Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

MKTNH Version 3 Giảng viên: ThS. Thái Thị Kim Oanh

Similar presentations


Presentation on theme: "MKTNH Version 3 Giảng viên: ThS. Thái Thị Kim Oanh"— Presentation transcript:

1 MKTNH Version 3 Giảng viên: ThS. Thái Thị Kim Oanh
MARKETING NGÂN HÀNG Giảng viên: ThS. Thái Thị Kim Oanh Mobile:

2 Chương trình học tập Lên lớp: 45 tiết Kiểm tra và thi cử:
MKTNH Version 3 Chương trình học tập Lên lớp: 45 tiết Kiểm tra và thi cử: Một bài kiểm tra giữa môn Thi kết thúc môn học Điểm khuyến khích: Tìm hiểu thực tiễn hoạt động marketing ngân hàng trên địa bàn,Thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến - Phương pháp học: Chuẩn bị tài liệu,Hướng dẫn, trao đổi Bài tậ

3 Giáo trình học tập Giáo trình Marketing ngân hàng, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền-Học viện ngân hàng-NXB Thống kê 2007 Giáo trình Marketing căn bản-GS.TS Trần Minh Đạo-Trường ĐH KTQD-NXB Trường ĐHKTQD 2009 Các tài liệu có liên quan trên mạng internet

4 Nội dung chương trình Chương 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
MKTNH Version 3 Nội dung chương trình Chương 1: Tổng quan về marketing ngân hàng Chương 2: Thị trường và môi trường Marketing ngân hàng Chương 3: Đo lường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng Chương 4: Chiến lược sản phẩm ngân hàng Chương 5: Chiến lược giá Chương 6: Chiến lược phân phối Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

5 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
Ôn tập kiến thức marketing căn bản: Bản chất hoạt động Marketing Vị trí và vai trò của marketing trong doanh nghiệp Marketing hiện đại (nội dung) Các công cụ của Marketing

6 Bản chất của hoạt động Marketing
Để hiểu được khái niệm Marketing cần phải xác định rõ các thuật ngữ sau: Nhu cầu (Needs),Ước muốn (Wants), số cầu (Demands)  Sản phẩm (Product),Thị trường (Market) Traođổi (Exchange), Giaodịch(Transaction  Khách hàng (Customer), Người tiêu dùng (Consumer)

7 Bản chất của hoạt động Marketing
ª Marketing là một tiến trình quản trị. ª Toàn bộ các hoạt động Marketing phải được hướng theo khách hàng. ª Marketing thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và có lợi. ª Nội dung của hoạt động Marketing bao gồm thiết kế, định giá, xúc tiến và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ.

8 Vị trí và vai trò của Marketing trong doanh nghiệp
Bộ phận Marketing của công ty Thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách tìm đúng sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến Những ý niệm về nhu cầu Sản phẩm cụ thể Thị trường tiềm năng Khám phá nhu cầu của KH

9 Marketing hiện đại Phân đoạn thị trường Lựa chọn thị trường mục tiêu Định vị sản phẩm

10 Marketing -Mix Marketing mix Thị trường mục tiêu Sản phẩm (P1)
Chất lượng Kiểu dáng Đặc điểm Nhãn hiệu Bao bì Kích cỡ….. Giá cả (P2) Các mức giá Giảm giá Chiết khấu Thanh toán… Phân phối (P3) Loại kênh Trung gian Phân loại Dự trữ Vận chuyển…. Xúc tiến (P4) Quảng cáo Khuyến mãi Tuyên truyền Chào hàng Marketing t/tiếp… Thị trường mục tiêu Marketing mix

11 Công cụ Marketing 4P 4C Sản phẩm Product Giá Price Phân phối Place
Nhu cầu và ước muốn của khách hàng Customer needs and wants Giá Price Phân phối Place Xúc tiến Promotion Chi phí đối với khách hàng Cost to the customer Thuận tiện Convenience Truyền thông Communication 4P 4C

12 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
I . KHÁI NIỆM Là hành động của ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, phù hợp với sự biến động của môi trường. Trên cơ sở đó thực hiện các mục tiêu của ngân hàng.

13 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
Marketing ngân hàng là toàn bộ những nỗ lực của ngân hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thực hiện các mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Marketing ngân hàng là tập hợp các hành động khác nhau của ngân hàng nhằm hướng mọi nguồn lực hiện có của ngân hàng vào việc phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng, trên cơ sở đó thực hiện các mục tiêu của ngân hàng.

14 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
MKTNH Version 3 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng II. VAI TRÒ CỦA MARKETING ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG Là cầu nối hoạt động kinh doanh ngân hàng với thị trường Hiểu được nhu cầu khách hàng và thị trường Dẫn dắt hướng chảy của tiền vốn, khai thác khả năng huy động vốn, phân chia vốn hợp lý theo nhu cầu thị trường Phối hợp tất cả các hoạt động của ngân hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường và giải quyết những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng

15 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
2. Tham gia giải quyết những vấn đề cơ bản của kinh doanh Xác định sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thị trường Tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ Hoàn thiện mối quan hệ, công tác chăm sóc khách hàng giữa nhân viên với khách hàng Giải quyết hài hòa lợi ích giữa nhân viên, khách hàng và chủ ngân hàng

16 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
3. Tạo ra vị thế cạnh tranh của ngân hàng Tạo ra sự khác biệt, độc đáo của sản phẩm dịch vụ Định vị sự khác biệt, độc đáo đó đối với khách hàng Duy trì lợi thế về sự khác biệt

17 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
4. Marketing ngân hàng vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, vừa là một nghề + Là cơ sở khoa học vì nó có đối tượng và phương pháp nghiên cứu khá cụ thể, đó là nhu cầu và cách thức đáp ứng nhu cầu SPDV của ngân hàng trên thị trường tài chính. + Là nghệ thuật vì hoạt động của nó được thực hiện thông qua đội ngũ nhân viên ngân hàng, mức độ thành công phụ thuộc vào trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của CBQL và nhân viên ngân hàng + Là nghề nghiệp vì nó đòi hỏi người làm công tác marketing phải được đào tạo kỹ năng nghề một cách bài bản.

