Download presentation
Presentation is loading. Please wait.
1
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
Ths. Châu Quốc An 1
2
Nội dung nghiên cứu 2 z Khái niệm z Đặc điểm của Cty CP
z Cổ đông, địa vị pháp lý của cổ đông z Cơ cấu quản trị công ty z Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi z Chế độ tài chính trong công ty 2
3
Tài liệu tham khảo Tiếng việt
z Châu Quốc An - Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo Luật DN - LV Thạc sỹ 2006, ĐHL TPHCM z Đồng Ngọc Ba - Công ty CP trong nền kinh tế thị trường ở VN, ĐHL HN z Nguyễn Ngọc Bích - Vốn và quản lý công ty cổ phần - NXB Trẻ 2004 z Phạm Duy Nghĩa - Chuyên khảo Luật Kinh tế - NXB ĐHQG Hà Nội 2002. z Nguyễn Như Phát - Giáo trình Luật Kinh tế - ĐHQG HN, ĐH Huế. z Henry Hansmann & Reinier Kraakman (2005), Luật công ty là gì, Chương trình giảng dạy kinh tế fullbright. z E.Rock & M.Wachter (2005), Những phát triển trong lý thuyết doanh nghiệp - Các phương pháp hiện đại, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright 3
4
Tài liệu bắt buộc 4 z Luật DN 2005
z Nghị định 52/2006/NĐ-CP z Nghị định 88/2006/NĐ-CP z Nghị định 101/2006/NĐ-CP z Nghị quyết 71/2006/NQ-QH z Quyết định 12/2007/QĐ-BTC z Quyết định 15/2007/QĐ-BTC z Giáo trình Luật Thương mại - ĐH Luật Hà Nội. 4
5
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
z The enterprise business: Theory of the firm z Katsuhito Iwai, What is corporation. tokyo.ac.jip z Reinier Kraakman (2001), “The End of History for Corporate Law”, The Georgetown Law Journals. z Stephen G. Marks, The separation of ownership and control. z Louis Putterman & Randall S. Knoszner(1997), The economic nature of the firm, Second edition, Cambridge University press z OECD principles of corporate governance 2004. 5
6
Khái niệm về công ty cổ phần
z Đ77 LDN 2005 Cty CP là doanh nghiệp, trong đó: ¾ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; người sở hữu CP gọi là CĐ ¾ Số lượng CĐ ≥ 3 và không hạn chế số lượng tối đa ¾ CĐ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp ¾ CĐ có quyền tự do chuyển nhượng CP của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật DN 2005 6
7
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
z Là loại hình công ty đối vốn z Có tư cách pháp nhân, CĐ tự chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp. z Vốn điều lệ được chia thành cổ phần z Tính tự do chuyển nhượng cổ phần cao z Được phát hành cổ phiếu ra TT chứng khoán 7
8
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN (tt)
z Có sự phân tách giữa sở hữu và quản lý ¾ CĐ không nhất thiết phải tham gia quản lý, điều hành Cty ¾ Việc quản lý, điều hành Cty được giao cho một nhóm chuyên trách. z Có tối thiểu 3 thành viên 8
9
Địa vị pháp lý của cổ đông
z Cơ sở xác định địa vị pháp lý cổ đông? ¾ CĐ là người sở hữu ít nhất một cổ phần của Cty CP. Î Địa vị pháp lý của CĐ tùy thuộc vào loại CP mà CĐ nắm giữ z CP có khác gì với cổ phiếu, trái phiếu ? ¾ CP là phần vốn nhỏ nhất được chia như nhau từ vốn điều lệ của cty ¾ Cổ phiếu là chứng chỉ do cty CP phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số CP của cty ¾ Trái phiếu là chứng thư xác nhận khoản nợ phải trả của Cty đối với người sở hữu trái phiếu, là cam kết của Cty phát hành về việc thanh toán nợ và lãi vay đối với người SH trái phiếu. 9
10
Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)
z Các loại cổ phần: ¾ CP phổ thông ¾ CP ưu đãi biểu quyết ¾ CP ưu đãi cổ tức ¾ CP ưu đãi hoàn lại ¾ CP ưu đãi khác do Điều lệ Cty quy định 10
11
Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)
z CP phổ thông (đ79) là loại CP mà mọi công ty CP đều phải có. CĐ sở hữu CP này không có quyền ưu đãi gì hơn so với các loại khác. z CP ưu đãi biểu quyết (đ81) là loại CP có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với CP phổ thông. Số phiếu biểu quyết do điều lệ quy định. Chú ý: • Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và CĐ sáng lập mới được nắm giữ CP ưu đãi biểu quyết. • CP ưu đãi biểu quyết cũng chỉ có hiệu lực trong thời hạn 3 năm 11
12
Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)
z CP ưu đãi cổ tức (đ82) là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. z Cổ phần ưu đãi hoàn lại (đ83) là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. 12
13
Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)
