Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

Tổ chức The Natural Step và IKEA

Similar presentations


Presentation on theme: "Tổ chức The Natural Step và IKEA"— Presentation transcript:

1 Tổ chức The Natural Step và IKEA
Bài 7 Module 6 – Managing for Sustainability

2 Module 6 – Managing for Sustainability
Các mục tiêu Giới thiệu về tổ chức Natural Step Thảo luận về trường hợp IKEA Module 6 – Managing for Sustainability

3 Mục tiêu của The Natural Step http://www.naturalstep.org/
“Xây dựng và chia sẻ một khuôn khổ chung bao gồm những nguyên lý dễ hiểu, mang tính khoa học mà có thể hoạt động như một kim chỉ nam, dẫn xã hội đến một tương lai công bằng và bền vững” Module 6 – Managing for Sustainability

4 Khởi nguồn của The Natural Step Câu chuyện của Karl-Henrik Robert
Theo dõi tỷ lệ cao bệnh ung thư “hiếm” gặp ở trẻ em Ghi nhận những tài liệu chứa vô số lý lẽ với những chi tiết gây tranh cãi và thiếu sự tập trung vào những lĩnh vực chính của thỏa thuận. Xem xét các điều kiện không thể đàm phán cho sự sống còn của tế bào, tự hỏi liệu rằng có những điều kiện tương tự cho sự bền vững của các hệ thống như một thể thống nhất của trái đất Tác giả các bài viết về các nguyên tắc để duy trì cuộc sống trên trái đất; phân phát cho 50 nhà khoa học để họ bình luận/duyệt lại; sau 21 lần dự thảo, đạt được sự đồng thuận  Những nguyên tắc của Natural Step (Bước Đi Của Thiên Nhiên) Được thành lập bởi Dr. Karl-Henrik Robert, nhà nghiên cứu hàng đầu về bệnh ung thư tại Thụy Điển. Nghiên cứu những căn bệnh ung thư hiếm gặp ở trẻ em. Trong khi tìm kiếm các tài liệu, ông đã có nhiều bài tranh luận về những chi tiết gây tranh cãi. Không ai tìm kiếm những lĩnh vực căn bản của thỏa thuận. Ông ấy biết rằng có điều kiện không thể thỏa thuận được cần thiết cho sự tồn tại các tế bào. Ông ấy tự hỏi liệu rằng có những điều kiện tương tự mà có thể được mọi người trên trái đất đều đồng tình. Ông đã viết một bài về những nguyên lý khoa học hướng dẫn về cuộc sống trên trái đất. Bài viết này đã đưa tới 50 nhà khoa học. Sau 21 bản thảo, họ đã có một bản cuối cùng. Và đó đã trở thành những nguyên lý căn bản của The Natural Step! Module 6 – Managing for Sustainability

5 K.H. Robert cho rằng đặc tính của các vấn đề môi trường đã thay đổi:
Địa phương Toàn cầu Một vài nguồn lớn Các nguồn phân tán Trì hoãn ngắn hạn Trì hoãn dài hạn Độ phức tạp thấp Độ phức tạp cao Các vấn nạn của môi trường đang dịch chuyển từ trái sang phải. Hãy đề nghị các học viên đưa ra những ví dụ trước khi đưa họ những bảng thông tin dưới đây. Thảo luận mỗi sự thay đổi và tầm quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp Từ Địa phương đến Toàn cầu (Ví dụ: Chất lượng không khí và nguồn nước địa phương tạo nên lỗ hổng tầng ozone, mưa axit, hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu) Một vài Nguồn lớn đến các nguồn phân tán (Ví dụ: Chất thải công nghiệp ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và dòng chảy) Trì hoãn ngắn hạn đến dài hạn (Ví dụ: 20 năm để CFCs phá hoại tầng ozone; 100 năm công nghiệp hóa ảnh hưởng đến hiệu ứng khí nhà kính) Từ sự phức tạp thấp đến phức tạp cao (Ví dụ: Khí CO2 từ ngành công nghiệp Mỹ có thể gây lụt ở Bangladesh và tăng số lần những cơn bão lớn tại vùng biển Caribe) Module 6 – Managing for Sustainability

6 Module 6 – Managing for Sustainability
Chu kỳ khí carbon  Liên quan đến sự nóng lên của trái đất và khí hậu Module 6 – Managing for Sustainability