18 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
III. CHỨC NĂNG BỘ PHẬN MARKETING TRONG NGÂN HÀNG Làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu của KH Chức năng phân phối (chọn địa điểm, tổ chức phục vụ…) Chức năng tiêu thụ (thực hiện quá trình bán hàng) Chức năng yểm trợ (quảng cáo, PR, hội nghị khách hàng…)

19 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
Làm cho SPDV thích ứng với nhu cầu khách hàng Làm cho SPDV ngân hàng trở nên hấp dẫn, có sự khác biệt, đem lại nhiều tiện ích, lợi ích, đáp ứng nhu cầu đa dạng, đổi mới và ngày càng cao của khách hàng, tạo lợi thế trong cạnh tranh

20 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
Các công việc phải thực hiện sau: Phải nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu, mong muốn và cả những xu thế thay đổi nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Trên cơ sở đó, bộ phận marketing gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động nghiên cứu thị trường với các bộ phận trong thiết kế, tiêu chuẩn hóa và phát triển SPDV mới => cung ứng sản phẩm dịch vụ ngày càng tốt hơn ra thị trường

21 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
2. Chức năng phân phối Là toàn bộ quá trình tổ chức đưa SPDV của ngân hàng đến với các nhóm khách hàng đã lựa chọn, gồm: - Tìm hiểu khách hàng và lựa chọn những khách hàng tiềm năng. - Hướng dẫn khách hàng trong việc lựa chọn và sử dụng SPDV của ngân hàng - Tổ chức hoạt động phục vụ khách hàng tại tất cả các điểm giao dịch - Nghiên cứu phát triển hệ thống kênh phân phối hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

22 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
3. Chức năng tiêu thụ Tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là SPDV, sự hợp lý về giá cả, kỹ năng và thái độ của nhân viên giao dịch với khách hàng. Nhân viên giao dịch cần nắm rõ tiến trình bán hàng như sau: Tìm hiểu khách hàng Sự chuẩn bị khi tiếp xúc với khách hàng Tiếp cận khách hàng Giới thiệu SPDV và hướng dẫn thủ tục sử dụng Xử lý hợp lý những trục trặc có thể xảy ra Tiếp xúc cuối cùng với khách hàng

23 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
4. Chức năng hổ trợ Là chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt 3 chức năng trên và nâng cao khả năng an toàn của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các hoạt động hổ trợ gồm: Quảng cáo Tuyên truyền Hội chợ, hội nghị khách hàng Quan hệ công chúng

24 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA MARKETING NGÂN HÀNG Những đặc điểm này bắt nguồn từ: Đặc điểm của marketing dịch vụ Đặc điểm riêng có của ngành ngân hàng

25 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
1. Đặc điểm của marketing dịch vụ: Không hiện hữu Không thể tách rời DỊCH VỤ Không ổn định Không thể lưu trử

26 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
1.1 Dịch vụ không hiện hữu (vô hình – phi vật chất) Các dịch vụ đều vô hình. Ta không thể nhìn, thấy, thử mùi vị, nghe hay ngửi trước khi tiêu dùng chúng Vì vậy có sự không chắc chắn khi mua dịch vụ. Làm thế nào để giảm bớt sự không chắc chắn đó? Phải có các dấu hiệu chứng tỏ chất lượng của dịch vụ đó là địa điểm, nhân viên, trang thiết bị, thông tin, giá cả… (còn gọi là các bằng chứng vật chất-Physical Evidences).

27 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
Để củng cố niềm tin của người mua, những nhà cung cấp dịch vụ có thể: - Tăng tính hữu hình của dịch vụ Không chỉ mô tả dịch vụ mà còn làm cho khách hàng chú ý đến những lợi ích có liên quan đến dịch vụ đó - Nghĩ ra những tên gọi gợi lên giá trị của dịch vụ - Mời người nổi tiếng nào đó tuyên truyền cho dịch vụ…

28 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
1.2 Dịch vụ không thể tách rời khỏi nguồn gốc - Quá trình cung cấp & sử dụng dịch vụ diễn ra đồng thời; vì vậy dịch vụ không thể tách rời khỏi nguồn gốc của nó cho dù đó là con người hay máy móc - Khách hàng cũng tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ cho chính mình, vì vậy cả người cung ứng & khách hàng đều ảnh hưởng đến kết quả của dịch vụ. - Khách hàng sẽ ưa thích những người cung ứng giỏi.

29 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
Để khắc phục tình trạng này, các công ty dịch vụ có thể có những hướng khắc phục sau đây: - Tăng giá dịch vụ từ những người cung ứng giỏi - Người cung ứng giỏi học cách làm việc với nhóm đông khách hàng - Người cung ứng tìm cách làm giảm thời gian phục vụ - Công ty dịch vụ đào tạo thêm nhiều người cung ứng giỏi…

30 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
1.3 Dịch vụ không dự trữ được - Do dịch vụ vô hình & không thể tách rời khỏi nguồn gốc nên không thể dự trữ được dịch vụ. - Nếu nhu cầu ổn định & được biết trước thì sẽ không có vấn đề. Nếu nhu cầu dao động, thất thường thì công ty dịch vụ sẽ gặp phải vấn đề về sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật - con nguời. Vì vậy, các DN cần có các chiến lược để điều hoà Cung - Cầu theo thời gian, cụ thể như sau:

31 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
a/ Chiến lược liên quan đến Cầu - Định giá phân biệt theo thời gian (Time Pricing) - Chủ động làm tăng nhu cầu vào những lúc thấp điểm - Cung cấp các dịch vụ bổ sung vào những lúc cao điểm để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn - Áp dụng hệ thống đặt chỗ trước (hàng không, tàu hoả...)

32 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
b/ Chiến lược liên quan đến Cung - Thuê nhân viên làm part time trong những giờ cao điểm - Yêu cầu nhân viên chỉ làm những việc thật cần thiết trong lúc cao điểm - Một số công việc có thể chuyển sang cho khách hàng - Chia sẻ công việc với các doanh nghiệp khác…

33 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
1.4 Dịch vụ không ổn định - Khác với các sản phẩm vật chất khi đã tạo ra thì chất lượng đồng đều, chất lượng dịch vụ dao động trong một khoảng rất rộng. - Chất lượng dịch vụ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ (nhân viên phục vụ, thời gian, địa điểm cung ứng dịch vụ). - Điều này giải thích tại sao người mua dịch vụ thường hỏi ý kiến người khác trước khi lựa chọn người cung cấp dịch vụ.

34 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
Để khắc phục vấn đề này, các công ty dịch vụ cần phải quản trị chất lượng dịch vụ, cụ thể cần tiến hành theo 3 bước: - Lựa chọn con người, huấn luyện đào tạo - Thiết kế tốt Quá trình phục vụ (hay còn gọi là Hệ thống cung ứng dịch vụ). Đây là các yếu tố vật chất, con người được tổ chức một cách chặt chẽ theo một hệ thống phối hợp hướng tới khách hàng nhằm đảm bảo quá trình phục vụ hiệu quả. - Theo dõi, lượng định mức độ hài lòng của khách hàng.

