Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội

Similar presentations


Presentation on theme: "Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội"— Presentation transcript:

1 Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội
Tăng trưởng xanh và chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam - Kiến nghị về Lộ trình Cải cách Chính sách Chia sẻ thông tin với Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Hà Nội, ngày 16 tháng 6, 2014

2 Background Báo cáo Tăng trưởng xanh và Chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam – Kiến nghị cho một Lộ trình cải cách chính sách dựa trên các nghiên cứu sâu trong 3 năm qua Các đối tác nghiên cứu bao gồm Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Trung tâm Phân tích và Dự báo/ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (CAF/VASS) Viện Năng lượng Viện Chiến lược Tài chính Liên minh Năng lượng Chương trình Sáng kiến trợ cấp toàn cầu / Viện Phát triển bền vững quốc tế Hoạt động của các đối tác Phát triển khác (ADB, World Bank, GIZ, IMF…)

3 Outline Trợ cấp nhiên liệu hóa thạch đang gây tổn hại bao nhiêu đối với người dân Việt Nam? Trợ cấp nhiên liệu hóa thạch là gì? Tại sao Cải cách là quan trọng? Giá điện có thực sự tăng lên? Giá điện ở Việt Nam ở mức thế nào so với các nước khác? Cải cách Chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch cần nhiều hơn chỉ đơn thuần là tăng giá Quan điểm của người dân Cải cách ngành năng lượng tổng thể là quan trọng Kiến nghị cho ngành điện Kiến nghị cho thị trường xăng dầu Giảm thiểu tác động ngắn hạn bằng cách nào?

4 Trợ cấp nhiên liệu hóa thạch đang gây tổn hại bao nhiêu đối với người dân Việt Nam?
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) trợ cấp nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam dao động từ 1,2 tỷ đến 4,49 tỷ đôla Mỹ mỗi năm trong giai đoạn từ 2007 đến 2012. TRỢ CẤP TIÊU DÙNG NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH (cách tiếp cận khoảng cách giá, tỷ đôla Mỹ) Loại năng lượng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Dầu 0,32 1,09 1,15 0,33 Khí 0,09 0,21 0,13 0,19 0,18 0,23 Than 0,01 0,02 0,03 Điện 1,68 2,25 1,06 3,19 2,98 2,86 Tổng cộng 2,1 3,56 1,2 4,49 4,33 3,45 Cơ quan Năng lượng Quốc tế, 2014

5 Trợ cấp nhiên liệu hóa thạch là gì?
Trợ cấp là bất kỳ hình thức can thiệp nào của chính phủ làm giảm chi phí nhiên liệu hóa thạch xuống dưới mức thực tế khi không có can thiệp đó. Ở Việt Nam phần lớn trợ cấp nhiên liệu hóa thạch cho than và các loại nhiên liệu khác cho phát điện. How do subsidies occur? Điều tiết ngành năng lượng như việc kiểm soát giá hoặc hạn chế tiếp cận thị trường. Hầu hết trợ cấp là gián tiếp: Do đó không dễ dàng nhận biết được như các khoản chuyển dịch tài khóa Trợ cấp diễn ra thông qua các hình thức ưu đãi cho các nhà sản xuất và phân phối năng lượng, phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ví dụ các khoản vay lãi suất thấp hoặc ưu đãi, chi phí thấp đối với đầu vào như đất đai và than (cho phát điện) Subsidies result in substantial forgone revenue for Government and increasing debt of energy SOEs which will ultimately need to be borne by taxpayers. Trợ cấp dẫn đến nguồn thu của Chính phủ bị suy giảm đáng kể và khoản nợ ngày càng tăng của các DNNN trong ngành năng lượng , và cuối cùng chính người dân nộp thuế sẽ phải gánh chịu Fossil fuel subsidies are usually defined as any government intervention that can reduce the cost of fossil fuel below what it would be without that intervention.

