Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

PGS.TS. Nguyễn Văn Hợp, Khoa Hoá

Similar presentations


Presentation on theme: "PGS.TS. Nguyễn Văn Hợp, Khoa Hoá"— Presentation transcript:

1 PGS.TS. Nguyễn Văn Hợp, Khoa Hoá
11/12/2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC SEMINA: TIẾP CẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN PGS.TS. Nguyễn Văn Hợp, Khoa Hoá Huế, 12/2010

2 NỘI DUNG SEMINA ?  Tại sao SV phải NCKH ?  Yêu cầu về kỹ năng NCKH đối với SV ?  Các bước thực hiện một đề tài NCKH-SV ?  Bố cục một báo cáo đề tài NCKH-SV ?  Những hạn chế của SV khi thực hiện đề tài NCKH ?  Một số giải pháp cải thiện chất lượng NCKH – SV ?  Một nghiên cứu mẫu (case study)- đề tài NCKH-SV ?

3 TẠI SAO SINH VIÊN PHẢI NCKH ? (1)
1. Trang bị kỹ năng NCKH cho SV là nhiệm vụ bắt buộc trong quá trình đào tạo cử nhân / kỹ sư tại trường ĐH  Hoạt động NCKH-SV ?  Chủ trì / tham gia đề tài NCKH-SV  Thực hiện KLTN / đồ án tốt nghiệp  Tham gia đề tài NCKH do thầy / cô chủ trì...  Khó khăn hiện nay ? Không phải tất cả SV được NCKH Lý do:  Không đủ CSVC: PTN, thiết bị, phương tiện, hoá chất  Nhiều SV chưa đủ khả năng NCKH...

4 TẠI SAO SINH VIÊN PHẢI NCKH ? (2)
2. SV NCKH để góp phần thực hiện các đề tài / công trình khoa học của thầy / cô  trang bị kỹ năng NCKH  góp phần nâng cao uy tín của trường ĐH 3. Có kỹ năng NCKH, SV sẽ tự tin, chủ động trong công việc sau này  góp phần phát triển đơn vị, địa phương, XH...

5 YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG NCKH ĐỐI VỚI SV ? (1)
Biết “BẮT CHƯỚC” NCKH theo thầy / cô giáo (Chưa cần thiết phải thành thạo và sáng tạo), gồm:  Biết cách triển khai thực hiện một đề tài NCKH  Cách thu thập/truy cập thông tin liên quan đến ĐT  Cách lập kế hoạch nghiên cứu để thực hiện ĐT  Cách bố trí & thực hiện TN, khảo sát, điều tra…  Cách lý giải / bàn luận / đánh giá kết quả...

6 YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG NCKH ĐỐI VỚI SV ? (2)
 Biết cách làm việc nhóm (nhóm SV thực hiện ĐT; nhóm các thành viên trong PTN / tổ chuyên môn...)  Biết cách viết báo cáo đề tài NCKH / KLTN / bài báo (đăng tạp chí, Hội nghị KH...)  Biết bố cục phần trình bày (presentation) một vấn đề KH / Đề tài NCKH  Biết cách thuyết trình một vấn đề KH / Đề tài NCKH trước số đông

7 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT ĐỀ TÀI NCKH SV ?
Từ hướng NC quan tâm  chọn đề tài  Lý do (mục đích NC) ? Why  Làm gì (nội dung NC) ? What  Làm ở đâu (phạm vi NC), PTN, địa phương nào…? Where  Làm khi nào (thời gian NC) ? When  Làm bằng cách nào (PPNC) ? How ……… Xây dựng đề cương, kế hoạch Thực hiện đề tài Thực hiện các nội dung NC (áp dụng các PPNC đã chọn) Viết báo cáo đề tài (hoặc bài báo) Báo cáo nghiệm thu  Bố cục báo cáo đề tài / bài báo Bố cục phần thuyết trình/ presentation & trình bày trước Hội đồng nghiệm thu