35 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
3 hình thức marketing của doanh nghiệp dịch vụ NGÂN HÀNG MARKETING ĐỐI NỘI MARKETING BÊN NGOÀI NHÂN VIÊN KHÁCH HÀNG MARKETING QUAN HỆ

36 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
2.1 Marketing đối nội Nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng trong quá trình cung ứng giá trị cho khách hàng Nhân viên ngân hàng là khách hàng của chủ ngân hàng, do đó lãnh đạo ngân hàng phải: Nắm bắt và đáp ứng nhu cầu nhân viên, xem nhân viên như tài sản ngân hàng Phát triển ASK Tạo điều kiện và chính sách để nhân viên thực hiện tốt công việc

37 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
2.2 Marketing quan hệ - Ngân hàng phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng bền vững, tin tưởng nhau và có lợi cả 2 bên, cụ thể: + Đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng + Luôn giữ đúng cam kết với khách hàng + Cung cấp sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp + Tăng cường những ràng buộc về tài chính, kỹ thuật Duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới Phát triển các mối quan hệ mới Quản lý các mối quan hệ

38 Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng
2.3 Đặc điểm riêng của marketing ngân hàng Phân phối đóng vai trò quan trọng hàng đầu Khó khăn trong việc tạo ra sự khác biệt trong dài hạn Rủi ro trong hoạt động là yếu tố cần được quan tâm trong kinh doanh và marketing ngân hàng Các nhóm khách hàng chuyên biệt có những nhu cầu và mong đợi khác nhau Các chương trình marketing ngân hàng thường không có nhiều sự khác biệt

39 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
I. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA MARKETING NGÂN HÀNG 1. Khái niệm - Là việc nhân diện, lựa chọn, thu thập, phân tích và phổ biến thông tin nhằm hỗ trợ cho việc ra các quyết định liên quan đến quá trình xác định và xử lý các vấn đề trong kinh doanh - Là quá trình thiết kế, thu thập, phân tích và báo cáo thông tin dùng để giải quyết một số vấn đề liên quan đến kinh doanh và marketing trong ngân hàng

40 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
2. Đặc điểm của nghiên cứu thị trường Được thực hiện cho dự án, nhu cầu doanh nghiệp, ngân hàng Nghiên cứu để ứng dụng Được tiến hành một cách có qui trình, hệ thống và mang tính khách quan Có mục tiêu và tiêu chí xác định khi nghiên cứu Có 4 nội dung chính là thu thập, phân tích, đưa các giải pháp và báo cáo thông tin

41 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
3. Các nghiên cứu thị trường Tổng hợp Xu hướng ngành Thị phần, thị trường Thương hiệu Phân phối Địa điểm đặt chi nhánh, Hiệu quả các kênh phân phối Xúc tiến truyền thông Các phương tiên truyền thông Thông điệp Lực lượng bán hàng Sản phẩm Sản phẩm mới Sản phẩm cạnh tranh… Nghiên cứu giá Chi phí, lợi nhuận Giá các sản phẩm cạnh tranh Co giản cung cầu… Khách hàng Quá trình mua sắm Nhu cầu về SPDV Thái độ với thương hiệu…

42 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
4. Quá trình nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu Lập kế hoạch Thu thập dữ liệu Báo cáo kết quả Đưa ra các giải pháp Xử lý phân tích dữ liệu

43 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
II MÔI TRƯỜNG MARKETING NGÂN HÀNG Nhân khẩu Kinh tế Khách hàng Văn hóa Đối thủ Cạnh tranh Ngân hàng Công chúng Chính trị, pháp luật Các đơn vị hổ trợ Công nghê

44 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
1. Môi trường vĩ mô 1.1 Nhân khẩu - Là mối quan tâm lớn của các ngân hàng - Cơ sở hạ tầng và nhân khẩu có ảnh hưởng lớn đến các chương trình marketing của ngân hàng - Gồm các yếu tố cơ bản sau: Tổng dân số, tỷ lệ dân số Thu nhập, mức sống Thay đổi cơ cấu dân số Xu hướng di chuyển dân số Chính sách dân số của quốc gia, vùng miền…

45 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
1.2 Môi trường kinh tế Khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn, tiền gởi của khách hàng… Tác động đến nhu cầu khách hàng Các yếu tố cơ bản: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát Sự ổn định về kinh tế Cơ cấu xuất nhập khẩu Thu nhập bình quân đầu người Xu hướng toàn cầu hóa Chính sách đầu tư/ tiết kiệm của chính phủ…

46 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
1.3 Môi trường công nghệ Tác động đến phương thức trao đổi của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ Tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng Giúp phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới (chuyển tiền nhanh, ATM, thanh toán tự động, ngân hàng qua mạng…) Cần dự báo xu hướng công nghệ để phục vụ cho công tác kinh doanh của ngân hàng

47 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
1.4 Môi trường văn hóa Văn hóa tác động đến nhu cầu và hành vi của khách hàng đối với việc sử dụng các sản phẩm của ngân hàng Các yếu tố tác động: Trình độ văn hóa Thói quen tiêu dùng Tâm lý

48 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
1.5 Môi trường chính trị pháp luật Tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức của ngân hàng Ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn từ những tác động của chính sách nhà nước và luật pháp như: Các qui định của ngân hàng nhà nước Các bộ luật liên quan Các qui định của các tổ chức tài chính, thương mại khu vực và quốc tế như AFTA, WTO, IMF…

49 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
2. Các môi trường vi mô 2.1 Các yếu tố nội tại của ngân hàng - Sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng - Vốn của ngân hàng - Trình độ kỹ thuật công nghệ - Đội ngũ nguồn nhân lực ngân hàng - Văn hóa, các yếu tố quan hệ bên trong ngân hàng

50 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
2.2 Các đơn vị hổ trợ Là các đơn vị hổ trợ ngân hàng trong quá trình kinh doanh, bao gồm: Các đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị kỹ thuật Đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào khác Các trung gian marketing như công ty quảng cáo, PR, nghiên cứu thị trường Những thay đổi này tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của ngân hàng

51 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
2.3 Các đối thủ cạnh tranh Ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng Thông tin của đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng, vì thế cần có hệ thống theo dõi thông tin của đối thủ cạnh tranh để đưa ra các điều chỉnh phù hợp Các nội dung cần nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh: Mục tiêu, chiến lược Các hoạt động của đối thủ cạnh tranh Điểm mạnh điểm yếu Các chương trình liên quan đến kinh doanh và marketing

52 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
2.4 Các nhóm công chúng của ngân hàng Là bất kỳ một nhóm, một tổ chức nào đó có mối quan tâm thực sự hoặc có thể sẽ quan tâm hay ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu của ngân hàng Ngày nay, công tác quan hệ công chúng PR (Public Relation) ngày càng có vai trò quan trọng, được xem như 1 P của marketing Mix

53 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
2.5 Khách hàng của ngân hàng Là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về tài chính Gồm 2 nhóm khách hàng chính: Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp Các nhóm khách hàng khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau

54 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
III. KHÁCH HÀNG 1. Các xu hướng ảnh hưởng đến nhu cầu về dịch vụ ngân hàng Khách hàng khó tính hơn Khách hàng hiểu biết nhiều hơn Khách hàng yêu cầu cao hơn Khách hàng dễ thay đổi sản phẩm và nhà cung cấp hơn Khách hàng chú ý đến xã hội nhiều hơn Khách hàng nữ tham gia vào quyết định mua hàng nhiều hơn …..