z Địa vị pháp lý của Cổ đông phổ thông: ¾ CĐ phổ thông có các quyền sau (đ 79): 9 Tham dự, phát biểu, biểu quyết trong ĐHĐCĐ; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; 9 Nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ; 9 Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ CP phổ thông của từng CĐ trong công ty; 9 Được tự do chuyển nhượng CP của mình cho người khác, trừ trường hợp là CĐ sáng lập phải theo khoản 5 Điều 84. 13
14
Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)
z Địa vị pháp lý của Cổ đông phổ thông (tt): ¾ CĐ phổ thông có các quyền sau (Đ79): 9 Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách CĐ có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; 9 Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ Cty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ; 9 Khi Cty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số CP góp vốn vào Cty; 9 Yêu cầu công ty mua lại CP theo điều 90 9 Các quyền khác theo quy định của Điều lệ Cty và LDN. 14
15
Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)
z Địa vị pháp lý của CĐ phổ thông (tt): ¾ Riêng CĐ hoặc nhóm CĐ phổ thông sở hữu trên 10% tổng số CP phổ thông trong thời hạn liên tục 6 tháng hoặc tỷ lệ nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ còn có thêm các quyền sau: z Đề cử người vào HĐQT và BKS (nếu có); z Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán VN và các báo cáo của BKS; 15
16
Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)
¾ Quyền của nhóm CĐ sở hữu trên 10% tổng số CP phổ thông … (tt): 9 Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp: á HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý; á HĐQT ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; á Nhiệm kỳ của HĐQT đã vượt quá 6 tháng mà HĐQT mới chưa được bầu thay thế; á Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Cty 9 Các quyền khác theo Điều lệ Cty 16
17
Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)
z Nghĩa vụ của CĐ phổ thông (đ 80): ¾ Thanh toán đủ số CP cam kết mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Cty được cấp Giấy CNĐKKD ¾ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Cty trong phạm vi số vốn đã góp vào Cty ¾ Không được rút vốn đã góp bằng CP phổ thông ra khỏi Cty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được Cty hoặc người khác mua lại CP ¾ Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ Cty 17
18
Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)
z Nghĩa vụ của CĐ phổ thông (tt) ¾ Chấp hành quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT ¾ Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh Cty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau: 9 Vi phạm pháp luật; 9 Tiến hành KD và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; 9 Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với Cty. ¾ Các nghĩa vụ khác theo Điều lệ Cty và đ84, 86 LDN 18
19
Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)
z Cổ đông ưu đãi biểu quyết có quyền: ¾ Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ với số phiếu biểu quyết quy định tại Điều lệ; ¾ Có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. 19
20
Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)
z Cổ đông ưu đãi cổ tức có quyền: ¾ Nhận cổ tức với mức ưu đãi ghi trên cổ phiếu ¾ Có các quyền khác như CĐ phổ thông, trừ việc không có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT và BKS 20
21
Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)
z Cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền: ¾ Được Cty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. ¾ Có các quyền khác như CĐ phổ thông, trừ việc không có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT và BKS Câu hỏi: Trường hợp Cty đang bị chủ nợ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. CĐ ưu đãi hoàn lại yêu cầu hoàn trả vốn góp. Theo bạn, HĐQT sẽ giải tình huống này như thế nào thì mới hợp pháp? 21
22
Cơ cấu quản trị công ty cổ phần
z Đại hội đồng cổ đông z Hội đồng quản trị z Tổng giám đốc (GĐ) z Ban kiểm soát (nếu có trên 11 CĐ là cá nhân hoặc CĐ là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số CP). 22
23
Cơ cấu quản trị công ty cổ phần
ĐHĐCĐ Quyết định Quyết định Giám sát, kiểm tra BKS HĐQT Chỉ đạo, giám sát Giám sát, kiểm tra TGĐ 23
24
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG 24 z Vị trí ? z Thành phần ?
