Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

NHẬP MÔN VỀ KỸ THUẬT.

Similar presentations


Presentation on theme: "NHẬP MÔN VỀ KỸ THUẬT."— Presentation transcript:

1 NHẬP MÔN VỀ KỸ THUẬT

2 KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 7 KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3 MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG Nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Nắm được phương pháp và trình tự các bước tiến hành của quá trình giải quyết vấn đề. Sinh viên có khả năng sử dụng các công cụ và phần mềm để giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề đặt ra trong đồ án môn học.

4 NỘI DUNG 7.1. Giới thiệu chung - Khái niệm 7.2. Qui trình giải quyết vấn đề 7.3. Các công cụ để giải quyết vấn đề

5 “It's not that I'm so smart, it's just that I stay with problems longer.”
- Albert Einstein

6 7.1. Giới thiệu chung - Khái niệm
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc, bởi vì cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Trong thực tế không có vấn đề nào giống vấn đề nào, và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Do đó, cần phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.

7 7.1. Giới thiệu chung - Khái niệm
Một vấn đề là một tình huống, có số lượng hoặc không có, mà một cá nhân hoặc nhóm được yêu cầu phải giải quyêt. Vấn đề là một mục tiêu, một mong muốn nhưng chưa biết cách thực hiện hay chưa biết cách thực hiện nào là tối ưu. Vấn đề là sự khác biệt giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn. VĐ là k.quả của việc nhìn nhận một sự việc không hoàn thiện trong hiện tại và sự tin tưởng vào khả năng có thể có được một tương lai tốt đẹp hơn.

8 Giải quyết vấn đề là gì? Giải quyết vấn đề (GQVĐ) là một quá trình, một hoạt động, qua đó một giá trị tốt nhất được xác định cho một ai đó, phụ thuộc vào một tập hợp các điều kiện. Nó là một phương tiện mà qua đó một cá nhân sử dụng kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết trước đó có được để đáp ứng yêu cầu của một tình huống không quen thuộc.

9 Giải quyết vấn đề là gì? Giải quyết vấn đề là sự kết hợp của kinh nghiệm, kiến thức, quá trình và nghệ thuật. Quá trình thiết kế là một loạt các bước logic mà tiếp theo đó là đưa ra một lời giải tối ưu, với thời gian và nguồn lực đã cho.

10 7.1.2. Thành phần của vấn đề Một vấn đề gồm có hai thành phần:
- Một thực thể hay một việc: cái gì, khi nào, ở đâu, ai,…đây là thành phần mang tính khách quan. - Một giá trị: sự khó khăn, mong muốn, cản trở,…gắn liền với người cảm nhận. Đây là thành phần mang tính chủ quan.

11 7.1.3. Phân loại vấn đề Vấn đề đơn giản: - Được xác định rõ ràng
- Lặp đi lặp lại - Có một nguyên nhân duy nhất - Giải pháp có thể đánh giá được hoàn toàn về ảnh hưởng của nó đối với vấn đề - Giải pháp được quy định

12 7.1.3. Phân loại vấn đề Vấn đề phức tạp: - Không được xác định rõ ràng
- Độc nhất, không bình thường hoặc mới lạ. - Có nhiều nguyên nhân. - Có nhiều giải pháp có thể. -Giải pháp sẽ ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi của vấn đề. - Giải pháp sẽ thay đổi.

13 Các dạng vấn đề Vấn đề nghiên cứu Vấn đề kiến thức Vấn đề sai sót, lỗi
Vấn đề toán học Vấn đề nguồn lực: tài chính, tiền bạc, con người, thời gian… Vấn đề xã hội Vấn đề thiết kế

14 7.1.4. Các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề
Phân tích Dùng logic để: Xác định vấn đề cần phân tích Xác định mục tiêu, xác định các mối quan hệ Chia nhỏ vấn đề ra từng phần Tổng hợp Sáng tạo để: Phát triển các ý tưởng nhờ động não (brainstorming) Đánh giá các ý tưởng bằng phân tích khi đã có đủ các ý tưởng.