7 Xã hội phi bền vững của chúng ta hiện nay
Ngành công nghiệp của chúng ta đang thải ra các nguyên liệu hóa thạch, kim loại và phân tán chúng trong sinh quyển nhanh hơn so với tự nhiên có thể phân hủy (Ví dụ: Con người tạo ra dòng chảy của đồng vượt quá 24 lần so với dòng chảy của chúng trong tự nhiên). Tổng hợp các chất không thể phân hủy được đang tích tụ trong sinh quyển (Ví dụ: Quá trình hình thành tầng ozone để bảo vệ con người khỏi sự ảnh hưởng của tia cực tím bị đảo ngược bởi CFCs). Một hợp chất hữu bao gồm Carbon, Clo và Flo (CFC), được sinh ra như là một dẫn xuất dễ bay hơi của khí metan và etan. Hậu quả là sự tích tụ của các chất thải rắn và khí (Sự ô nhiễm chất thải rắn tăng gấp 10 lần tính theo trọng lượng). Điều này ảnh hưởng đến các điều kiện mang tính chất vật lý có thể hỗ trợ cho cuộc sống con người. Thêm vào đó, sự khai thác vượt mức cho phép đã làm đất bị sói mòn, làm giảm độ xanh trên bề mặt lá, chúng ta làm giảm khả năng các tế bào diệp lục thực hiện công việc của chúng. Module 6 – Managing for Sustainability

8 Module 6 – Managing for Sustainability
Xã hội bền vững Trong một xã hội bền vững mọi dòng chảy đều cân bằng Xã hội không lấy đi lớp vỏ trái đất hơn khả năng chúng có thể tái sinh trong quá trình tự nhiện Xã hội không sản sinh ra những chất tổng hợp nhân tạo mà chúng được hình thành trong tự nhiên Xã hội sử dụng những nguồn nguyên liệu có khả năng tái sinh không nhanh hơn so với khả năng tái tạo trong tự nhiên... Các nguyên liệu và năng lượng được xã hội sử dụng một cách hiệu quả, với sự ổn định của dân số và đáp ứng các nhu cầu căn bản của con người Module 6 – Managing for Sustainability

9 Nếu chấp thuận “các nguyên lý khoa học” của Robert thì…
Luật thứ 1 của Nhiệt động học: “Luật bảo tồn Khối Lượng và Năng lượng”; Vật chất và năng lượng không thể được tạo ra hoặc không thể bị phá hủy; E = mc2 Luật thứ 2 của Nhiệt động học: “Luật tăng sự mất ổn định; Tính mất ổn định (Entropy) của một hệ thống cách biệt và không trong trạng thái cân bằng có xu hướng ngày càng tăng lên theo thời gian, tiệm tiến tới giá trị cực đại khi ở trạng thái cân bằng. Giá trị (chất lượng) sinh học và kinh tế được tìm thấy trong sự tập trung và cấu trúc (trật tự) của vật chất (là cái mà ta tiêu thụ) Các tế bào diệp lục về cơ bản là thực thể thiên nhiên duy nhất sản xuất ra sự tập trung và cấu trúc (quang hợp) Trước khi chuyển sang trang tiếp theo, hãy thảo luận tại sao điều này lại quan trọng đối với các doanh nghiệp. Hãy để cho các học viên thể hiện các quan điểm của riêng mình Module 6 – Managing for Sustainability

10 …sẽ dẫn tới một hệ thống quan điểm nhấn mạnh về:
Tập trung vào “thượng nguồn” Những nguyên lý hơn là các chi tiết Khuôn khổ chung và một ngôn ngữ chung Các điều kiện tất yếu của hệ thống (bất khả thương thỏa) – Gồm bốn điều kiện Sự phức tạp của các hậu quả môi trường “hạ nguồn” gây nhiều tranh luận (Ví dụ: Đã có bao nhiêu lượng chất độc dioxin thải xuống sông?) Nhìn vào “thượng nguồn” nơi có sự phức tạp thấp. Tập trung vào nguyên nhân hoặc nguyên lý hơn là các chi tiết hoặc các vấn đề của hạ nguồn (Ví dụ: Các thực thể sống không thể xử lý được chất độc) Xây dựng sự đồng thuận dựa trên các nền tảng mà tất cả mọi người đều nhất trí. Các bên có thể cùng làm việc dựa trên một nghị định khung và ngôn ngữ chung. Thỏa thuận có thể đạt được dựa trên các điều điều kiện mà sự cần thiết là giữ được một hệ thống bền vững. Module 6 – Managing for Sustainability