8 BỐ CỤC BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH SV / BÀI BÁO ? (1)
BÀI BÁO KHOA HỌC 1. MỞ ĐẦU / ĐẶT VẤN ĐỀ (Introduction) 1. MỞ ĐẦU (Introduction) 2. PH. PHÁP/THỰC NGHIỆM (Methods / Experimental) 2. TỔNG QUAN (Overview) 4. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN (Results and discussion) 5. KẾT LUẬN (Conclusion) 3. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN 4. KẾT LUẬN (Conclusion) 3. NỘI DUNG & PP_ NC TLTK (Refferences) PHỤ LỤC (Apendix) TLTK (Refferences)

9 BỐ CỤC BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH SV / BÀI BÁO ? (2)
1. MỞ ĐẦU / ĐẶT VẤN ĐỀ (Introduction)  Tính cấp thiết của ĐT / vấn đề cần n/cứu ? Why  Cần giải quyết trọn vẹn / một khía cạnh của vấn đề (thực tế / lý thuyết)  Tiếp tục n/cứu một vấn (chưa giải quyết xong) / “khoảng trống” (gaps) ? (TD: chưa tạo ra sản phẩm / quy trình / chưa áp dụng thực tế / chưa lý giải được về lý thuyết, thực nghiệm...)  Thế giới & Việt Nam đã giải quyết vấn đề đến đâu ?  Mục đích NC (objectives):  Đề tài này giải quyết điều gì ? What  Làm ở đâu (phạm vi NC) ? Where  Làm trong thời gian nào ? When

10 BỐ CỤC BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH SV / BÀI BÁO ? (3)
2. TỔNG QUAN (Overview)  Tình hình NC (liên quan đến ĐT) trên TG & ở VN ?  Cơ sở lý thuyết các PP đo/phân tích, mô hình, thuật toán... đã áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài  Tổng quan về vùng NC / đối tượng NC / những NC liên quan trước đây...

11 BỐ CỤC BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH SV / BÀI BÁO ? (4)
3. NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP NC (Methods / Experimental)  Nội dung NC (Tasks): (để đáp ứng mục đích ĐT) What  Nội dung NC 1  Nội dung NC 2, 3, 4 ...  Phương pháp NC (Methods / Experimental): How  PP lấy mẫu (vị trí, quy cách, cỡ mẫu, thời gian & tần số lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu, kỹ thuật xử lý mẫu...)  PP điều tra/ đo/phân tích/ mô hình / phần mềm… được chọn (từ các PP đã nêu ở Tổng quan) để thực hiện các nội dung NC 1, 2, 3... Lưu ý: nên chọn các PPNC có hiệu lực / được thừa nhận / chuẩn / thương mại hoá . . .  Thiết bị, dụng cụ, hoá chất ...

12 BỐ CỤC BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH SV / BÀI BÁO ? (5)
4. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN (Results and discussion) Từ các nội dung NC, thu được những kết quả gì ?  Kết quả của nội dung NC 1  Các kết quả (bảng, hình...)  Nhận xét, bình luận  Kết quả của nội dung NC 2, 3, 4... (kết quả, NX, bình luận) Lưu ý khi nhận xét và bình luận, nên có:  So sánh với kết quả NC trước đây  Những kết quả mới  Những kết quả chưa lý giải / bình luận được…

13 BỐ CỤC BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH SV / BÀI BÁO ? (6)
5. KẾT LUẬN (Conclusion)  Các kết quả chính (findings) và những bài học thu được (lessons): 1) 2) 3) ... Lưu ý:  Không liệt kê lại các kết quả thu được từ mỗi nội dung NC  Chỉ nêu những kết luận mang tính tổng quát, quan trọng và dựa vào mục đích NC để kết luận  Không kết luận vượt quá kết quả thu được/ xa mục đích NC  Có thể đề cập đến những vấn đề chưa giải quyết được so với mục đích NC

14 BỐ CỤC BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH SV / BÀI BÁO ? (7)
TÀI LIỆU THAM KHẢO (Refferences) [1]. Nguyen Van A (2005), .... [2]. .... Lưu ý:  Tất cả các TLTK phải được viết theo đúng quy định  Nên liệt kê hết các TLTK tiếng Việt trước, tiếp theo là tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung...)  Các TLTK phải được trích dẫn trong quá trình viết Báo cáo PHỤ LỤC (Apendix)  Các bản đồ chỉ phạm vi NC, vị trí lấy mẫu  Các bảng kết quả, đồ thị, biểu đồ, hình ảnh... minh hoạ  Các tiêu chuẩn quốc tế / quốc gia / địa phương...