15 Kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề
Ra quyết định Dùng logic để: So sánh các ý tưởng và Lựa chọn ý tưởng tốt nhất Khái quát hóa – đi từ cụ thể đến ứng dụng trìu tượng rộng lớn hơn nhằm: Trợ giúp việc phân tích, tổng hợp và ra quyết định.

16 Kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề
Kiến thức Động lực thúc đẩy Kinh nghiệm Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng học Kỹ năng làm việc nhóm

17 Một số yếu tố cản trở giải quyết vấn đề
Thời gian Tại sao thay đổi? Thường không cần sáng tạo Suy nghĩ hay hành động theo thói quen (habit) Thường nhật (routine) Không được dạy để sáng tạo Theo bạn còn những cản trở nào khác?

18 7.2. QUI TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Có 2 dạng giải quyết vấn đề: 1. Giải quyết vấn đề dạng phân tích (Analytic problem solving): trong giải quyết vấn đề phân tích chỉ có một câu trả lời đúng. - Ví dụ: giải các bài toán 2. Giải quyết vấn đề sáng tạo (Creative problem solving): không có câu trả lời đúng duy nhất. - Ví dụ: thiết kế là quá trình giải quyết vấn đề sáng tạo. Thiết kế là quá trình có kết quả mở và có nhiều giải pháp khác nhau. Giải quyết vấn đề phân tích cũng là 1 phần của quá trình thiết kế.

19 7.2. QUI TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Một trong những phương pháp giải quyết vấn đề phân tích mà sinh viên được biết, đó là phương pháp Khoa học, với các bước cơ bản như sau: 1. Xác định vấn đề 2. Thu thập dữ liệu, sự kiện 3. Xây dựng giả thuyết 4. Thực hiện thử nghiệm 5. Đánh giá kết quả Các bước có thể được lặp lại nếu kết quả mong muốn chưa đạt được cho đến khi đạt được kết quả có thể chấp nhận được.

20 7.2. QUI TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Quá trình giải quyết vấn đề dạng phân tích có 6 bước cơ bản như sau: Bước 1: Xác định vấn đề và nêu vấn đề Bước 2: Mô tả vấn đề, vẽ hình Bước 3: Áp dụng lý thuyết và công thức Bước 4: Đơn giản hóa các giả định Bước 5: Giải các bài toán (bằng tay hoặc máy tính) Bước 6: Kiểm tra sự chính xác so với yêu cầu

21 Ví dụ: giải quyết các bài toán kỹ thuật
7.2. QUI TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ví dụ: giải quyết các bài toán kỹ thuật Nhận dạng và hiểu bài toán (vấn đề). Đây là phần khó nhất Thu thập dữ liệu và kiểm tra độ chính xác của dữ liệu, vẽ hình mô tả vấn đề. Lựa chọn lý thuyết hay các nguyên lý phù hợp Đưa ra các giả thuyết cần thiết Giải bài toán Kiểm tra và check kết quả.

22 10 bước giải quyết vấn đề sáng tạo trong thiết kế
Bước 1: Nhận dạng (xác định) vấn đề Bước 2: Định nghĩa các tiêu chuẩn/mục tiêu Bước 3: Nghiên cứu và thu thập dữ liệu Bước 4: Động não hình thành các ý tưởng sáng tạo Bước 5: Phân tích các ý tưởng Bước 6: Phát triển mô hình và thử nghiệm Bước 7: Ra quyết định Bước 8: Trao đổi, giao tiếp để xác định tiêu chuẩn, đặc tính Bước 9: Triển khai thực hiện và thương mại hóa Bước 10: Chuẩn bị rà soát lại sau khi triển khai và đánh giá.