z Quyền hạn và nhiệm vụ gì ? z Cơ chế hoạt động như thế nào? 24
25
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG z Vị trí: ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. z Thành phần: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. z Câu hỏi TL: Trở lại ví dụ đầu. Trường hợp các nông dân ở xã hiệp phước không thể tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ sao? họ có được ủy quyền cho người khác tham gia ĐHĐCĐ không? z Gợi ý: xem k3 điều 96 25
26
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Quyền hạn và nhiệm vụ: ¾ Đối với DN liên doanh kinh doanh dịch vụ thuộc nhóm ngành trong biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì do Điều lệ công ty tự quy định. Tuy nhiên phải thỏa mãn thêm điều kiện sau: 9 DN được thành lập sau khi VN gia nhập WTO; 9 Hoặc được thành lập trước đó nhưng có đăng ký sửa đổi Điều lệ trước ngày 01/7/2008. 26
27
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt): ¾ Đối với các DN khác thì theo khoản 2 điều 96: 9 Thông qua định hướng phát triển công ty Note: LDN 2005 chưa phân định rõ với điểm a khoản 2 điều 108. Theo tinh thần của Luật DN 2005 thì đó là những chiến lược dài hạn. Luật CT các nước Thái Lan, Malaysia, … còn quy định thêm đó là định hướng thay đổi, thu hẹp, mở rộng ngành nghề kinh doanh, hay thay đổi mục tiêu kinh doanh, …không bao gồm chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn của các ngành nghề đang hoạt động thuộc về kỹ năng kinh doanh. 9 Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Cty, trừ TH tăng vốn điều lệ do bán thêm cổ phần theo quy định tại Điều lệ Cty; 27
28
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt) 9 Quyết định loại cổ phần và tổng số CP của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ Cty có quy định khác; 9 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS; 9 Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cty, nếu Điều lệ cty không quy định một tỷ lệ khác; 28
29
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG 29 z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt)
9 Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; 9 Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho cty và cổ đông cty; 9 Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; 9 Quyết định chuyển đổi CP ưu đãi thành CP phổ thông (k6 đ78) 29
30
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt) 9 Quyết định tỷ lệ triết khấu cho người môi giới hoặc người bảo lãnh, nếu giá chào bán CP thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị ghi trong sổ sách tại thời điểm gần nhất (k1 đ87). 9 Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật DN và Điều lệ Cty. 30
31
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Cơ chế hoạt động: ¾ Thể thức thông qua quyết định. ¾ Kỳ họp ¾ Nơi họp ¾ Triệu tập cuộc họp ¾ Điều kiện tiến hành họp ¾ Điều kiện để thông qua quyết định ¾ Hiệu lực thi hành của Quyết định của ĐHĐCĐ 31
32
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Thể thức thông qua quyết định: ¾ Đối với DN liên doanh kinh doanh dịch vụ thuộc nhóm ngành trong biểu cam kết Việt Nam khi gia nhập WTO thì do Điều lệ công ty tự quy định. Tuy nhiên phải thỏa mãn thêm điều kiện sau: 9 DN được thành lập sau khi VN gia nhập WTO; 9 Hoặc được thành lập trước đó nhưng có đăng ký sửa đổi Điều lệ trước ngày 01/7/2008. 32
33
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
• Thể thức thông qua quyết định (tt): ¾ Đối với DN khác thì theo điều 104 LDN: Biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. 9 Việc biểu quyết theo từng nội dung. 9 Câu hỏi: Để tiết kiệm chi phí, theo Anh (chị) trong mọi trường hợp, Cty có nên chỉ thông qua quyết định ĐHĐCĐ bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản? tại sao? - Tại cuộc họp ĐHĐCĐ,thông qua thảo luận, chất vấn, CĐ sẽ tiếp cận được nhiều thông tin đa chiều hơn. Từ đó đảm bảo cho CĐ thể hiễn được đầy đủ hơn ý chính của mính; giúp cho việc đưa ra quyết định chính xác hơn, gắn với quyền lợi của mình hơn; đảm bảo được sự công bằng hơn. 33
34
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
¾ Các trường hợp bắt buộc phải thông qua bằng hình thức biểu quyết (khoản 2 điều 104): z Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Cty; z Thông qua định hướng phát triển Cty; z Quyết định loại CP và tổng số CP của từng loại được quyền chào bán; z Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; z Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị ≥ 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Cty nếu Điều lệ Cty không quy định một tỷ lệ khác; z Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; z Tổ chức lại, giải thể công ty. 34
35
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
¾ Kỳ họp: thường niên (k2 đ97), bất thường (k3 đ97); ít nhất 1 năm họp 1 lần (?) Câu hỏi: Giả sử, nếu chỉ tiến hành cuộc họp bất thường trong năm, không phải tiến hành cuộc họp thường niên trong năm đó có được không? Tại sao có sự phân biệt rõ giữa k2 đ97 (nội dung kỳ họp thường niên) và k3 đ97 (bất thường)? Tại sao phải quy định mỗi năm ít nhất họp một lần?- 5 phút Ví dụ gợi ý: Haseco - HN (3 năm ko họp), CP KS DL Bạch Đằng (Hải Phòng), tranh chấp nội bộ Itraco -HCM 35
36
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
¾ Nơi họp: Trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam ¾ Thẩm quyền triệu tập (đ97): 9 Thường niên: HĐQT. 9 Bất thường: HĐQT, BKS, CĐ hoặc nhóm CĐ sở hữu trên 10% CP phổ thông. 36