11 Module 6 – Managing for Sustainability
Bốn điều kiện hệ thống Vật chất của vỏ trái đất không được tăng lên một cách có hệ thống trong sinh quyển. Vật chất do xã hội tạo ra không được tăng lên một cách có hệ thống trong thiên nhiên. Không được phép làm xuống cấp một cách có hệ thống cơ sở vật lý cho sức sản xuất và đa dạng của thiên nhiên. Cần sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đối với việc đáp ứng nhu cầu của con người. Tóm tắt nghị định khung của The Natural Step Đây là những điều kiện chung nhất cho sự bền vững Chúng nêu ra những nguồn gốc của các vấn đề Tất cả đều rất cần thiết. Bạn không thể giải quyết một vấn đề bằng cách gây ảnh hưởng xấu tới vấn đề khác (Ví dụ: Chuyển từ khung gỗ (hệ thống điều kiện 3) thành nhựa xốp (hệ thống điều kiện 2) hoặc thép (hệ thống điều kiện 1) Module 6 – Managing for Sustainability

12 Module 6 – Managing for Sustainability
Điều kiện hệ thống số 1 Vật chất của vỏ trái đất không được tăng lên một cách có hệ thống trong sinh quyển. Tức là: Các nhiên liệu hóa thạch, kim loại và các khoáng sản khác không được phép khai thác từ trái đất với tốc độ nhanh hơn khả năng tái trầm tích và sáp nhập trở lại vào vỏ trái đất của chúng. Khai thác các khoáng sản nhanh hơn khả năng chúng có thể tái tạo là nguyên nhân làm cho chúng tích tụ trong sinh quyển. Tự nhiên không thể chịu đựng được sự tích tụ mang tính hệ thống (Ví dụ: Khí CO2 trong khí quyển, các năng lượng ảnh hưởng đến cuộc sống nhân loại, mưa axit xuất hiện trên các hồ, các khu rừng). Các kim loại hiếm có khả năng gây độc nhiều hơn đối với cuộc sống con người hơn là các kim loại với số lượng nhiều như (Chì, thủy ngân, catmi). Điều này có nghĩa là chúng ta phải giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào các nhiên liệu hóa thạch và khai thác khoáng sản. Tái sử dụng, tái chế, sử dụng ít hơn, thay thế bằng các nguồn nguyên liệu khác. Module 6 – Managing for Sustainability

13 Module 6 – Managing for Sustainability
Điều kiện hệ thống số 2 Vật chất do xã hội tạo ra không được tăng lên một cách có hệ thống trong thiên nhiên. Nghĩa là: Vật chất không được phép tạo ra nhanh hơn khả năng chúng phân huỷ và được tái hoà nhập vào chu trình của thiên nhiên hoặc trầm tích hoá vào trong vỏ trái đất. Chúng ta đang tạo ra những nguyên liệu bền vững mà chu kỳ tự nhiên chưa bao giờ trải qua. Xã hội thải ra hơn hóa chất tổng hợp, và rất nhiều trong số đó là rất khó phân hủy. Các chất hóa học này phân tán trên tất cả các vùng trên trái đất và chúng ảnh hưởng đến những cá thế sống (Ví dụ: Mỡ cá voi, thực phẩm cho Arctic Inuits, đều chứa các loại thuốc bảo vệ thực vật ở Nam Phi. Các nguyên liệu bền vững được nêu ở trên có thể tìm thấy trong nguồn sữa mẹ). Điều này có nghĩa chúng ta phải tách các chất tổng hợp khó phân hủy như DDT, dioxin, PCBs, CFCs, và organochlorines trong thuốc bảo vệ thực vật và các sản phẩm nilon. Điều này có nghĩa là chuyển sang các sản phẩm phân hủy sinh học và tỷ lệ tiêu dùng chậm hơn. Module 6 – Managing for Sustainability