23 7.2. QUI TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Lời giải hoàn thiện nhất cho những vấn đề thực là không tồn tại. Hãy đơn giản hóa vấn đề để giải quyết. Ví dụ: trạng thái ổn định, rắn tuyệt đối, tải trọng tĩnh đẳng nhiệt, etc. Để giải quyết vấn đề, hãy dùng các mô hình toán học, các phương pháp trực tiếp, thử - sai, phương pháp đồ thị, etc.

24 7.2. Qui trình giải quyết vấn đề
Nhận dạng vấn đề Phân tích các sự kiện Xác định vấn đề Tiếp diễn trở lại Hình thành ý tưởng Phát triển giải pháp Triển khai kế hoạch

25 Triển khai kế hoạch hành động Lựa chọn giải pháp tối ưu
Quy trình 6 bước Xác định vấn đề Đánh giá kết quả Phân tích nguyên nhân Triển khai kế hoạch hành động Đưa ra các giải pháp Lựa chọn giải pháp tối ưu

26 7.2. Qui trình giải quyết vấn đề
Vòng tròn Deming (PCDA) Plan Lập kế hoạch Do Thực hiện Check Kiểm tra Act Điều chỉnh Hoàn thiện Quy trình

27 7.2. Qui trình giải quyết vấn đề

28 7.2. Qui trình giải quyết vấn đề
Nhận dạng vấn đề Vấn đề gì được yêu cầu giải quyết? Mô tả đầu vào/đầu ra (I/O) Cái gì được cho trước? Đã biết Cái gì bạn phải tìm ra? Chưa biết (ẩn số) Hình thành vấn đề Xác định rõ được vấn đề tức là đã giải quyết được một nửa!

29 7.2. Qui trình giải quyết vấn đề
2.Thu thập dữ liệu, ý kiến Thu thập các dữ liệu cần thiết Liệt kê các lý thuyết/công thức liên quan Đưa ra các giả thuyết. Đặt các câu hỏi, ví dụ: Điều gì xảy ra? Xảy ra ở đâu? Khi nào? Bao giờ? Xảy ra như thế nào? (Where, when and how did it occur?) Kích thước? Khuôn khổ? Phạm vi? Tính nghiêm trọng? Ai và cái gì bị ảnh hưởng? Có thể xảy ra như vậy nữa không? Có cần thiết điều chỉnh không? Nên xác định các quyền ưu tiên đối với các yếu tố nguy cơ?

30 2.Thu thập dữ liệu, ý kiến - Điều này đòi hỏi khả năng phân biệt giữa sự kiện và ý kiến. Đặc biệt trong các vấn đề giữa các cá nhân với nhau, ý kiến của mọi người có thể rất mạnh mẽ và bị ảnh hưởng bởi xúc cảm. - Bạn cần phải thu thập và tổ chức dữ liệu thích hợp cho vấn đề. Phải biết ưu tiên chọn cái gì là quan trọng nhất

31 7.2. Qui trình giải quyết vấn đề
3. Xác định mục tiêu cuối cùng Giải pháp thỏa mãn nhất là gì? Có cần gấp hay không? Có gì ưu tiên không? 4. Để ý giới hạn và ràng buộc Cảm nhận thế nào về vấn đề? Thái độ của những người khác về vấn đề? Ta có thể làm gì? Có bao nhiêu thời gian? Nguồn lực thế nào?

32 7.2. Qui trình giải quyết vấn đề
5. Tìm các giải pháp khác nhau Những gì có thể được thực hiện? Xác suất thành công? Hậu quả? Những gì nên được thực hiện ngay bây giờ? Những gì nên được thực hiện sau này? Ai sẽ bị ảnh hưởng? We can't solve problems by using the same kind of thinking we used when we created them. � (Albert Einstein)

33 Suy nghĩ sáng tạo Để khuyến khích sự sáng tạo và làm phát sinh nhiều giải pháp sáng tạo hơn thì cần phải sẵn sàng thỏa mãn được 4 tiêu chí: Sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến. Chấp nhận rủi ro. Kêu gọi người khác tham gia. Chấp nhận phê bình

34 10 câu hỏi khuyến khích các ý tưởng
Điều gì xảy ra nếu…? Có thể cải thiện vấn đề này như thế nào…? Lợi ích cộng đồng và các thành viên như thế nào? Chúng ta còn quên điều gì không? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Review the 10 questions with the participants, provided on the 2 charts. Explain that these are questions that can be asked to get the thinking process started and to keep it going. Participants will have an opportunity to practice these questions with the exercises that follow.