37
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
¾ Thời gian triệu tập cuộc họp (đ97): 9 Thường niên: 4 tháng (6 tháng, nếu được gia hạn), kể từ ngày kết thúc năm tài chính. 9 Bất thường: •HĐQT phải triệu tập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có yêu cầu, hoặc từ lúc số TV HĐQT còn lại ít hơn số pháp luật quy định. Nếu số tv HĐQT giảm quá 1/3 thì thời hạn triệu tập là ≤60 ngày BKS phải triệu tập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tiếp theo • ngày cuối cùng của thời hạn triệu tập của HĐQT. 37
38
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
9 Thời gian triệu tập cuộc bất thường (tt): •Chú ý: trường hợp số thành viên HĐQT giảm quá 1/3 so với số quy định tại điều lệ công ty thì HĐQT phải triệu tập ĐHĐCĐ để bầu bổ sung trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày số TV bị giảm quá 1/3. ¾ Thông báo mời họp: 9 Phải gửi đến tất cả CĐ có quyền dự họp chậm nhất 7 ngày, kể từ ngày khai mạc cuộc họp. 9 Phải kèm theo mẩu chỉ định đại diện ủy quyền dự họp, chương trình họp và những tài liệu thảo luận có liên quan. 38
39
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi không triệu tập: ¾ Nếu HĐQT không triệu tập thì Chủ tịch HĐQT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với Cty. ¾ Nếu BKS không triệu tập thì Trưởng BKS phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với Cty. 39
40
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Điều kiện tiến hành họp: ¾ Đối với DN liên doanh kinh doanh dịch vụ thuộc nhóm ngành trong biểu cam kết Việt Nam khi gia nhập WTO thì do Điều lệ công ty tự quy định. Tuy nhiên phải thỏa mãn thêm điều kiện sau: 9 DN được thành lập sau khi VN gia nhập WTO; 9 Hoặc được thành lập trước đó nhưng có đăng ký sửa đổi Điều lệ trước ngày 01/7/2008. 40
41
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Điều kiện tiến hành họp (tt): ¾ Nếu là không là DN liên doanh nằm trong biểu dịch vụ cam kết WTO thì (đ102): 9 Lần nhất: có số CĐ dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số CP có quyền biểu quyết (Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ quy định) 9 Lần 2: số CĐ đại diện ít nhất 51% tổng số CP có quyền biểu quyết. 9 Lần 3: không phụ thuộc vào tỷ lệ CP mà CĐ dự họp nắm giữ. 41
42
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Điều kiện để thông qua quyết định tại cuộc họp ĐHĐCĐ: Cơ sở thông qua quyết định dựa trên số phiếu biểu quyết của các cổ đông có mặt ¾ Nếu là DN Liên doanh nằm trong biểu dịch vụ cam kết WTO thì tỷ lệ cụ thể do Điều lệ tự quy định. 42
43
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
¾ Điều kiện để thông qua quyết định tại cuộc họp ĐHĐCĐ (tt):Nếu là doanh nghiệp khác thì theo k3 đ104: 9 Đối với những quyết định đặc biệt quan trọng quy định tại điểm a, c, đ, g khoản 2 điều 104 thì phải được số CĐ đại diện ít nhất 75% tổng số “phiếu biểu quyết” của tất cả các “CĐ dự họp” chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ quy định. 9 Đối với QĐ khác thì phải được số CĐ đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các “CĐ dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ quy định. 9 Việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT, BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu. 43
44
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
¾ Về phương thức bầu dồn phiếu: là phương thức mà theo đó mỗi CĐ có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số CP sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS và CĐ có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. 44
45
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Phương thức bầu dồn phiếu (tt): ¾ Ví dụ: Trường hợp công ty X có 3 cổ đông là An, Khoa, Tiến. Trong đó An nắm 51 cổ phần (chiếm 51%), Khoa nắm 37 CP (chiếm 37%), Tiến 12 CP (chiếm 12%). Số TV HĐQT cần phải bầu là 3. Số ứng viên đưa ra là 5, gồm A, B, C, D, E. á Tổng số phiếu biểu quyết của An là 51 x 3 = 153 phiếu. á Tổng số phiếu biểu quyết của Khoa là 37 x 3 = 111 phiếu á Tổng số phiếu biểu quyết của Tiến là 12 x 3 = 36 phiếu 45
46
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
An Khoa Tiến Tổng Tỷ lệ (số phiếu số bầu/tổng số CP có quyền biểu quyết) A 102 102 102% B 51 51 51% C 74 74 74% D 37 36 73 73% E 46
47
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Điều kiện để thông qua quyết định bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản: số CĐ đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ quy định. z Chú ý: Trường hợp quyết định tỷ lệ triết khấu cho người môi giới và người bảo lãnh phải được sự chấp thuận của số CĐ đại diện ít nhất 75% tổng số CP có quyền biểu quyết 47
48
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
z Hiệu lực thi hành Quyết định của ĐHĐCĐ: ¾ Quyết định được số CĐ trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số CP có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay, dù trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định. ¾ Quyết định của ĐHĐCĐ có thể bị HĐQT, TGĐ, BKS yêu cầu Tòa án, Trọng tài hủy bỏ trong trường hợp: 9 Thủ tục ra QĐ và nội dung vi phạm pháp luật và Điều lệ Cty 9 Không thực hiện đúng thủ tục triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ theo quy định của LDN và Điều lệ. 48
49
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)