55 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
2. Nhu cầu tài chính của khách hàng Là nội dung chính trong nghiên cứu marketing ngân hàng Các chuyên gia marketing phải xác định được động cơ của các nhu cầu, định hướng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

56 Thang nhu cầu của Maslows
(Maslow's Hierarchy of Needs) Nhu cầu tự khẳng định (tự phát triển và thể hiện tiềm năng) Nhu cầu được tôn trọng (tự tôn trọng, được công nhận, có địa vị xã hội) Nhu cầu xã hội (tình cảm, tình yêu…) Nhu cầu an toàn (an toàn, được bảo vệ) Nhu cầu sinh lý (Không khí, Thức ăn, chỗ ở…)

57 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
Quan điểm này cho rằng con người có nhiều nhu cầu, và thực tế cuộc sống chỉ có một phần nào đó của nhu cầu được thỏa mãn Ngay khi 1 nhu cầu thỏa mãn thì một nhu cầu mới lại xuất hiện Nhu cầu được phát triển từ thấp đến cao theo thứ tự nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định

58 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng Nhu cầu tiếp cận tiền mặt (dịch vụ ATM, thẻ tín dụng, séc…) Nhu cầu an toàn tài sản (cất tiền hộ, cho thuê két sắt, các sản phẩm đảm bảo giá trị đồng tiền trước lạm phát..) Nhu cầu chuyển tiền (dịch vụ chuyển tiền) Nhu cầu trả chậm (cho vay, tài trợ mua nhà, trả góp…) Nhu cầu tư vấn tài chính

59 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
- Khá giống với hệ thống bậc thang nhu cầu của Maslow - Sự duy chuyển giữa các bậc này được gọi là sự thành thạo về tài chính - Phạm vi và tốc độ duy chuyển giữa các bậc tùy thuộc vào khách hàng và các yếu tố tác động khác nhau Bảo vệ thuế& Rủi ro Bù đắp lạm phát Quản trị rủi ro Các sản phẩm cơ bản Tiền mặt

60 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
3. Quá trình quyết định việc sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng cá nhân Nhận thức nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá các phương án thay thế Đánh giá sau khi mua Quyết định mua

61 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
3.1 Nhận thức nhu cầu Nhu cầu và kỳ vọng khách hàng là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến những gì mà khách hàng xem xét khi lựa chọn dịch vụ và nhà cung cấp Nhu cầu về dịch vụ ngân hàng có thể đến từ 2 nguồn Động cơ bên trong của khách hàng Động cơ bên ngoài của khách hàng

62 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
3.2 Tìm kiếm thông tin Nếu mua thường xuyên và rủi ro thấp thì khách hàng có thể nhanh chóng quyết định chọn một ngân hàng nào đó. Nếu mua sắm lần đầu hay rủi ro cao khách hàng sẽ tìm các nguồn thông tin khác nhau Thông tin thương mại Thông tin cá nhân Thông tin kinh nghiệm

63 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
3.3 Đánh giá các phương án thay thế Khách hàng đánh giá ngân hàng bằng các thuộc tính Mức lãi suất Địa điểm Thương hiệu Nhân viên phục vụ Khách hàng có xu hướng phân loại về mức độ quan trọng khác nhau tùy từng thuộc tính Nguyên tắc chung là: Khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng nào cho họ kỳ vọng lớn nhất

64 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
3.4 Quyết định mua Thái độ của người khác Quyết định mua Ý định mua Những nhân tố hoàn cảnh

65 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
2.5 Đánh giá sau khi mua Khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng và so sánh với những giá trị kỳ vọng của họ Phân tích qua sơ đồ so sánh P và E

66 So sánh P và E Ngân hàng Khách hàng sử dụng Dịch vụ Thực hiện dịch vụ
Performance Mong đợi Expectation So sánh P<E P>E Trạng thái Tiêu cực Trạng thái Trung lập Trạng thái Tích cực Rất hài lòng Không hài lòng Hài lòng

67 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
3. Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân Ít người mua Mua số lượng lớn Nhu cầu có định hướng Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng gần gũi hơn Chuyên nghiệp hơn Quan hệ trực tiếp - Nhiều người mua Mua số lượng nhỏ Nhu cầu hay thay đổi Không mang tính chuyên nghiệp Phụ thuộc nhiều yếu tố khác

68 Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng
Nhận thức vấn đề QUÁ TRÌNH MUA HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP Mô tả chung về nhu cầu Đặc điểm, tiêu thức của SP Tìm kiếm nhà cung cấp Xem xét các bản chào hàng Lựa chọn nhà cung cấp Lập HĐ mua hàng Đánh giá sau mua hàng

69 Chương 3: Đo lường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
I. ĐO LƯỜNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 1.Tại sao phải đo lường nhu cầu thị trường - Giúp ngân hàng trong việc lập kế hoạch chiến lược - Giúp ngân hàng phân bổ các nguồn lực marketing một cách hiệu quả

70 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
2. Đo lường thị trường Toàn TG Địa lý Quốc gia Vùng Khu vực K.Hàng Toàn bộ SP SP ngành SP của công ty Danh mục SP Sản phẩm Chủng loại SP Một SP cụ thể Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

71 Chương 3: Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
3. Những khái niệm chính trong đo lường nhu cầu thị trường Nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sản phẩm mà: Một (nhóm) khách hàng nhất định Sẽ mua tại một địa bàn và trong một thời gian nhất định Với một môi trường và một chương trình marketing cố định Cầu của doanh nghiệp là phần cầu thị trường thuộc về doanh nghiệp

72 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
Công thức xác định tổng cầu thị trường Q = npq Q : là tổng cầu thị trường trong một năm n : số lượng người mua với 1 sản phẩm, một thị trường nhất định với những giả thuyết nhất định p : Giá trung bình của một đơn vị sản phẩm q : Số lượng sản phẩm trung bình một người mua trong năm

73 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
Xác định cầu của ngân hàng Được xác định theo công thức: Qi = SiQ Trong đó: Qi: Cầu của ngân hàng i Si: Thị phần của ngân hàng i Q: Tổng cầu thị trường Nhu cầu thị trường

74 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
4. Ước tính nhu cầu thị trường Thông thường ngân hàng sử dụng một số cách thức sau: Thăm dò ý định người mua để biết khách hàng sẽ mua bao nhiêu trong những điều kiện nhất định Tổng hợp ý kiến của nhân viên bán hàng: Mỗi đại diện bán hàng theo khu vực sẽ ước tính nhu cầu khu vực mình phụ trách sau đó sẽ tổng hợp lại Thăm dò ý kiến chuyên gia: Các đại lý, các nhà phân phối, các cố vấn marketing… Phân tích thống kê nhu cầu Tổ chức các cuộc trắc nghiệm marketing Dự báo theo dòng thời gian

75 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
II PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm phân đoạn thị trường - Là kỹ thuật phân chia thị trường thành những nhóm người mua khác biệt theo những tiêu thức nhất định - Thực chất của phân đoạn thị trường không phải là nghiên cứu sản phẩm mà nghiên cứu nhu cầu của từng nhóm khách hàng một cách chi tiết, cụ thể Bán cái khách hàng cần chứ không phải bán cái chúng ta có.