14 Module 6 – Managing for Sustainability
Điều kiện hệ thống số 3 Không được phép làm xuống cấp một cách có hệ thống cơ sở vật lý cho sức sản xuất và đa dạng của thiên nhiên. Nghĩa là: Bề mặt hữu ích của thiên nhiên không được phép giảm về chất lượng hoặc số lượng, và chúng ta không được thu hoạch nhiều hơn khả năng chúng có thể được tái tạo hoặc làm mới từ tự nhiên. Sức khỏe và sự thịnh vượng của chúng ta phụ thuộc vào khả năng tự nhiên có thể tái cấu trúc các loại rác thải trở thành các nguồn nguyên liệu. Chúng ta phải gìn giữ khả năng cây xanh tiếp tục khả năng quang hợp. Các loài động thực vật và những điều kiện chúng cần để phát triển không được bị xâm hại (Ví dụ: phủ kín đất trống, phủ đất lên vùng đất ướt, không chặt phá rừng, làm sói mòn đất Đa dạng sinh học giúp các hệ thống sinh học cân bằng; đó là sự đảm bảo của tự nhiên chống lại sự sụp đổ của hệ thống sinh học Điều này có nghĩa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và sự phát triển thành thị có thể bảo vệ đất, giữ nước và môi trường sống của động vật hoang dã. Module 6 – Managing for Sustainability

15 Module 6 – Managing for Sustainability
Điều kiện hệ thống số 4 Cần sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đối với việc đáp ứng nhu cầu của con người. Nghĩa là: Các nhu cầu cơ bản của con người phải được đáp ứng với các phương pháp hiệu quả nhất có thể về mặt nguồn nguyên liệu, bao gồm cả việc phân phối nguồn nguyên liệu một cách công bằng. Nếu nhu cầu cơ bản của con người không được đáp ứng, và chúng ta sẽ có một thời gian khó khăn để đáp ứng hệ thống các điều kiện 1,2,3. Chúng ta phải sử dụng các nguồn nguyên liệu hiệu quả nhất ở mức có thể. Điều này có nghĩa tối đa hóa việc tái sử dụng, tái chế, bỏn tồn năng lượng và nguồn nước Điều này có nghĩa sự ổn định của dân số và mức tiêu dùng. Module 6 – Managing for Sustainability

16 Cái phễu của sự bền vững của The Natural Step
Khả năng của thiên nhiên: Sự Suy Giảm trong các hệ sinh thái Kết quả của hành động Sụp đổ của hệ thống Điều này có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp hoặc cộng đồng? Chúng ta đang chứng kiến sự sụt giảm trong hệ thống sinh sống: đất, thủy sản, rừng. Điều này có nghĩa các nguồn nguyên liệu và các dịch vụ hệ sinh học mà trên đó các doanh nghiệp của chúng ta và cộng đồng phụ thuộc vào đang bị giảm dần. Đồng thời, nhu cầu dựa vào sinh quyển đang tăng lên: Dân số có thể sẽ tăng gấp đôi từ 6 – 12 tỷ người trong 50 năm nữa. Các nước kém phát triển khao khát sự thịnh vượng và mức tiêu dùng mà chúng ta đang có. Công nghệ đang giúp chúng ta nâng cao hiệu quả công việc nhưng cũng tăng việc tiêu thụ các nguồn nguyên liệu và năng lượng tự nhiên. Lợi nhuận cho hành động ngày càng bị thu hẹp. Nhu cầu = f (Dân số x Sự giàu có x Công nghệ) Module 6 – Managing for Sustainability

17 “Chán đã va vào tường rồi!”
Sinh thái – các loài, bầu khí quyển, đại dương, đất, nước Sức khỏe của lực lượng lao động, xã hội, bản thân Sự cạnh tranh, giá cả, sự khan hiếm, bảo hiểm Kỳ thị xã hội, vấn đề tuyển dụng Quy định của Nhà nước, những tiêu chuẩn Nhu cầu Khả năng Khi lợi nhuận của hành động thu hẹp, các công ty sẽ “phá vỡ bức tường” và bị căng thẳng ở nhiều khía cạnh: Giá cả tăng cao hơn hoặc sự khan hiếm các nguồn nguyên liệu thô (ngành xây dựng), tỉ lệ bảo hiềm tăng cao hơn, quy định chi phí cao hơn. Sức ép lên người tiêu dùng: tẩy chay, uy tín không tốt (Mitsubishi, tuna industry, Home Depot and old growth lumber). Sức ép tạo nên nhiều quy định hơn (Luật giảm thiểu các chất độc). Các công ty cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn làm thay đổi những hành động của họ hướng tới các quy định về sự bền vững và tránh “phá vỡ bức tường”. Các doanh nghiệp cần nhắm tới việc thoát ra khỏi đường hầm này mà không va phải các giới hạn của các những bức tường. Module 6 – Managing for Sustainability