6 Tại sao Cải cách là quan trọng?
Thua trước được sau – cải cách lúc này sẽ giúp tránh phải việc thực hiện những nỗ lực lớn, tốn kém hơn trong tương lai. Các lợi ích của cải cách bao gồm: Tăng cường an ninh năng lượng quốc gia Tiêu dùng than, khí và xăng dầu đang gia tăng. Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu thuần về nhiên liệu hóa thạch trong tương lai gần. Chịu tác động ngày càng lớn từ giá nhiên liệu hóa thạch thế giới đòi hỏi cần chuyển dịch tài khóa ngày càng nhiều cho các DNNN hoặc cho người tiêu dùng nếu giá nội địa vẫn thấp. Điều này là cần thiết để hạn chế các sức ép tài khóa. Giảm tốc độ gia tăng sử dụng năng lượng nội địa thông qua tăng cường hiệu quả năng lượng cùng với việc mở rộng năng lượng tái tạo sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào thị trường năng lượng thế giới. Nâng cao hiệu quả năng lượng Cường suất sử dụng năng lượng là rất cao ở Việt Nam. Tỷ lệ sử dụng năng lượng trên GDP đôla Mỹ là 237 kg quy dầu (tỷ lệ của thế giới là 208 kg). Trợ giá dẫn tới sự thiếu hiệu quả và đưa lại rất ít động lực để cải thiện hiệu quả năng lượng.

7 Tại sao Cải cách là quan trọng?
Cải thiện mức độ tin cậy của cung ứng năng lượng Nhu cầu năng lượng gia tăng vượt quá mức độ đầu tư vào công suất và hạn chế nguồn cung dẫn tới tình trạng cắt điện thường xuyên. Mức giá hiện nay và cấu trúc độc quyền của ngành năng lượng tạo ra rất ít động lực cho việc đầu tư vào ngành. Tạo thuận lợi cho cho việc đầu tư vào năng lượng tái tạo phi thủy điện Thúc đẩy tăng trưởng GDP và hiệu quả Nghiên cứu chỉ ra trong trung và dài hạn việc dỡ bỏ trợ cấp năng lượng và áp giá carbon sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP và hiệu quả của nền kinh tế. Cải thiện công bằng và mức độ bao trùm Trợ cấp hiện nay có tính lũy thoái tương đối, tức là có lợi cho người sử dụng nhiều năng lượng/ người giàu nhiều hơn các đối tượng khác. Dỡ bỏ trợ cấp sẽ giúp giải phóng nguồn lực cho các lĩnh vực đầu tư ưu tiên cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động cho hộ nghèo và doanh nghiệp dễ tổn thương. Giảm tác động môi trường và y tế

8 Giá điện có thực sự tăng lên?
Mặc dù đã có cam kết về cải cách giá và ngành năng lượng, cũng như giá bán lẻ trung bình đã tăng lên đáng kể, song giá điện vẫn gần như không thay đổi trong giai đoạn và thấp hơn so với giai đoạn nếu tính toán theo giá cố định năm 2002 (có điều chỉnh lạm phát). Nguồn: Vũ và cộng sự, 2013, cập nhật số liệu từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam

9 Giá điện ở Việt Nam so sánh với các nước khác ở mức độ nào?
Giá (US cents/kWh) Năm (số liệu gần nhất) Australia 2013 Brazil 34.20 Trung Quốc Đức 31.41 2012 Ấn Độ Indonesia 8.75 Nhật Bản 20-24 Malaysia Mexico 19.28 Philippines 30.46 Singapore 21.53 2011 Nam Phi Nguồn: tổng hợp từ các nguồn khác nhau Nguồn: Vũ và cộng sự, 2013, cập nhật số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

10 Cải cách chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch cần nhiều hơn chỉ đơn thuần là tăng giá bởi vì…
Hầu hết trợ cấp là gián tiếp và diễn ra dưới hình thức đối xử ưu đãi cho các DNNN trong ngành năng lượng, cấu trúc của ngành năng lượng đem lại rất ít động lực cho việc đầu tư vào công suất mới Thiếu cạnh tranh trong ngành cũng tạo rất ít động lực để tăng cường hiệu quả Tự do hóa giá trong điều kiện độc quyền và trong bối cảnh thiếu vắng các cơ quan điều tiết mạnh, độc lập sẽ làm gia tăng sự thiếu hiệu quả và các vấn đề cấu trúc Nghiên cứu cho thấy sự hồ nghi của công chúng đối với lý do của tăng giá, thiếu sự minh bạch và nhận thức về sự thiếu hiệu quả của các DNNN trong ngành năng lượng