76 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
2. Tính cần thiết của việc phân đoạn thị trường Về chiến lược Giúp ngân hàng lựa chọn chiến lược đúng trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Về tổ chức Giúp cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức ngân hàng phù hợp theo các tiêu chí phân đoạn Bổ nhiệm nhân sự chuyên trách cho từng thị trường Về tác nghiệp Giúp nhân viên thực hiện các công việc đã phân định

77 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
3. Xác định tiêu thức phân đoạn 3.1 Khách hàng cá nhân - Độ tuổi - Giới tính - Cơ cấu vùng, dân cư - Các giai đoạn trong chu kỳ sống 3.1.1 Theo nhóm khách hàng - Tầng lớp xã hội - Thu nhập - Thái độ/ quan điểm sống - Kiến thức, sự hiểu biết

78 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
3.1.2 Theo nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng Nhóm hoạt động kinh doanh tiền tệ Huy động tiền gởi Đầu tư cho vay Kinh doanh ngoại hối

79 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
Nhóm các dịch vụ khác Dịch vụ gắn với kinh doanh tiền tệ Ủy thác, làm đại lý, phát hành trái phiếu, cổ phiếu Chiếc khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá Kiều hối Tư vấn đầu tư Dịch vụ gắn với thanh toán Thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển tiền điện tử, ATM) Thanh toán qua mạng quốc tế Lưu ký, thanh toán chứng khoán Dịch vụ ngân quỹ Kiểm đếm, thu nộp, cung ứng tiền mặt Bảo quản giấy tờ, hiện vật có giá, cho thuê tủ, kết sắt…

80 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
3.2 Khách hàng doanh nghiệp Các đặc điểm khác biệt với thị trường cá nhân: Nhu cầu nhiều, phức tạp Có những đòi hỏi cao trong dịch vụ Các quyết định của khách hàng chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô

81 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
Các tiêu thức phân đoạn thị trường doanh nghiệp: Ngành nghề kinh doanh Quy mô kinh doanh Loại hình sở hữu Năng lực quản lý kinh doanh Công nghệ Tính chất mối quan hệ Vùng địa lý Quốc tịch

82 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
3.3 Yêu cầu của việc phân đoạn: Đo lường được: Đo lường được quy mô, sức mua, đặc điểm của đoạn thị trường đó Quy mô đủ lớn: Phải đủ lớn để doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu Tiếp cận được: Doanh nghiệp có thể tiếp cận và phục vụ đoạn thị trường đó Có sự khác biệt: Các phân đoạn khác nhau có phản ứng khác nhau với các công cụ marketing Có tính khả thi: Doanh nghiệp phải có đủ nguồn lực phục vụ cho đoạn thị trường đó

83 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
III CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CHO NGÂN HÀNG 1. Đánh giá độ hấp dẫn của phân đoạn thị trường 1.1 Quy mô và sự tăng trưởng Marketing ngân hàng cần phân tích các tiêu chí sau: - Doanh số cho vay - Quy mô vốn huy động và xu hướng thay đổi - Lãi suất và xu thế thay đổi lãi suất - Các nhân tố tác động đến cung cầu tiền tệ và sản phẩm của ngân hàng

84 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
1.2 Hấp dẫn về cơ cấu thị trường Cạnh tranh giữa các ngân hàng Thách thức từ sự gia nhập của các định chế tài chính Thách thức của các sản phẩm, dịch vụ mới Thách thức từ phía khách hàng

85 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
1.3 Phù hợp với mục tiêu, năng lực của ngân hàng Có đúng mục tiêu mà ngân hàng xây dựng? Các nguồn lực mà ngân hàng hiện có: Nhân lực, tài lực, công nghệ, khả năng quản lý….

86 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
2. Các phương án chọn thị trường mục tiêu 2.1 Tập trung vào một đoạn thị trường Ưu điểm: tập trung toàn bộ nội lực vào đoạn thị trường có thế mạnh Nhược điểm: Khách hàng ít và khó có thể phát triển quy mô, và xây dựng thương hiệu M P

87 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
2.2 Chuyên môn hóa chọn lọc Ưu điểm: Tạo được lợi thế cạnh tranh trong từng nhóm khách hàng Khuyết điểm: Phải có chất lượng sản phẩm cao và có uy tín, chi phí cao

88 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
2.3 Chuyên môn hóa theo sản phẩm: Ưu điểm: tập trung toàn bộ tiềm lực cho dòng sản phẩm, do đó có thể tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh Nhược điểm: Bỏ sót nhiều sản phẩm và đoạn thị trường khác Thí dụ: Maritime bank cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế cho các ngành hàng hải, hàng không, bưu chính viễn thông…

89 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
2.4 chuyên môn hóa thị trường Ưu điểm: Tập trung toàn bộ chuyên môn cho một nhóm khách hàng nhất định, do đó tạo được những khách hàng trung thành Nhược điểm: Không tạo được lợi thế trong xu hướng phát triển đa thị trường hiện nay, hạn chế về phát triển thương hiệu của ngân hàng Thí dụ: Ngân hàng Sacombank có dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2009 chiếm trên 50% tổng dư nợ cho vay

90 Chương 3: Đo lường và chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng
2.5 Bao phủ toàn bộ thị trường Ưu điểm: Đáp ứng được tất cả nhu cầu khách hàng, tầm bao phủ rộng Nhược điểm: Đòi hỏi các nguồn lực của ngân hàng phải lớn, dể phân tán nội lực Thí dụ: Citibank, HSBC

91 Các chiến lược marketing ngân hàng
Marketing mix 1 Marketing mix 3 Khu vöïc 1 Khu vöïc 3 Thò tröôøng Marketing mix cuûa DN Khu vöïc 2 Marketing mix 2 Ba chieán löôïc ñaùp öùng thò tröôøng

92 Marketing không phân biệt
Theo đuổi thị trường băng một mặt hàng Một sản phẩm và một chương trình marketing cho đại đa số khách hàng Nhờ vào kiểu phân phối hàng loạt và quảng cáo tràn lan Tạo một hình ảnh hảo hạng trong lòng công chúng Ưu điểm: tiết kiệm chi phí Nhược điểm: làm cho cạnh tranh gay gắt hơn

93 Marketing có phân biệt Hoạt động trong nhiều khúc thị trường và tung ra ở mỗi khúc những SP khác nhau.  Ưu điểm: Doanh số cao hơn marketing không phân biệt, tuy nhiên, nó làm tăng thêm nhiều loại chi phí.

94 Marketing tập trung Công ty, thay vì theo đuổi một phần nhỏ chiếm được trong một thị trường lớn thì nên theo đuổi chiếm lấy một phần lớn của một hay vài tiểu thị trường.  Marketing tập trung có thể gặp bất trắc hơn hai trường hợp trên, chẳng hạn thị trường đó có thể bị mất trắng.

95 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
I. TỔNG QUAN VỀ SPDV NGÂN HÀNG 1.1 Khái niệm về SPDV ngân hàng Sản phẩm dịch vụ ngân hàng là tập hợp những đặc điểm, tính cách, công cụ do ngân hàng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính.