35 10 câu hỏi khuyến khích các ý tưởng
Chúng ta có thể làm tốt hơn cái gì…? Bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề này…? Nên thêm cái gì? Nên loại bỏ cái gì? Còn những ý tưởng nào khác...?

36 7.2. Qui trình giải quyết vấn đề
6. Chọn lựa hành động phù hợp Điều gì sẽ được thực hiện? Thực hiện như thế nào? Khi nào nó sẽ được thực hiện? Trong trường hợp nào/ở đâu? Ai sẽ làm điều đó và với những nguồn lực gì?

37 7.2. Qui trình giải quyết vấn đề
7. Áp dụng giải pháp đã chọn Chiến lược/chiến thuật gì nên dùng và dùng thế nào? Nguồn lực đã sẵn sàng chưa? Kế hoạch dự phòng là gì và đã sẵn sàng chưa? Tôi / chúng ta có tích cực với hành động hay không? 8. Theo dõi kết quả Đáp ứng được mục tiêu cuối hay không? Cần thay đổi gì? Có tác dụng phụ không/vấn đề mới nảy sinh?

38 Bài tập: Giải quyết vấn đề sáng tạo
Cho 9 điểm như trên hình vẽ. Hãy nối 9 điểm này với 4 đường thẳng mà không nhấc bút chì khỏi giấy và không vẽ lặp lại đường thẳng đã vẽ. Bài tập cá nhân (3 phút)

39 Lời Giải 1

40 7.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GiẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một số phương pháp giúp cho việc giải quyết vấn đề một cách hiệu quả: 6 MŨ TƯ DUY (SIX THINKING HATS) Động não (BRAINSTORMING) Phân tích SWOT SCAMPER Biểu đồ xương cá (ISHIKAWA) MIND MAPPING MA TRẬN LỰA CHỌN

41 7.3.1. Sáu mũ tư duy Tư duy được chia 6 dạng khác nhau:
Quá trình Tiêu cực Mục tiêu Cảm xúc 6 Mũ tư duy Tích cực Sáng tạo

42 6 Thinking Hats “Sáu mũ tư duy là một phương pháp nhằm
Edward de Bono “Sáu mũ tư duy là một phương pháp nhằm đưa một loại tư duy tại một thời điểm”

43 Sáu mũ tư duy “6 chiếc mũ tư duy” là một công cụ trợ giúp tư duy, giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn. Mỗi lần đội mũ tức là bạn lại chuyển sang một cách tư duy mới  bạn sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến.

44 7.3.1. Sáu mũ tư duy Tại sao lại là mũ?
Có là một mối liên kết truyền thống giữa tư duy và mũ. Mũ rất đơn giản để đội vào đầu và lấy ra. Không quần áo nào có thể được mặc vào hoặc cởi ra một cách nhanh chóng và dễ dàng như vậy. Điều này là phù hợp bởi vì chúng ta phải có khả năng đội vào hoặc bỏ ra các mũ với màu khác nhau một cách dễ dàng. Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề:

45 Sáu mũ tư duy Mũ trắng : Mục tiêu Khi đội “Mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện và thông tin có sẵn. Hãy nghiên cứu thông tin bạn có để tìm ra câu trả lời cho những điều bạn còn thắc mắc. Đặt các câu hỏi: Chúng ta đã có thông tin nào? Thông tin nào còn thiếu? Thông tin nào chúng ta muốn có? Chúng ta sẽ có thông tin bằng cách nào?