11 Quan điểm của người dân Theo ý kiến của ông bà, đâu là những cản trở cho cải cách? (xếp theo thứ tự ưu tiên) Hộ dễ tổn thương Chuyên gia Thiếu minh bạch, hạn chế thông tin về độc quyền năng lượng Tác động bất lợi đến phúc lợi của hộ Tác động bất lợi đến doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế Áp lực lạm phát Cấu trúc độc quyền/độc quyền nhóm của thị trường năng lượng Thiếu minh bạch Các biện pháp và năng lực giảm thiểu tác động yếu Theo ý kiến của ông bà, đâu là những động lực/khích lệ cho cải cách? (xếp theo thứ tự ưu tiên) Thua lỗ của các DNNN trong ngành năng lượng Đưa vào áp dụng cạnh tranh thị trường Tạo thuận lợi cho việc tiết kiệm năng lượng Thu hút đầu tư vào ngành năng lượng Khuyến khích tiết kiệm năng lượng và nâng cấp công nghệ Source: Nguyen et al, 2013.

12 … vì vậy điều quan trọng là phải cải cách ngành năng lượng toàn diện
Các kiến nghị cho ngành điện bao gồm: Tăng cường cạnh tranh trên thị trường điện Cải thiện hiệu quả hoạt động chức năng của EVN Cải thiện tính minh bạch của cơ chế định giá Áp giá điện theo hướng phản ánh đủ chi phí và có thể tiên liệu Cải thiện hiệu quả và tính minh bạch của các DNNN trong ngành năng lượng Tăng cường điều tiết thị trường điện Đưa vào khuyến khích để thu hút đầu tư điện tái tạo lên lưới Chuyển dịch dần theo hướng định giá carbon

13 … vì vậy điều quan trọng là phải cải cách ngành năng lượng toàn diện
Các kiến nghị cho thị trường xăng dầu bao gồm : Tăng cường cạnh tranh trên các thị trường xăng dầu hạ nguồn Cải thiện hiệu quả của các DNNN hạ nguồn Tăng cường cạnh tranh và điều tiết thị trường Định giá xăng dầu linh hoạt, phản ánh đủ chi phí Cải cách Quỹ bình ổn giá xăng dầu (QBOG) Tăng cường điều tiết, minh bạch và quản lý QBOG Dỡ bỏ QBOG trong trung hạn

14 Giảm thiểu các tác động ngắn hạn bằng cách nào?
Người sử dụng nhiều năng lượng hưởng lợi nhiều hơn từ cơ chế trợ cấp hiện tại, cải cách là cơ hội để làm cho chính sách năng lượng và tài khóa trở nên bao trùm hơn. Cải cách giúp giải phóng nguồn lực cho việc đầu tư và giảm thiểu tác động đến các hộ và doanh nghiệp. Trong khi một số biện pháp giảm thiểu tác động đã tồn tại… Cần mở rộng hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho hộ nghèo và hộ dễ tổn thương Tác động của biểu giá điện theo khối mới và mức hỗ trợ tiền mặt điều chỉnh (quyết định 28/2014/QD-TTG có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2014) đến người nghèo và người dễ tổn thương cần phải được đánh giá Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cần được lồng ghép vào khung bảo trợ xã hội rộng hơn Cần áp dụng hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho nông dân nhỏ và hộ kinh doanh Cần tăng cường hỗ trợ cho DNNVV và các doanh nghiệp có lựa chọn để khuyến khích hiệu quả năng lượng thông qua kiểm toán năng lượng, nâng cao năng lực về tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ cho cải tiến công nghệ, tiếp cận vốn đầu tư, miễn giảm thuế

15 Để biết thêm thông tin và các báo cáo nền, vui lòng truy cập:


Download ppt "Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội"

Similar presentations


Ads by Google