96 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
Ngân hàng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng những dịch vụ: - Dịch vụ cho vay - Dịch vụ tiền gởi ký thác - Dịch vụ chuyển tiền - Dịch vụ thanh toán - Dịch vụ tư vấn - Đại lý kinh doanh CK - Dịch vụ thuê két sắt, gởi tiền qua đêm - Dịch vụ thương mại quốc tế - Dịch vụ về thẻ

97 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
2. Đặc điểm của SPDV ngân hàng 2.1 Tính vô hình Sản phẩm ngân hàng thường được thực hiện theo qui trình khác với sản phẩm vật chất cụ thể, nên khó quan sát và cảm nhận được Khách hàng thường khó khăn khi chọn và sử dụng SPDV ngân hàng Khách hàng chỉ có thể thẩm định, kiểm tra chất lượng trong và sau khi sử dụng dịch vụ  Hoạt động marketing ngân hàng là phải tạo ra và cũng cố niềm tin với khách hàng bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng SPDV cung ứng, tăng tính hữu hình của SP, khuếch trương hình ảnh bằng việc tạo ra các hoạt động tuyên truyền, PR cho ngân hàng nhằm đẩy mạnh các xúc tiến hỗn hợp.

98 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
2.2 Tính không thể tách rời Tính không thể tách rời là sự khác biệt rõ nét của sản phẩm ngân hàng với các SPDV khác. Quá trình cung cấp SPDV của NH diễn ra đồng thời với sự tham gia của khách hàng Thường được tiến hành theo những qui trình nhất định, không thể chi cắt ra thành các loại thành phẩm khác  Ngân hàng không có SP dở dang, dự trữ lưu kho

99 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
Do đó ngân hàng phải: - Cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa các bộ phận trong việc cung ứng SPDV, đồng thời phải xác định nhu cầu của khách hàng và cách thức lựa chọn SPDV ngân hàng ngày nay. Ngân hàng nên thường xuyên tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng SPDV cung ứng cho KH. Cần phát triển hoạt động chăm sóc khách hàng trong toàn thể nhân viên trong ngân hàng. Ngân hàng cần hiện đại hóa hệ thống cung ứng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh.

100 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
2.3 Tính không ổn định và khó xác định Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có tính không ổn định và khó xác định vì chúng được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Trình độ nhân viên, công nghệ, khách hàng, bối cảnh không gian và thời gian giao dịch.. Tất cả các yếu tố này điều biến động, đặc biệt là yếu tố con người.

101 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
3. Chu kỳ sống của SPDV ngân hàng Được chia thành 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn thâm nhập thị trường 2. Giai đoạn tăng trưởng – phát triển 3. Giai đoạn chín muồi – bảo hòa 4. Giai đoạn suy thoái

102 Sales & Profit Life Cycles
Sales & profits ($) Introduction Growth Maturity Decline Time

103 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
3.1 Giai đoạn thâm nhập thị trường Bắt đầu đưa SPDV vào thị trường Khách hàng chưa biết đến nhiều về SPDV Khách hàng sử dụng dịch vụ ít nên không thể khai thác tối đa quy mô Doanh thu giai đoạn này thấp, lợi nhuận thấp hay không có Chi phí sản xuất SPDV cao  Ngân hàng có lợi thế trong cạnh tranh, thu hút và phát triển thị trường khách hàng mới. Giai đoạn này nên nổ lực đưa SPDV mới chiếm lĩnh thị trường, để cho KH biết SPDV của mình càng nhiều càng tốt bằng các chiến dịch quảng cáo, tuyên truyền, khuyến mãi…để kích thích khách hàng sử dụng SPDV.

104 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
3.2 Giai đoạn tăng trưởng – phát triển Giai đoạn này sản phẩm đã xâm nhập mạnh trên thị trường Khách hàng đã quen với SPDV của ngân hàng, số lượng khách hàng tăng lên, nhu cầu về sản phẩm cũng tăng theo Lợi nhuận tăng nhanh có thể đạt mức cực đại Chi phí marketing tăng cao vì phải khuếch trương, quảng cáo nhằm thông tin SPDV của ngân hàng tới khách hàng và mở rộng hệ thống phân phối và thâm nhập thị trường mới, khách hàng tiềm năng Trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ mới, tiềm năng và tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ Sự cạnh tranh tạo nên sự khác biệt giữa các ngân hàng trong tính độc đáo về SPDV của mình Các ngân hàng cần hoàn thiện SPDV của mình

105 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
3.3 Giai đoạn chín muồi – bảo hòa Khách hàng không còn ưa thích SPDV của ngân hàng Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm đã thay đổi. SPDV hiện tại không đáp ứng nhu cầu Trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm hoàn thiện hơn Doanh thi bị chững lại, lợi nhuận không ổn định hoặc bắt đầu giảm sút Ngân hàng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường

106 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
Ngân hàng phải: - Quyết định chuyển hướng đầu tư vào những SPDV mới, có khả năng cạnh tranh và đem lại hiệu quả cao - Giai đoạn này, cố gắng làm giảm tốc độ suy giảm bằng cách giảm chi phí, lãi, phát triển các SP bổ sung cho các sản phẩm dịch vụ hiện có - Đẩy mạnh các hoạt động khuyến mãi nhằm tạo sự khác biệt của SPDV để làm chậm việc chuyển sang giai đoạn suy thoái.

107 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
3.4 Giai đoạn suy thoái Giai đoạn này nhu cầu khách về SPDV giảm rất mạnh Khách không còn ưa thích SPDV nữa Số lượng khách hàng giảm nhanh chóng Vị thế của sản phẩm trên thị trường giảm nhanh Doanh thu và lợi nhuận giảm theo Giai đoạn này là giai đoạn cân nhắc việc duy trì sản phẩm hay rút bỏ sản phẩm khỏi thị trường Ngân hàng phải chuẩn bị những SPDV mới thay thế có sức mạnh cạnh tranh cao hơn để giữ vững thị trường hiện tại và mở rộng thị trường mới.

108 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
4. Phân loại SPDV ngân hàng Dựa vào nhu cầu KH nó được chia thành 6 nhóm: Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu về tiền như các khoản cho vay Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu thu nhập như gởi tiết kiệm, dịch vụ đầu tư.. Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu về thanh toán và chuyển tiền như thẻ, séc… Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu về quản lý như bảo hiểm, quản lý tài sản, ký thác… Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu về thông tin như dịch vụ luật pháp, bảo lãnh, thông tin thị trường… Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu chuyên môn như tư vấn đầu tư, thuế, dự án….