46 7.3.1. Sáu mũ tư duy Mũ đỏ : Cảm xúc
Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Hãy cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ. Không cần đánh giá cảm xúc. Bạn cảm thấy như thế nào về điều này? Ví dụ: - Tôi cảm thấy việc này không chạy - Tôi không thích cách làm này - Đề xuất này thật kinh khủng - Trực giác nói với tôi rằng….

47 7.3.1. Sáu mũ tư duy What is wrong with it? Mũ đen : Suy nghĩ tiêu cực
Thận trọng, Khó khăn, Suy xét và đánh giá Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi. Đặt các câu hỏi: Điều đó là sự thật? Nó sẽ hoạt động hay không? Hạn chế là gì? Điều gì sẽ xảy ra? What is wrong with it?

48 Mũ vàng Khi đội “Mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại. Cách tư duy “Mũ vàng” giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Đặt câu hỏi: Tại sao điều này đáng phải làm? Các lợi ích của nó là gì? Tại sao điều này có thể được hoàn thành? Tại sao điều này sẽ hoạt động?

49 Mũ xanh lá cây Mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sáng tạo.
Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội “Mũ xanh” sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề. Tư duy sáng tạo, đưa ra các đề nghị, ý tưởng khác nhau, ý tưởng mới, các phương án… Đặt các câu hỏi: Có thể có những giải pháp và tiến trình hành động nào khác? Có thể làm theo cách khác được không? Các phương án khác là gì? Mũ Tư duy sáng tạo

50 Mũ xanh dương: Tổng kết những gì được học. Tổ chức tư duy. Suy nghĩ về quá trình tư duy (Reflection). Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “Mũ xanh lá cây”. Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “Mũ đen”. Ví dụ: Thiết lập chương trình nghị sự, đề nghị các bước tiếp theo. Yêu cầu mũ khác. Yêu cầu tóm tắt, kết luận và quyết định. Meta-Cognition Hat

51 Có thể đề nghị có nhiều mũ hơn nữa cho các khía cạnh khác nhau của tư duy. Tuy nhiên, tôi tin rằng sáu mũ là đủ. Nhiều mũ hơn sẽ cồng kềnh và khó hiểu. Ít hơn sẽ không đủ.

52 Sử dụng trình tự – Tìm ý tưởng
Trắng Tập hợp các thông tin đã có Xanh dương Khai thác và tạo các phương án. Vàng Đánh giá lợi ích và tính khả thi của mỗi phương án Đen Đánh giá điểm yếu của từng phương án. Phát triển thêm các phương án có triển vọng nhất và lựa chọn Xanh da trời Tổng hợp và đánh giá những gì đã đạt được đến nay. Đánh giá xem xét lần cuối phương án đã chọn Đỏ Tìm hiểu những cảm xúc về kết quả.

53 Sử dụng trình tự – Phản ứng đối với một ý tưởng được nêu ra
Tìm hiểu những cảm xúc đang tồn tại đối với ý tưởng Mũ vàng Tìm hiểu lợi ích (benefits) của ý tưởng Mũ đen Đưa ra những điểm yếu, vấn đề tồn tại và nguy cơ rủi ro của ý tưởng (dùng phương pháp phân tích SWOT) Mũ xanh dương Xem xét ý tưởng có thể được sửa đổi để củng cố những lợi ích của mũ vàng và khắc phục các vấn đề của mũ đen hay không? Mũ trắng Xem xét thông tin nào có thể giúp cho việc sửa đổi ý tưởng để ý tưởng có khả năng chấp nhận hơn không? Phát triển đề xuất cuối cùng. Phán xét đề xuất cuối cùng. Tìm hiểu cảm xúc đối với kết quả.