15 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA SV KHI TIẾP CẬN ĐỀ TÀI NCKH & CÁCH KHẮC PHỤC (1)
1. Thiếu thông tin (các kết quả/công trình/định hướng NCKH của các thầy/cô trong khoa, ở khoa / bộ môn khác, sở KH & CN...)  SV thụ động khi chọn và thực hiện đề tài   Hầu hết do thầy / cô đưa ra đề tài cho SV;  SV phụ thuộc nhiều vào thầy / cô trong quá trình NC KHẮC PHỤC ?  Tham khảo thư mục / danh mục các công trình NCKH / Báo cáo đề tài... (tủ sách, thư viện, website…) Tham dự các semina, HN-HT KH, bảo vệ KLTN, luận văn…  Yêu cầu khoa/BM tổ chức giới thiệu các kết quả NCKH đã đạt được, các hướng NCKH, các đề tài/dự án đang triển khai...

16 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA SV KHI TIẾP CẬN ĐỀ TÀI NCKH & CÁCH KHẮC PHỤC (2)
2. Lúng túng khi viết báo cáo đề tài NCKH / bài báo Lưu ý : Viết báo cáo / bài báo quan trọng không kém làm thí nghiệm & thực hiện các nội dung NC  Cần rèn luyện kỹ năng viết liên tục / lâu dài MỘT SỐ KINH NGHIỆM (để cải thiện kỹ năng viết): i) Trước khi viết cần làm gì ?  Phác thảo sườn / khung chi tiết (outline)  Liệt kê ra các kết quả đã thu được (bảng số liệu, thông tin…)  Nhóm các kết quả lại thành những phát hiện mới (findings)

17 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA SV KHI TIẾP CẬN ĐỀ TÀI NCKH & CÁCH KHẮC PHỤC (3)
MỘT SỐ KINH NGHIỆM (để cải thiện kỹ năng viết báo cáo): ii) Bắt đầu viết từ đâu ?  Nên từ phần dễ nhất: PP NC  Các kết quả (bảng số liệu, hình / đồ thị)  …  Không nên viết Mở đầu trước, vì chưa chắc kết quả thu được đã phản ánh đúng mục tiêu / nội dung của đề tài iii) Viết vào lúc nào ?  Nên viết sớm. Sau vài ngày xem lại  phát hiện nhiều điều không ổn  sửa chữa tiếp…  Viết sớm  có thể phát hiện ra-cần làm TN bổ sung (bạn vẫn còn cơ hội làm việc trong PTN)… Lưu ý: Không nên dừng một thời gian lâu mới viết lại, vì có thể gián đoạn mạch tư duy, logic…

18 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA SV KHI TIẾP CẬN ĐỀ TÀI NCKH & CÁCH KHẮC PHỤC (4)
3. Lúng túng trong bố cục phần thuyết trình / báo cáo đề tài NCKH (presentation) MỘT SỐ KINH NGHIỆM:  Dùng font chữ to và ít chữ trên mỗi slide  Dùng đồ thị / hình vẽ thay cho bảng số liệu  Cuối mỗi slide, nên đưa ra 1 – 2 dòng NX quan trọng nhất  Nói to và nhấn mạnh những điểm quan trọng  Tập trình bày trước để đảm bảo đúng thời gian quy định  Lắng nghe / chú ý để học hỏi khi dự semina, hội nghị KH…  Trả lời ngay vào trọng tâm câu hỏi…

19 MỘT NGHIÊN CỨU MẪU (CASE STUDY)  LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (1)
Hướng NC quan tâm ? Đánh giá chất lượng nước mặt  Áp dụng cho sông Hương Lý do chọn đề tài ? Why  Sông Hương (SH) rất quan trọng ở TP Huế; được dùng cho đa mục đích (SH, NN, CN, GT, DL…)  Hạn chế của những NC trước đây ?  Đã có nhiều NC, nhưng chỉ nhà chuyên môn hiểu, nhân dân & các nhà quản lý khó / không hiểu được  Chưa phân vùng & phân loại CLN sông Hương  Không so sánh được sông này với sông khác…  Cần phát triển PP khác để đánh giá CLN sông Hương