109 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
II CHIẾN LƯỢC SPDV NGÂN HÀNG Các mục tiêu Các mục tiêu định tính: Thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng Nâng cao vị thế hình ảnh của ngân hàng Tạo sự khác biệt của SPDV ngân hàng Các mục tiêu định lượng: Tăng số lượng SPDV cung ứng Tăng số lượng SPDV mới Đa dạng hóa SPDV cung ứng cho từng thị trường Mở rộng thị trường Tăng doanh số của từng SPDV

110 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
2. Nội dung của chiến lược sản phẩm Hiện đại hóa công nghệ, tăng cường thiết bị, phương tiện phục vụ khách hàng. Đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên Hoàn thiện quy trình phục vụ Đơn giản hóa các quy trình, thủ tục phục vụ Tăng cường công tác hướng dẫn, thông tin kịp thời đến với khách hàng về những thay đổi mới của sản phẩm, dịch vụ….đem lại những tiện ích, lợi ích cho khách hàng

111 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
Phát triển sản phẩm dịch vụ mới + Làm thay đổi danh mục sản phẩm kinh doanh + Thỏa mãn các nhu cầu mới phát sinh của khách hàng + Vừa duy trì khách hàng cũ vừa thu hút thêm khách hàng mới + Mục đích tăng lợi nhuận + Tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng + Góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu của ngân hàng trên thị trường

112 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
Quy trình phát triển sản phẩm mới: Đưa SP ra thị trường Thử nghiệm & Kiểm định Lựa chọn Xây dựng CLSP mới Hình thành ý tưởng

113 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
Bước 1: Xây dựng chiến lược sản phẩm mới: Nội dung cơ bản của chiến lược là xác định các mục tiêu phát triển sản phẩm mới, định hướng cho việc hình thành ý tưởng, và xác định nội dung của sản phẩm dịch vụ mới Bước 2: Hình thành ý tưởng Hình thành từ kinh nghiệm giao dịch với khách hàng, từ việc nghiên cứu thị trường, thông tin của nhân viên giao dịch, từ các ngân hàng khác…

114 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
Bước 3: lựa chọn ý tưởng Ngân hàng sẽ chọn lọc những ý tưởng tốt nhất, các ý tưởng này cần đáp ứng các nhu cầu: - Phù hợp với chiến lược sản phẩm mới theo mục tiêu ngân hàng đề ra - Phù hợp với nhu cầu của khách hàng và năng lực của ngân hàng Bước 4: Triển khai và kiểm định Triển khai bằng một sản phẩm cụ thể và kiểm định trên một nhóm khách hàng và thị trường nhất định, đánh giá phản ứng thị trường và điều chỉnh khi cần thiết

115 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
Bước 5: Đưa sản phẩm mới vào thị trường Phải xác định thời gian, địa điểm, nơi chốn khi tiến hành đưa sản phẩm mới ra một cách tối ưu nhất, thực hiện các chương trình marketing hổ trợ như quảng cáo, PR…

116 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược SPDV của ngân hàng 3.1 Những tiến bộ của công nghệ: - Tạo ra cách mạng công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng - Các ngân hàng phải đổi mới và hoàn thiện danh mục sản phẩm dịch vụ trên cơ sở hiện đại như: Dịch vụ ngân hàng tại nhà, dịch vụ thẻ, dịch vụ truy cập tài khoản 24h… và cung ứng ra thị trường

117 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
3.2 Thay đổi nhu cầu của khách hàng Nhu cầu khách hàng luôn thay đổi theo hướng phong phú, đa dạng và nhanh chóng Bộ phận marketing phải xác định nhu cầu hiện tại, dự báo nhu cầu tương lai và hướng khách hàng đến những nhu cầu này. Chủ động đưa ra những SP mới phù hợp với sự thay đổi của khách hàng

118 Bài 4: Chiến lược sản phẩm
3.3 Gia tăng cạnh tranh Số lượng ngân hàng tham gia trên thị trường ngày càng tăng Các ngân hàng ngày càng đa dạng hóa các SPDV Theo dõi thường xuyên hoạt động cũng như chiến lược của các đối thủ cạnh tranh Việc sao chép các SPDV mới giúp ngân hàng rút ngắn thời gian đầu tư, tiết kiệm chi phí, hạn chế rũi ro trong việc phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, dễ tạo ấn tượng cho khách hàng về hình ảnh “ thiếu tính năng động và sáng tạo” của ngân hàng.

119 Bài 5: Chiến lược giá I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁ 1. Khái niệm
- Giá của SPDV ngân hàng là số tiền mà khách hàng phải trả để được quyền sử dụng một khoản tiền trong một thời gian nhất định hoặc sử dụng SPDV do ngân hàng cung cấp - Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cơ bản là “ mua và bán” quyền sử dụng hàng hóa tiền tệ - Ngân hàng bán quyền sử dụng vốn cho khách hàng, khách hàng trả cho ngân hàng một khoản tiền lãi vay - Ngân hàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ cho việc sử dụng tiền như: thanh toán, tư vấn, cho thuê két sắt…và phải trả cho ngân hàng một khoản phí.

120 Bài 5: Chiến lược giá Đối với ngân hàng: Đối với khách hàng:
Thể hiện chi phí tạo ra 1 sản phẩm Báo hiệu doanh thu có thể đạt được Báo hiệu lợi nhuận và sự tồn tại trong dài hạn Thể hiện khả năng phản ứng của ngân hàng Đối với khách hàng: Thể hiện chi phí bỏ ra Thể hiện giá trị của sản phẩm Báo hiệu chất lượng Bị ảnh hưởng bởi sức mua của thị trường

121 Bài 5: Chiến lược giá 2. Hình thức thể hiện Lãi: Tiền gởi và tiền vay
Phí: Tiền khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng Hoa hồng: Khách hàng phải trả khi ngân hàng thực hiện dịch vụ, nghiệp vụ môi giới cho khách hàng (môi giới bất động sản, chứng khoán …)

122 Bài 5: Chiến lược giá 3. Đặc điểm của giá
SPDV của ngân hàng mang tính tổng hợp nên khó xác định chính xác chi phí và giá trị đối với từng SPDV riêng biệt. Giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng có tính đa dạng và phức tạp, có nhiều cách định giá khác nhau cho mỗi sản phẩm khác nhau, trong cùng 1 loại sản phẩm cũng có thể có nhiều loại giá Có tính nhạy cảm cao do chịu nhiều yếu tố của kinh tế, xã hội tác động

123 Bài 5: Chiến lược giá 4. Các kiểu giá
Giá cố định: Là các mức lãi, hoa hồng hay phí mà khách hàng phải trả khi khách hàng sử dụng SPDV của ngân hàng, được ngân hàng qui định một cách cụ thể Giá ngầm: Là các loại giá mà khách hàng và ngân hàng được nhận hay phải trả, khác với giá công bố Giá chênh lệch: Là mức giá giữa mua và bán dịch vụ

124 Bài 5: Chiến lược giá II. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC GIÁ Căn cứ xác định giá
Chi phí (các nguồn lực) mà ngân hàng phải bỏ ra để duy trì sự hoạt động và cung cấp SPDV cho khách hàng.Thường được chia làm 2 nhóm là chi phí cố định hay chi phí biến đổi. Đặc điểm cầu của khách hàng: Những nhóm khách hàng khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau và mức độ phản ứng về giá khác nhau, do đó giá cần được xác định theo nhu cầu Giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường: ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trên thị trường, cần được xác định trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh. Rũi ro: Thật chất là khoản chi phí tiềm ẩn, nếu sản phẩm có độ rũi ro cao thì thường định giá cao và ngược lại.