54 Lợi ích của việc sử dụng 6 mũ tư duy
Đóng vai (đội mũ vào, lấy mũ ra, thay đổi mũ, và tín hiệu tư duy của bạn) Khuyến khích sáng tạo, suy nghĩ một phía và song song  Giúp bạn có thể giải quyết vấn đề dựa trên tất cả mọi góc nhìn Cải thiện giao tiếp Tăng tốc ra quyết định Tránh bàn cãi Tách ra sự ích kỷ Sư dụng ngẫu nhiên (Mũ đơn) Sử dụng theo trình tự Video: 

55 Bài tập tại lớp: 6 mũ tư duy
3 min Động não về vấn đề cần thảo luận (ví dụ: Thiết kế mô hình xe bẫy chuột) Mũ trắng – Các dữ kiện và thông tin về vấn đề? Mũ đỏ– Cảm xúc đối với vấn đề? Mũ đen – Những mặt hạn chế của vấn đề? Mũ vàng – Lợi thế/mặt mạnh của vấn đề Mũ xanh lá cây – Đưa ra các phương án có thể? 7 min Mũ xanh dương – Tổng kết những gì đã học và thảo luận các bước tiếp theo 25 min Tổng cộng

56 Động não Là phương pháp được sử dụng nhằm kích thích tạo ra một số lượng lớn các ý tưởng, các giải pháp mới trong một thời gian ngắn. Được sử dụng trong cả 2 dạng giải quyết vấn đề phân tích và sáng tạo.

57 7.3.2. Động não Nguyên tắc quá trình động não:
Chấp nhận tất cả mọi ý tưởng, không phê phán chỉ trích. Nhằm vào số lượng chứ không phải chất lượng. Tại giai đoạn này không khơi mào bất kỳ sự tranh cãi hay thảo luận nào. Liệt kê tất cả các ý tưởng Đặt giới hạn thời gian.

58 Động não Bạn là nhà lãnh đạo của một phiên họp động não để giải quyết một vấn đề kỹ thuật nào đó. Một thành viên của nhóm đề xuất một ý tưởng mà bạn biết là hoàn toàn không thích hợp. Bạn sẽ làm gì? - Viết ra ý tưởng như đã nêu - Sửa đổi các ý tưởng để làm cho nó phù hợp và ghi lại - Bỏ qua hoàn toàn ý tưởng - Hãy hỏi các thành viên của nhóm xem ý tưởng đã nêu là có phù hợp hay không?

59 7.3.3. SCAMPER: Cải tiến cái đã có
+ Substitute (thay thế) + Combine (kết hợp) + Adapt (đáp ứng) + Modify (chỉnh sửa) + Put to another use (dùng vào việc khác) + Eliminate (loại bỏ) + Reverse (sắp xếp lại/đảo ngược?). Make sure you understand the problem. Define the problem in a few simple words. Set your sights on a goal. - Sử dụng phương pháp SCAMPER nhằm giúp cho việc tạo ý tưởng mới.

60 SCAMPER Thay thế (Subtitute): có thể dùng cái gì khác để thay thế? Ai thay thế? Thay thế vị trí? Thay thế thời gian?.... Kết hợp (Combine): có thể sử dụng một hỗn hợp? Hợp kim? Hay một tập hợp? Có thể kết hợp các mục tiêu, ý tưởng, bộ phận, chức năng…? Tương thích (Adapt): còn cái gì giống như thế không? Có thể sử dụng các ý tưởng trong quá khứ không…? Sửa đổi (Modify): có thể thay đổi ý nghĩa, màu sắc, chuyển động, âm thanh…không? Có thể làm những thay khác được không…? Dùng cho ứng dụng khác (Put to other uses) Loại bỏ (Remove) Sắp xếp lại? Đảo ngược? (Rearrange? Reverse)