20 NGHIÊN CỨU MẪU (CASE STUDY)  LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (2)
 Các PP đánh giá chất lượng nước hiện nay trên TG ? 1. Phân tích các thông số CLN  so sánh với Tiêu chuẩn CLN (Việt Nam áp dụng PP này) 2. Mô hình hoá CLN (modeling): mô phỏng biến đổi CLN bằng phương trình toán / đồ thị / phần mềm…  Nhược điểm ? chỉ áp dụng cho một số sông… 3. Sử dụng Chỉ số CLN (WQI): Đánh giá CLN bằng điểm (chỉ số): 0 (kém nhất) 100 (tốt nhất) WQI ? được tính toán từ các thông số CLN theo một công thức toán xđ  PP này khắc phục được các nhược điểm trên

21 NGHIÊN CỨU MẪU (CASE STUDY)
 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (3)  Mục đích NC ? What Áp dụng WQI để đánh giá CLN sông Hương (chọn mô hình WQI nào ? – mô hình của Mỹ, Ấn Độ, Canada…) Phạm vi NC ? Where Đoạn sông Hương đi qua TP Huế (30 km) Thời gian NC ? When 5 tháng (tháng 1  5 / 2010)

22 NGHIÊN CỨU MẪU  KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (4)
CLN sông Hương cho mục đích cấp nước sinh hoạt Đầu nguồn Cuối nguồn  S1 – S3: CLN đạt yêu cầu cấp nước SH trong cả MM&MK  S4 – S6: CLN chỉ đạt yêu cầu cấp nước SH trong MM, còn MK không đạt do bị nhiễm mặn & ô nhiễm vi khuẩn

23 NGHIÊN CỨU MẪU  KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (5)
CLN sông Hương cho mục đích cấp nước nông nghiệp Đầu nguồn Cuối nguồn  S1 – S4: CLN đạt yêu cầu cấp nước NN trong cả MM & MK  S5 – S6: CLN không đạt yêu cầu do bị nhiễm mặn

24 NGHIÊN CỨU MẪU  KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (6)
Phân vùng CLN sông Hương MK&MM: bảo vệ đời sống thuỷ sinh nước ngọt và tiếp xúc gián tiếp MM: cấp nước sinh hoạt, công nghiệp MK&MM: công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ đời sống thuỷ sinh nước ngọt và tiếp xúc gián tiếp MM: cấp nước sinh hoạt MK&MM: cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ đời sống thuỷ sinh nước ngọt và TX gián tiếp MM: tiếp xúc trực tiếp

25 NGHIÊN CỨU MẪU  KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (7)
Đề xuất chương trình quan trắc CLN sông Hương Tần số QT: 2 đợt (tháng 5,9, 1) Thông số QT: DO, TUR, EC WQI giám sát: WQITS, WQINN Mục đích giám sát: BVTS&TXGT Tần số QT: 4 đợt (tháng 2, 5, 8) Thông số QT: EC WQI giám sát: WQINN Mục đích G/sát: Cấp nước NN Tần số QT: 4 đợt (tháng 5,6,9,10, 1) Thông số QT: DO, COD, TUR, EC WQI giám sát: WQISH, WQINN Mục đích G/sát: Cấp nước SH, NN Tần số QT: 3 đợt (tháng 5,6,9) Thông số QT: DO, COD, TUR, TC WQI giám sát: WQISH Mục đích giám sát: cấp nước SH

26 NGHIÊN CỨU MẪU  KẾT LUẬN (8)
1. Mô hình WQI của Bhargava (Ấn Độ) cải tiến cho phép đánh giá nhạy CLN sông Hương, phù hợp hơn so với mô hình của Mỹ và Canada và có thể nhân rộng cho các sông khác. 2. Trên cơ sở WQI, đã phân loại, phân vùng CLN và đề xuất chương trình quan trắc CLN sông Hương cho các mục đích sử dụng khác nhau. 3. WQI là một công cụ hữu hiệu phục vụ công tác quản lý nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nước.

27 Trân trọng cảm ơn các thầy/cô và các bạn sinh viên đã lắng nghe


Download ppt "PGS.TS. Nguyễn Văn Hợp, Khoa Hoá"

Similar presentations


Ads by Google