¾ Thời hạn yêu cầu hủy quyết định ĐHĐCĐ là: 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp ĐHĐCĐ hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến ĐHĐCĐ. ¾ Bài tập: Công ty CP Hiệp phước, có 1860 cổ đông. Để đảm bảo cho cuộc họp cổ đông được thuận lợi và nhanh chóng, các sáng lập viên thông qua Điều lệ mà theo đó CĐ sở hữu 10% vốn điều lệ mới được tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ. A là nông dân đồng thời là CĐ nắm 0,1% CP phổ thông nên không được tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ. Theo anh (chị) A có nên khởi kiện? Tại sao? • Gợi ý: xem k1 đ 79; k1, k8 đ103 49
50
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 50 z Vị trí pháp lý ?
z Quyền hạn và nhiệm vụ gì ? z Quy mô như thế nào? z Tiêu chuẩn TV HĐQT ? z Cơ chế hoạt động? z Miễn nhiệm, bãi nhiệm HĐQT? 50
51
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 51 z Vị trí: ¾ Là cơ quan quản lý công ty,
¾ Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, ¾ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. 51
52
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Quyền hạn và nhiệm vụ ( xem k2 đ108): ¾ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; ¾ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; ¾ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; ¾ Quyết định giá chào bán CP và trái phiếu của Cty; 52
53
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 53 z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):
¾ Quyết định mua lại không quá 10% tổng số CP của từng loại đã được chào bán trong mỗi 12 tháng. ¾ Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong phạm vi mà LDN hoặc Điều lệ cty quy định. ¾ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ 53
54
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 54 z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):
¾ Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ cty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của LDN. ¾ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với GĐ hoặc TGĐ và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ cty quy định. ¾ Quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý 54
55
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 55 z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):
¾ Cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu CP hoặc phần vốn góp ở cty khác ¾ Giám sát, chỉ đạo GĐ hoặc TGĐ và người quản lý khác ¾ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ cty ¾ Quyết định thành lập cty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của DN khác 55
56
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 56 z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):
¾ Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ ¾ Triệu tập họp ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến để ĐHĐCĐ thông qua quyết định; ¾ Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên ĐHĐCĐ ¾ Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh 56
57
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 57 z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):
¾ Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty ¾ Quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành (k3 đ88) ¾ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty 57
58
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Quy mô: từ TV, nếu điều lệ công ty không có quy định khác. z TV HĐQT phải có các tiêu chuẩn (đ110): ¾ Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp ¾ Là CĐ cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số CP phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của Cty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ Cty 58
59
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 59 z Tiêu chuẩn TV HĐQT (tt) CHÚ Ý:
• Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ. • TV HĐQT không nhất thiết là cổ đông 59
60
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 60 z Cơ chế hoạt động HĐQT:
¾ Nhiệm kỳ: 5 năm. Không hạn chế số nhiệm kỳ. Chú ý: 9 HĐQT có nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động đến khi HĐQT mới tiếp quản công việc 9 TV HĐQT có nhiệm kỳ không quá 5 năm. 9 Trường hợp được bầu bổ sung, thay thế thì thời hạn nhiệm kỳ của TV mới là thời hạn của nhiệm kỳ HĐQT. 60
61
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Cơ cấu: Chủ tịch HĐQT và các TV. ¾ Chủ tịch HĐQT là người đứng đầu HĐQT ¾ Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của cty, nếu điều lệ có quy định. ¾ Chủ tịch HĐQT có thể kiêm TGĐ Vậy Chủ tịch do ai bầu ? ¾ Chủ tịch HĐQT do ĐHĐCĐ hoặc HĐQT bầu. 61
62
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 62 z Cơ chế hoạt động HĐQT (tt)
¾ Chủ tịch HĐQT có nhiệm vụ và quyền hạn gì ? (k2 đ111) 9 Chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ; 9 Triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT; 9 Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; 9 Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp HĐQT; 9 Tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT; 9 Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các QĐ của HĐQT; 9 Khác theo Điều lệ Cty 62
63
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Cơ chế hoạt động HĐQT (tt): ¾ Cuộc họp: định kỳ và bất thường 9 Định kỳ: mỗi quý họp ít nhất một lần 9 Bất thường: khi có đề nghị của BKS, TGĐ, ít nhất 5 người quản lý khác, ít nhất hai TV HĐQT, trường hợp khác do Điều lệ quy định. 63
64
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 64 ¾ Thời gian triệu tập?