18 Module 6 – Managing for Sustainability
Đầu tư cho tương lai Nhu cầu Khả năng Các nhu cầu xã hội Các nhu cầu thị trường Các yêu cầu của thiên nhiên Sự phục hồi Doanh nghiệp phòng thủ Doanh nghiệp chiến lược Lợi nhuận dài hạn Bắt đầu ngay ngày hôm nay. Có một số công ty đã bắt đầu nhìn thấy rằng nó tạo nên chiến lược nhận thức để giải quyết các vấn đề của sự bền vững trong khi họ có nhiều sự lựa chọn hơn và giá thành thay đổi thấp hơn. Tránh sự phản ứng về giá cả. Những doanh nghiệp phòng thủ phải thay đổi đột ngột trong phương thức phản ứng. (Ví dụ: Khi một bản báo cáo về một loại chất độc được công bố, Monsanto đã bị sốc. Họ đã không biết rằng họ là đơn vị đứng gần đầu bảng. Sau đó, họ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng những người quản lý cao cấp). Có chiến lược. Lợi ích chiến lược của công ty trong thị trường (Ví dụ: McDonald’s Thụy Điển đã chuyển các hành động của mình theo hướng bền vững và dành được thị phần bởi vì cộng đồng nhận thức được rằng công ty này biết quan tâm đến việc bảo vệ môi trường). Một doanh nghiệp phòng thủ bắt buộc phải thay đổi ở giai đoạn sau với chi phí cao hơn. Module 6 – Managing for Sustainability

19 Áp dụng các điều kiện hệ thống …
Làm thế nào chúng ta giảm sự phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và các nhiên liệu hóa thạch? Làm thế nào để chúng ta giảm sự phụ thuộc vào các nguyên liệu khó phân hủy và nhân tạo? Làm thế nào để chúng ta có thể giảm sự phụ thuộc vào các hoạt động thâm dụng thiên nhiên? Làm thế nào để chúng ta tăng hiệu quả của các nguồn nguyên liệu (Cụ thể: Chỉ với ít mà làm được nhiều?) Khi áp dụng nghị định khung của The Natural Step, một tổ chức đã đưa ra quá trình lâu dài mang tính hệ thống để chuyển nó ra khỏi sự xâm phạm vào hệ thống các điều kiện. Áp dụng từng bước mỗi lần. Tên của nghị định khung là “The Natural Step”, chứ không phải “The Natural Leap”. The Natural Step không cho doanh nghiệp biết những cách thức nào mà tổ chức nên áp dụng. Nó chỉ cung cấp một định hướng. Mỗi doanh nghiệp nên áp dụng nghị định này phù hợp với môi trường của doanh nghiệp mình. Ở một số công ty, ví dụ như Collins Pine in Klamath Falls có một bản danh sách đánh giá các quá trình và mức tiêu tốn chi phí. Module 6 – Managing for Sustainability

20 … Tạo ra một Khuôn khổ cho việc ra quyết định
Module 6 – Managing for Sustainability

21 Áp dụng The Natural Step vào Kinh Doanh
Nền kinh tế và môi trường luôn liên quan đến nhau: Nền kinh tế bền vững phụ thuộc vào môi trường tự nhiên. Vượt qua những giới hạn của tự nhiên sẽ có hậu quả của nó. Nhận thức được những hạn này cho phép lập kế hoạch hiệu quả hơn:  kiểm soát được rủi ro và giá cả tiềm ẩn  Nắm bắt được những lợi nhuận và dành được lợi thế cạnh tranh  Lợi nhuận của ba điều quan trọng nhất của CSR  thành công lâu dài Module 6 – Managing for Sustainability

