn tiến bộ và công bằng xã hội. Tập trung đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ giáo dục - đào tạo theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, Để khoa học và công nghệ trở thành động lực then chốt của quá trình công nghiệp hoá Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. - Mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
27
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN –ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC
1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính nhằm giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực. Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp; tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ. Xây dựng Nhà nước mạnh và hiệu quả: Đổi mới mạnh mẽ quản lý kinh tế của hệ thống chính trị, đảm bảo cho cơ chế kinh tế thị trường hoạt động thông suốt, thống nhất. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh kinh tế trong mọi tình huống. Đổi mới căn bản chính sách đào tạo và sử dụng nhân lực. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường. Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản quốc gia In 2005, the Malaysian economy registered a growth of 5.3%. Malaysia’s GDP value was about US$136 billion propelled by a total merchandise trade of about US$260 billion. This year, Malaysia’s economy expanded 6% in the first three quarters from a year earlier, with the recent third quarter registered a better-than-expected 5.8% growth, propelled by healthy exports. The steady growth over the years has been able to set the country with a consistent environment of low inflation and low unemployment.
28
Xây dựng Nhà nước mạnh và hiệu quả
Đổi mới mạnh mẽ quản lý kinh tế của hệ thống chính trị, đảm bảo quản lý nhà nước có hiệu lực hiệu quả, làm cho cơ chế kinh tế thị trường hoạt động thông suốt, thống nhất, giả phóng và huy động được mọi nguồn lực và sức mạnh của cả dân tộc cho vì mục tiêu hưng thịnh quốc gia. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh kinh tế trong mọi tình huống. Đổi mới căn bản chính sách đào tạo và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực trong khu vực nhà nước để tạo động lực kích thích và giải phóng sức sáng tạo của con người. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường. Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; không phó mặc cho thị trường tự điều tiết hoặc can thiệp không đúng, làm sai lệch các quan hệ thị trường. Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản quốc gia, thực hiện tốt chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước
29
2. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đổi mới tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn sử dụng và ưu tiên tập trung bồi dưỡng nhân tài. Cải cách căn bản và sâu sắc hệ thống giáo dục quốc gia hiện hành phù hợp với các tiêu chí, chuẩn mực quốc tế. Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động. Nhanh chóng hình thành và phát triển xã hội học tập để đảm bảo tất cả người dân có cơ hội học tập suốt đời. Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, đặc biệt là hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực quản lý hành chính, quản trị kinh doanh, giáo dục-đào tạo, hoạt động khoa học-công nghệ, tư vấn hoạch định chính sách, pháp lý, y học, văn hoá-nghệ thuật. Đào tạo, xây dựng và phát triển các nhóm nhân lực cốt yếu trong các ngành nghề trọng điểm: công nghệ thông tin, cơ khí-tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ biển, công nghệ sinh học, y học, năng lượng, công nghệ môi trường và công nghệ vũ trụ.
30
Tăng cường thể lực và nâng cao tầm vóc con người Việt Nam
Tăng cường thể lực và nâng cao tầm vóc con người Việt Nam. Mục tiêu cơ bản là cải thiện một cách bền vững tầm vóc của người Việt Nam. Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực để tạo động lực kích thích và giải phóng sức sáng tạo của con người. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp lý phát triển và sử dụng nhân lực phù hợp với cơ chế và thể chế kinh tế thị trường. Xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn quốc gia về trình độ phát triển nhân lực, những điều kiện phát triển nhân lực, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về năng lực nghề nghiệp của nhân lực và về yêu cầu chất lượng đối với các cấp, bậc, ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng và hội nhập quốc tế. Phát triển thị trường lao động, xây dựng những cơ chế và công cụ thích hợp để sử dụng nhân lực có hiệu quả, tạo động lực cho sự phát triển của chính bản thân nguồn nhân lực
31
Tập trung cao các nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại.
- Bằng mọi hình thức đầu tư (BOT, PPP…) khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. - Hình thành đồng bộ, hiện đại khung kết cấu hạ tầng theo trục giao thông Bắc-Nam, các trục hành lang Đông-Tây; - Phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, các cảng cửa ngõ quốc tế. Tập trung đầu tư các cảng hàng không quốc tế trong khu vực Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với quy mô và chất lượng phục vụ ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực. - Phát triển hạ tầng đô thị hiện đại, trước mắt ưu tiên triển khai tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
32
Xin c¸m ¬n!
Similar presentations
© 2025 SlidePlayer.com. Inc.
All rights reserved.