9 Cuộc họp bất thường: trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị. 9 Cuộc họp thường niên: bất cứ khi nào theo QĐ của Chủ tịch HĐQT. 9 Cuộc họp đầu tiên: trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày kết thúc bầu cử HĐQT ¾ Nơi họp: tại trụ sở hoặc nơi khác. 64
65
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ¾ Điều kiện tiến hành cuộc họp HĐQT ? 9 Có từ ¾ tổng số thành viên trở lên dự họp ¾ Thể thức thông qua QĐ của HĐQT: 9 Biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu bằng văn bản, khác do Điều lệ quy định. ¾ Nguyên tắc thông qua QĐ ĐHĐCĐ: 9Đa số TV dự họp chấp thuận 9 Trường hợp số phiếu ngang nhau thì theo phía có ý kiến của Chủ tịch HĐQT. 65
66
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Bài tập: HĐQT Cty A có 11 TV. Sau nửa nhiệm kỳ, 3 TV bị tai nạn qua đời. Chủ tịch HĐQT triệu tập cuộc họp để thông qua kế hoạch KD? Cuộc họp được tiến hành với sự tham gia của 7 TV, 1 TV vắng mặt không lý do và không gửi văn bản bỏ phiếu.5 TV biểu quyết chấp nhận KHKD. Theo Anh (chị), cuộc họp và quyết định của HĐQT có giá trị pháp lý như thế nào? 66
67
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 67 z Miễn nhiệm TV HĐQT:
z Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện của TV z Không tham gia các hoạt động của HĐQT trong 6 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng; z Xin từ chức; z Theo QĐ của ĐHĐCĐ z Khác do Điều lệ quy định. 67
68
TỔNG GIÁM ĐỐC z Vị trí: Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; • Nếu điều lệ không có quy định khác thì GĐ là người đại diện theo pháp luật của cty. z Quyền hạn và nhiệm vụ ( k3 đ116): ¾ Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; ¾ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Cty; ¾ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Cty; 68
69
TỔNG GIÁM ĐỐC 69 z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):
¾ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong cty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT ¾ Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của cty ¾ Quyết định tuyển dụng lao động, lương và phụ cấp đối với người lao động trong cty ¾ Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong KD; ¾ Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ cty và QĐ của HĐQT 69
70
TỔNG GIÁM ĐỐC 70 z Cơ chế bổ nhiệm:
¾ Do HĐQT bổ nhiệm; có thể là TV HĐQT hoặc người ngoài. z Nhiệm kỳ: ≤ 5 năm. Không hạn chế số lượng nhiệm kỳ z Tiêu chuẩn TGĐ: (xem đ 57) z Chú ý: GĐ CTY CP không được làm GĐ cho DN khác (?) 70
71
Nghĩa vụ của người quản lý Cty
z Thực hiện nhiệm vụ trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, đúng pháp luật. z Trung thành với lợi ích của CĐ và Cty z Không được lạm dụng địa vị, chức vụ, tài sản, bí mật của cty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cho chủ thể khác. z Thông báo đầy đủ, kịp thời cho cty về việc họ và người có liên quan của họ đang nắm giữ phần vốn góp chi phối hoặc đang là chủ sở hữu của doanh nghiệp khác z Công khai các lợi ích có liên quan z Các nghĩa vụ khác theo Điều lệ Cty và LDN. 71
72
BAN KIỂM SOÁT 72 z Vị trí ? z Nhiệm vụ và quyền hạn gì ? z Nghĩa vụ ?