22 Cuộc Tiến Hoá của The Natural Step (TNS) trong một doanh nghiệp
Tạo nên sự nhận biét – Rằng môi trường ngày nay không thể tách biệt tính cạnh tranh và thành công. Xây dựng kiến thức – Thước đo thành công số 1 là sự đào tạo nhân viên. Càng nhiều người được đào tạo, thành công của chương trình càng lớn. Hãy biến những quy định thành hành động – Nếu không thực hiện điều này, thì đây là sự thất bại, tuy nhiên TNS không được chỉ rõ doanh nghiệp phải làm gì, nếu không TNS chỉ đơn thuần trở thành một nhà tư vấn về tổ chức hoặc quản lý. Xác lập các mục tiêu và thành lập các hệ đánh giá – Nếu không đo được thì cũng chẳng đếm được (nghĩa bóng: chẳng có giá trị gì). [Nếu chỉ đo được sự thất thoát thì hệ đánh giá về môi trường sẽ không mang lại thành công về môi trường (ISO 14000, EMAS, BS 7750)] Hỏi học viên đưa ra những ví dụ thực tế cho từng bước kể trên hoặc làm thế nào họ có thể thực hiện các bước trên nếu học viên không thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Module 6 – Managing for Sustainability

23 Những hành động tốt nhất trong việc ứng dụng The Natural Step
Tốt nhất là bắt đầu với sự cam kết của cấp quản lý cấp cao. Giáo dục toàn thể nhân viên. Nhận thức rõ rằng đây là Natural Step (bước đi tự nhiên) chứ không phải là Natural Leap (cú nhảy tự nhiên); tìm kiếm những thành công nhỏ, bắt đầu với “Trái ở trên cành thấp”. Kết hợp các nguyên tắc thành kế hoạch dài hạn. Sử dụng điều kiện hệ thống như chiếc la bàn. Thiết lập và đo lường những mục tiêu dài hạn. Để việc thực hiện cho mỗi nhóm; hãy để chuyên môn của họ có điều kiện phát huy. Bạn cần tác động vào cấp quản lý cấp cao để có thể thay đổi được văn hóa doanh nghiệp. Quá trình thực hiện tốt nhất nếu có thể xác định sự thành công. Không hy vọng đạt được những thay đổi lớn hoặc kết quả lớn chỉ sau một đêm. Giáo dục tất cả mọi người. Cách dễ dàng nhất để không thay đổi nền văn hóa nếu mọi người hiểu “tại sao” cũng như “như thế nào” and sees it as more than just “flavor of the month” management??? Những trái cây trên những cành thấp Cũng như “biggest bang for the buck”, Hoặc hoàn lại sự đầu tư tốt nhất - Return on Investment (ROI). Sử dụng các biểu đồ Pareto để xác định những khu vực có năng lượng hoặc nguồn chất thải lớn nhất. Kết hợp thành kế hoạch dài hạn. Tất cả mọi người cần nhìn thấy sự thay đổi này là vì dài hạn. Thiết lập và đo lường những mục tiêu dài hạn. “Bạn nhận được điều mà bạn nghi ngờ, chứ không phải là điều bạn đang mong đợi.” - Adm. Hyman Rickover. Luôn sử dụng các biểu đồ điều khiển quá trình để điều hành các xu hướng theo thời gian. Module 6 – Managing for Sustainability

24 Module 6 – Managing for Sustainability
Tập đoàn Interface Là công ty trải phủ mặt sàn thương mại lớn nhất thế giới Công ty Mỹ đầu tiên áp dụng những nguyên lý TNS Đã tiết kiệm được 25 triệu $ trong hai năm đầu tiên Interface Bán các loại thảm sàn thương mại. Chiếm 40% thị phần; 25 nhà máy sản xuất, có mặt tại 110 nước. Công ty Mỹ đầu tiên áp dụng nguyên lý TNS. Những mục tiêu của Tổng giám đốc đối với công ty: “Không bao giờ lấy một giọt dầu khác từ mặt đất” - “Never take another drop of oil from the ground.” Không lãnh phí Năm 1996 doanh thu của công ty tăng từ 850 triệu Đô la Mỹ lên 1 tỷ Đô la Mỹ mà không tiêu tốn thêm nguồn nguyên liệu từ vỏ của trái đất. Module 6 – Managing for Sustainability