61 7.3.3. SCAMPER: Cải tiến cái đã có
Ví dụ: nhà sản xuất bu-lông và đai ốc đang tìm kiếm các sản phẩm khác. SCAMPER gợi ý: Substitute (thay thế) – dùng vật liệu công nghệ cao cho các thị trường thích hợp, chẳng hạn như thép tốc độ cao? sợi carbon? nhựa? thủy tinh? vật liệu “trơ” Combine (tích hợp) – tích hợp các đai ốc và bulon? bulon và vòng đệm? bulon và khóa tay? Adapt (làm tương thích) – đặt khóa vặn, đầu sao hay đầu chìm? Modify (sửa đổi) – sản xuất bulon cho đồng hồ hay cầu? Các hình dạng khác nhau? Put to another use (đưa vào sử dụng việc khác)– bulon dùng như bản lề? Dùng như trục/cốt? Eliminate (loại bỏ) – giảm/bỏ đai ốc, vòng đệm, đầu, ren. Reverse (đảo ngược) – ta-rô, bỏ cán ren,…

62 MIND MAPPING MindMapping là một bức tranh hiển thị một nhóm các ý tưởng, khái niệm hay vấn đề. Được phát triển bởi Tony Buzan vào năm 1970, bản đồ tư duy sử dụng hình ảnh và / hoặc cụm từ để tổ chức và phát triển tư tưởng một cách phi tuyến tính. Nó giúp mọi người "thấy" một vấn đề và giải pháp của mình. The instructor asks the participants to turn to page 13 in their workbook (see pages of Instructor’s Workbook). Review the definition and the purpose of mind mapping (you can cover the slide with a piece of paper while you solicit ideas from the participants as you discuss the definition and purpose). You may ask if any participants are familiar with this technique, if so, ask them to share their experience with mind mapping with the group.

63 7.3.4. MIND MAPPING Mục đích: Tháo gỡ tư duy.
Nhìn nhận tổng thể ý tưởng trên 1 trang giấy Quan sát mối quan hệ của các ý tưởng. Xem xét mọi thứ theo một cách mới và khác Xem xét kỹ lưỡng (sâu) một ý tưởng . Nhiều người sử dụng bản đồ tư duy để: - Động não; - Ghi chú, - Làm mới bộ nhớ của họ.

64 Công dụng của Mind Mapping
Giải quyết vấn đề: mind maps có thể giúp bạn nhìn nhận tất cả các vấn đề và làm thế nào để liên kết chúng lại với nhau. Nó cũng giúp bạn có được cái nhìn tổng quát, có thể nhìn nhận vấn đề dưới những góc độ nào và sự quan trọng của nó. Lập kế hoạch: mind maps giúp bạn sắp xếp tất cả các thông tin liên quan vào một nơi và tổ chức nó một cách thật đơn giản. Gợi nhớ (Hồi tưởng). Bất cứ khi nào thông tin được xuất hiện từ trong bộ não, thì mind maps cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh ngay khi nó được sinh ra vào một hệ được tổ chức.

65 Công dụng của Mind Mapping
Ghi chú: Khi thông tin được gợi ra, mind maps giúp tổ chức thông tin theo một hình thức mà dễ dàng được xuất hiện và ghi nhớ. Được sử dụng để ghi chú tất cả các loại như sách vở, bài giảng, hội họp, phỏng vấn, và đàm thoại. Sáng tạo. Mind maps sẽ giúp bạn giải phóng cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện theo dòng, cho phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh chóng theo luồng tư duy xuất hiện. Trình bày (Trình diễn) một vấn đề.

66

67 Làm thế nào để mind map?!? Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết. - Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra. - Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quất của toàn bộ mind map. - Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh. - Đặt những từ trọng tâm vào những hàng mà làm tăng kết cấu của các ghi chú. - In ra giấy hơn là viết tay vì làm cho dễ đọ và dễ nhớ hơn. - Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước. - Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề.

68 Làm thế nào để mind map?!? Tư duy hai chiều (phản biện)
Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết. Đừng để bị tắc ở một khu vực. Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác. Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự. Phá vỡ ranh giới. Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào. Hãy sáng tạo. Bắt tay vào và HAVE FUN.