z Cơ cấu tổ chức ? z Tiêu chuẩn KSV ? z Miễn nhiệm KSV ? 72
73
BAN KIỂM SOÁT z Vị trí: là cơ quan giám sát của ĐHĐCĐ, giúp ĐHĐCĐ kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý điều hành Cty của HĐQT và TGĐ. z Quyền hạn và nhiệm vụ (đ123): ¾ Giám sát HĐQT, TGĐ ¾ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, trung thực và mức độ cẩn trọng của công tác quản lý, điều hành hđ kd, tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính 73
74
BAN KIỂM SOÁT 74 z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):
¾ Thẩm định và trình báo cáo tình hình kd, báo cáo tài chính hằng năm, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT ¾ Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Cty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Cty ¾ Thực hiện kiểm tra theo yêu cầu của CĐ (nhóm CĐ) quy định tại khoản 2 Điều 79 trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; báo cáo kết quả kiểm tra đến HĐQT và nhóm CĐ có yêu cầu trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra 74
75
BAN KIỂM SOÁT z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt): Chú ý: Việc kiểm tra theo yêu cầu của CĐ không được cản trở hoạt động bình thường của HĐQT, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của Cty ¾ Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Cty. ¾ Thông báo bằng văn bản cho HĐQT về việc thành viên HĐQT, TGĐ vi phạm nghĩa vụ của người quản lý Cty, yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. 75
76
BAN KIỂM SOÁT 76 z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):
¾ Có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao ¾ Quyền được tiếp cận đầy đủ thông tin về hoạt động HĐQT, người quản lý và nhân viên Cty, tài liệu của Cty ¾ Quyền và nhiệm khác theo quy định tại Điều lệ Cty và QĐ của ĐHĐCĐ 76
77
BAN KIỂM SOÁT 77 z Nghĩa vụ của thành viên BKS (Đ126):
¾ Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ Cty, QĐ của ĐHĐCĐ và đạo đức nghề nghiệp ¾ Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Cty và CĐ của Cty ¾ Trung thành với lợi ích của Cty và CĐ Cty ¾ Không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. ¾ Các nghĩa vụ khác theo quy định của LDN và Điều lệ công ty 77
78
BAN KIỂM SOÁT z Cơ cấu: ¾ Có 3-5 TV. ¾ Hơn ½ phải thường trú ở VN ¾ Đứng đầu là Trưởng BKS. Trưởng BKS có quyền và nhiệm vụ theo Điều lệ Cty Lưu ý: Trưởng BKS cty niêm yết phải là cổ đông (QĐ15/2007) và có chuyên môn kế toán nhưng không là GĐ tài chính hoặc làm việc trong bộ phận kế toán(k2đ18 QĐ 12/07) z Nhiệm kỳ: ≤ 5 năm. BKS vừa hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục hoạt động đến khi BKS mới nhận nhiệm vụ 78
79
BAN KIỂM SOÁT 79 z Tiêu chuẩn KS viên (đ 122):
¾ Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp ¾ Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên HĐQT, TGĐ và người quản lý khác. ¾ Không được giữ các chức vụ quản lý công ty ¾ Không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty. 79
80
BAN KIỂM SOÁT z Các trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm KSV (Đ 127): ¾ Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm TV BKS ¾ Không thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng ¾ Có đơn xin từ chức ¾ Theo quyết định của ĐHĐCĐ ¾ Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. z Khi BKS vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình có nguy cơ gây thiệt hại cho Cty thì HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ để xem xét và miễn nhiệm BKS đương nhiệm và bầu BKS mới thay thế 80
81
KIỂM SOÁT GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ TƯ LỢI
z Giao dịch nào được xem là có nguy cơ tư lợi? Giao dịch giữa Cty với các đối tượng sau: ¾ CĐ sở hữu trên 35% tổng số CP phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ; ¾ TV HĐQT hoặc TGĐ; ¾ DN mà người quản lý cty sở hữu phần vốn góp hoặc những người có liên quan của họ sở hữu phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ Người có liên quan là những người được quy định tại khoản 17 điều 4 81
82
KIỂM SOÁT GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ TƯ LỢI