25 Module 6 – Managing for Sustainability
IKEA Công ty nội thất lớn nhất thế giới. Đào tạo công nhân trên toàn thế giới. Đã xây dựng kế hoạch 4 năm. Đã tạo ra một dòng sản phẩm đáp ứng được các điều kiện hệ thống. IKEA Một công ty nội thất lớn nhất thế giới: 128 cửa hàng, có mặt trên 26 quốc gia. Đào tạo công nhân trên toàn thế giới. Đã phát triển một kế hoạch môi trường trong 4 năm bao gồm các sản phẩm, khách hàng, nhà cung cấp, các tòa nhà, trang thiết bị, giao thông. Cung cấp một dòng sản phẩm có thể đáp ứng hệ thống các điều kiện: Không kim loại, chất kết dính lâu phân hủy hoặc các thuốc nhuộm độc hại. Khai thác gỗ bằng từ rừng phát triển bền vững. Module 6 – Managing for Sustainability

26 IKEA và the Natural Step
Tầm nhìn của Ingvar Kamprad đối với “đóng góp vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho đa số mọi người” Tầm quan trọng của con người được trao quyền Những đãi ngộ đối với các nhà cung cấp Lợi thế của Châu Âu đối với những chính sách môi trường của IKEA Sự hợp tác với tổ chức Greenpeace; các vấn đề trong hệ hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận IKEA được thành lập từ năm 1943 bởi một người Thụy Điển có tên là Ingvar Kamprad khi mới 17 tuổi Module 6 – Managing for Sustainability

27 IKEA và the Natural Step
Đánh giá của Robert về “những lỗi hệ thống” trong việc tạo dựng cơ sở cho xã hội hiện đại Áp dụng The Natural Step (TNS) bởi các nhà sản xuất (đồ gỗ, nội thất) khác Các rủi ro của chất toluene trong quá trình in ấn catalog / những bài học từ sợi thủy tinh Tập trung vào sáng kiến về môi trường tiếp theo…kết nối với TNS và lịch sử của IKEA IKEA được thành lập từ năm 1943 bởi một người Thụy Điển có tên là Ingvar Kamprad khi mới 17 tuổi. Re. # 8: Toluene là một loại chất lỏng trong suốt, không tan trong nước với mùi đặc biệt của chất loãng làm sơn. Nó là một hydrocacbon thơm được sử dụng rộng rãi như một nguyên liệu công nghiệp và như một dung môi. Module 6 – Managing for Sustainability

28 IKEA và the Natural Step Những câu hỏi phụ thêm cần xem xét
Những công ty khác có thể học được gì qua những “cách làm tốt nhất” của IKEA ban đầu khi quản lý các vấn đề về môi trường? Vai trò của sự may mắn, thời gian, địa điểm, các bên liên quan và/hoặc ngành trong quá trình diễn biến của trường hợp này? Với những bài học như đã nêu trong bài, bạn có thể đưa ra ba lời khuyên đối với một công ty đang xem xét việc áp dụng TNS? Với những lợi ích của việc sử dụng TNS như đã nêu, (theo bạn) điều gì là quan trọng nhất cho ngành này trong môi trường kinh doanh hiện nay? (Để trả lời tốt câu hỏi này, hãy xem xét IKEA đã học được từ những vấn đề của họ và phác thảo/đánh giá các bước mà họ giải quyết vấn đề (xem câu hỏi #3 dưới đây trước khi trả lời câu hỏi này)). Để trả lời tốt câu hỏi này, đảm bảo bạn đưa ra ngữ cảnh cho những câu trả lời của mình (Ví dụ: “vai trò của sự may mắn thấp bởi vì… hoặc cao so sánh với…). (Câu hỏi này khác với câu hỏi #1 ở trên, bởi vì bạn cần trả lời câu hỏi này dựa trên những bài học cụ thể từ TNS, và câu hỏi #1 ở trên là về thời gian và những sự kiện dẫn đến giai đoạn các bài học kinh nghiệm). Bạn có thể liệt kê theo thứ tự tầm quan trọng của những bài học đối với bạn, tuy nhiên dành một chút thời gian để giải thích ngắn gọn tại sao bạn chọn theo thứ tự này. Module 6 – Managing for Sustainability


Download ppt "Tổ chức The Natural Step và IKEA"

Similar presentations


Ads by Google