69 Bài tập áp dụng Mindmapping
Vẽ bản đồ tư duy để giải quyết một vấn đề nào đó (ví dụ: thiết kế mô hình xe bẫy chuột) Bài tập áp dụng Mindmapping

70 7.3.5. BiỂU ĐỒ NGUYÊN NHÂN – HẬU QUẢ
Còn được gọi là Biểu đồ xương cá (Fishbone) hay biểu đồ Ishikawa, cho phép: xác định các nguyên nhân gây ra vấn đề (hậu quả). chia nhỏ vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ xác định các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề đang được nghiên cứu.

71 Biểu đồ xương cá

72 Ví dụ: biểu đồ phân tích nguyên nhân – hậu quả khi giải quyết vấn đề về chất lượng
11/15/2018 Đo lường Con người Máy móc Quality Problem Machines Measurement Man Process Environment Materials Dụng cụ đo không c/xác Đặc tính không c/xác P/pháp đo ko c/xác Theo dõi kém Thiếu tập trung Trình độ kém Không điều chỉnh Vấn đề dụng cụ Cũ, mài mòn Phế phẩm từ ng bán Tính chất ko xác định Vấn đề vận chuyển Vật liệu Thiết kế SP ko chính xác Quản lý CL ko đảm bảo Thiết kế QTCN sai Nhiệt độ không chính xác Bụi, bẩn Vấn đề chất lượng A cause-and-effect diagram, or fishbone diagram, is a chart showing the different categories of problem causes. 5 M-1 E-P Môi trường QT sản xuất Vật liệu Slice 72 72

73 Đặt các câu hỏi để xác định nguyên nhân
Who, What, When, Where, Why (5 W) và How, How much (2H)… - Ai nên tham gia? (Who?) - Điều gì xảy ra hoặc không xảy ra? (What?) - Xảy ra hoặc không xảy ra khi nào? (When?) - xảy ra hoặc không xảy ra ở đâu? (Where?) - Tại sao nó xảy ra hoặc không xảy ra? (Why?) - Làm thế nào nó xảy ra hoặc không xảy ra? (How?)

74 Ví dụ đặt câu hỏi 5 lần Tại sao? 5Why

75 Bài tập tại lớp: Xây dựng biểu đồ xương cá xác định các yếu tố (nguyên nhân) dẫn đến mô hình xe được chế tạo không đạt yêu cầu mục tiêu đề ra.

76 Ma trận lựa chọn ý tưởng Ma trận này cho phép mô tả các phương án ý tưởng theo trọng số và từ đó xác định thứ tự ưu tiên. Các cột là các chỉ tiêu hay đặc trưng, các hàng là ý tưởng của các phương án khác nhau

77 Ví dụ: các chỉ tiêu hay tính chất cần so sánh khi lựa chọn phương án ý tưởng:
Tính khả thi? An toàn? Tính kinh tế? Môi trường? Văn hóa… Đánh giá trọng số các phương án theo các tiêu chuẩn, sau đó lựa chọn dựa trên bảng chấm điểm. Có thể xác định trọng số theo: (-, +, 0). Chấm điểm: (-1, 0, +1) Chọn phương án tốt nhất là phương án có tổng số điểm cao nhất. Chấm điểm Qui ước: Trọng số:

78 Ví dụ: ma trận phân tích lựa chọn phương án

79 Tài liệu tham khảo Courseware - Module 5: Problem Solving Problem Solving. URLs: Edward de Bono 6 Thinking Hats. URL: Oakes, Leone, Gunn, Engineering Your Future, A Comprehensive Approach, 5th Edition, Great Lake Press, 2006. Ho, Nhut. "Course ME101 - Introduction to Mechanical Engineering." Department of Mechanical Engineering, California State University, Northridge, USA. Course URL:


Download ppt "NHẬP MÔN VỀ KỸ THUẬT."

Similar presentations


Ads by Google