z Làm sao kiểm soát các giao dịch tư lợi? ¾ Buộc những người quản lý Cty công khai DN mà họ hoặc người có liên quan của họ có quan hệ lợi ích (đ 118) ¾ Kiểm soát các hợp đồng có nguy cơ tư lợi thông qua cơ chế (đ 120): 9 Xét duyệt của HĐQT, ĐHĐCĐ 9 Công khai nội dung hợp đồng (k2) ¾ Kiểm soát thu nhập của người quản lý công ty nhằm hạn chế sự dịch chuyển lợi nhuận cty thành những khoản thưởng và lợi ích khác của người quản lý cty (đ 117) 82
83
KIỂM SOÁT GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ TƯ LỢI
z Làm sao kiểm soát các giao dịch tư lợi (tt)? ¾ Tăng cường cơ chế giám sát của CĐ thông qua các quyền: được minh bạch thông tin, yêu cầu kiểm tra những vấn đề có liên quan,… ¾ Quy định nghĩa vụ trung thành, cẩn trọng vì lợi ích của CĐ; nghĩa vụ gìn giữ bí mật thông tin của cty. 83
84
Câu hỏi ? z Bài tập tình huống: Cty CP A có tổng giá trị tài sản là 800 triệu VNĐ. Để bù đắp lượng tài chính do chưa thu hồi được nợ và hạn chế ảnh hưởng của nó đến kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh, HĐQT Cty A họp và quyết định vay 500 triệu VNĐ. Sau đó, Tiến - Luật sư tư vấn cho HĐQT cho rằng việc vay khoản trên phải được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ, nên đề nghị hủy quyết định đó. HĐQT ra quyết định hủy quyết định đó, đồng thời triệu tập ĐHĐCĐ đề thông qua việc vay khoản nợ đó. ĐHĐCĐ dự họp với 90% CĐ có quyền biểu quyết có mặt, trong đó có đủ 20% cổ đông ưu đãi biểu quyết (mỗi CP ưu đãi biểu quyết được 3 phiếu biểu quyết). ĐHĐCĐ thông qua quyết định chấp nhận với 75% số phiếu biểu quyết dự họp. Theo bạn, LS tiến nói đúng hay sai? Quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua như thế là hợp pháp hay bất hợp pháp? 84
85
Chế độ tài chính công ty z Phát hành, chào bán và chuyển nhượng cổ phần z Phát hành trái phiếu z Mua lại cổ phần z Trả cổ tức 85
86
Phát hành, chào bán và chuyển nhượng cổ phần (đ87)
z ĐHĐCĐ quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần có quyền chào bán z HĐQT quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần z Giá chào bán không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ điểm a, b, c, d khoản 1 điều 87 86
87
Phát hành, chào bán và chuyển nhượng cổ phần (đ87)
z Trường hợp phát hành thêm cổ phần và chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại Công ty thì phải thông báo đến tất cả cổ đông. z Việc bán cổ phần qua trung tâm giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán. z Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác. 87
88
Phát hành trái phiếu (đ88)
z Công ty được phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và loại trái phiếu khác theo điều lệ z Trường hợp pháp luật không có quy định khác, Công ty không được phát hành trái phiếu trong các trường hợp sau: ¾ Không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó; ¾ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành. z Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị hạn chế bởi các quy định tại 2 điểm trên. 88
89
Mua lại cổ phần (đ90+91) z Công ty mua lại cổ phần là việc Công ty dùng tài sản của mình để mua lại cổ phần đã phát hành. z Hai trường hợp mua lại cổ phần: ¾ Theo yêu cầu cổ đông (đ 90) ¾ Theo quyết định của Công ty (đ91) ● Công ty chỉ được quyền thanh toán giá trị cổ phần mua lại nếu ngay sau khi thanh toán hết cổ phần được mua lại, Công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghỉa vụ khác ● Sau khi thanh toán, nếu tổng giá trị tài sản ghi trong sổ sách kế toán của Công ty giảm hơn 10% thì Công ty phải thông báo cho các chủ nợ biết. 89
90
Trả cổ tức z Đối với cổ phần ưu đãi, việc trả cổ tức được thực hiện theo các điều kiện riêng áp dụng cho mỗi loại z Cổ phần phổ thông, việc trả cổ tức căn cứ vào lợi nhuận ròng và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của Công ty. z Cổ tức được trả bằng tiền mặt, cổ phần của Công ty và tài sản khác theo quy định tại điều lệ 90
91
Trả cổ tức (tt) 91 z Điều kiện để trả cổ tức là (đ93):
) Công ty hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác ) Trích lập các quỹ của Công ty bù đắp lỗ trước đó theo quy định pháp luật ) Sau khi trả hết cổ tức đã định, Công ty đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. 91
92
HẾT Cám ơn đã lắng nghe 92
Similar presentations
© 2024 SlidePlayer.com. Inc.
All rights reserved.