125 Bài 5: Chiến lược giá 2. Qui trình định giá Xác định mục tiêu
Đánh giá nhu cầu Phân tích chi phí Nghiên cứu giá đối thủ cạnh tranh Lựa chọn phương pháp xác định giá Các quyết định về mức giá

126 Bài 5: Chiến lược giá Xác định mục tiêu: Thu hút khách hàng mới
Tăng doanh số hoạt động Tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng Tạo mối quan hệ giữa các nhóm khách hàng

127 Bài 5: Chiến lược giá Đánh giá nhu cầu: Nghiên cứu và dự báo nhu cầu về SPDV của ngân hàng, căn cứ vào các tiêu chí sau: Số lượng khách hàng hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai Mức độ mong muốn của khách hàng về SPDV của ngân hàng Mức giá dự kiến của SPDV ngân hàng Độ co giãn về cầu của mức giá đối với từng nhóm khách hàng, từng thị trường Hệ thống thông tin toàn diện để đánh giá đúng mức cầu Ảnh hưởng các nhân tố đến cầu như quảng cáo, phương thức cung ứng, sản phẩm dịch vụ….

128 Bài 5: Chiến lược giá Phân tích cơ cấu chi phí
Chi phí là mức sàn của giá bán Chi phí được chia thành 2 nhóm cơ bản là chi phí cố định và chi phí thay đổi. Ngân hàng cần xác định tổng chi phí và cơ cấu chi phí cho từng loại sản phẩm của mình. Bên cạnh đó phải xác định điểm hòa vốn để làm cơ sở cho việc xác định qui mô kinh doanh tối thiểu tương ứng với mức giá phù hợp. Xác định chi phí cận biên để có các mức giá khác nhau cho từng qui mô.

129 Bài 5: Chiến lược giá Phân tích giá đối thủ cạnh tranh để xây dựng một chiến lược giá năng động hiệu quả. Dựa vào các tiêu chí Mức độ chính xác thông tin Sự khác biệt của sản phẩm dịch vụ Tốc độ phục vụ cho khách hàng vào giao dịch tại ngân hàng Sự phù hợp của SPDV với nhu cầu khách hàng Các dịch vụ bổ sung làm tăng tính hữu ích của SPDV ngân hàng Kết quả thăm dò ý kiến của khách hàng thông qua việc đánh giá những ưu điểm tổng hợp chất lượng của SPDV

130 Bài 5: Chiến lược giá Lựa chọn phương pháp định giá
Phương pháp định giá theo chi phí bình quân cộng lợi nhuận Phương pháp xác định giá trên cơ sở phân tích hòa vốn, đảm bảo lợi nhuận Phương pháp theo biểu giá của đối thủ cạnh tranh Phương pháp xác định giá trên cơ sở biểu giá thâm nhập thị trường Phương pháp xác định giá trên cơ sở quan hệ với khách hàng Phương pháp xác định giá trượt

131 Bài 5: Chiến lược giá Quyết định mức giá:
Trước khi quyết định mức giá cuối cùng, ngân hàng cần xem xét: - Những yếu tố tâm lý của khách hàng - Chiến lược định vị của ngân hàng - Các yếu tố khác trong marketing mix - Các chính sách khác của nhà nước và pháp luật

132 Bài 5: Chiến lược giá Định giá tiền gửi
Định giá tiền gửi theo phương pháp tổng hợp chi phí thu nhập Sử dụng chi phí cận biên để xác định lãi suất tiền gửi Phương pháp định giá xâm nhập thị trường Thiết lập bảng giá đối với các nhóm khách hàng Phương pháp định giá mục tiêu trọng điểm Định giá tiền gửi dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng

133 Bài 5: Chiến lược giá Định giá cho vay
Định giá cho vay theo phương pháp tổng hợp chi phí Phương pháp định giá theo lãi suất cơ sở Phương pháp định giá dịch vụ thanh toán Phương pháp định giá theo khu vực địa lý Phương pháp định giá theo chiết khấu và trợ cấp Phương pháp định giá phân biệt

134 Bài 6: Chiến lược phân phối
I. KHÁI NIỆM VỀ KÊNH PHÂN PHỐI NGÂN HÀNG Kênh phân phối là công cụ trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng Hầu hết các ngân hàng đều sử dụng mạng lưới chi nhánh để thực hiện việc phân phối SPDV Kênh phân phối ngân hàng là tập hợp các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình đưa SPDV của ngân hàng đến với khách hàng. Nó bao gồm: tổ chức, cá nhân và các phương tiện thực hiện các hoạt động đưa SPDV đến với khách hàng

135 Bài 6: Chiến lược phân phối
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI Phân phối trực tiếp là chủ yếu: Xuất phát từ đặc điểm của dịch vụ (vô hình, không lưu trữ, không tách rời), phân phối gián tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Hệ thống phân phối của ngân hàng được thực hiện trên phạm vi rộng, phong phú và đa dạng: Do phải phân phối trực tiếp Phạm vi hoạt động ngân hàng rất rộng Nhiều hình thức phân phối Sự phát triển của khoa học, công nghệ

136 Bài 6: Chiến lược phân phối
III. VAI TRÒ CỦA KÊNH PHÂN PHỐI Kênh phân phối là phương tiện trực tiếp đưa SPDV ngân hàng đến khách hàng một cách nhanh chóng kịp thời Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng để từ đó ngân hàng cải tiến, hoàn thiện SPDV Kênh phân phối tốt, hiện đại sẽ trở thành công cụ hữu hiệu khuếch trương hình ảnh của ngân hàng

137 Bài 6: Chiến lược phân phối
IV. PHÂN LOẠI KÊNH PHÂN PHỐI 1. Kênh phân phối truyền thống 1.1 Chi nhánh: - Ưu điểm: + Hệ thống này có tính ổn định tương đối cao + Hoạt động của hệ thống chia nhánh tương đối an toàn, dễ dàng tạo được hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng + Chi nhánh dễ thu hút khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng - Nhược điểm: + Chi phí đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở lớn, đòi hỏi khuôn viên rộng để giao dịch với khách hàng + Hoạt động của ngân hàng bị thụ động vì phải luôn mời gọi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng + Hình thức phân phối này cần nhiều nhân viên và đội ngũ quản lý tốt

138 Bài 6: Chiến lược phân phối
1.2 Ngân hàng đại lý Kênh phân phối thông qua đại lý thường được áp dụng đối với những ngân hàng chưa có chi nhánh Ngân hàng thường thông qua một số ngân hàng có trụ sở tại địa điểm kinh doanh nào đó làm đại lý về một nghiệp vụ để hưởng hoa hồng như đại lý thanh toán, chuyển tiền, sec du lịch… Xu thế phân phối này đang được phát triển mạnh mẽ trên thị trường tài chính thế giới hiện nay

139 Bài 6: Chiến lược phân phối
2. Hệ thống phân phối hiện đại Ra đời trên cơ sở tiến bộ của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng - Sử dụng công nghệ bổ sung cho chi nhánh - Sử dụng công nghệ nhắm tạo ra những phương thức phân phối mới, thay thế hoặc hoàn thiện các kênh truyền thống. Giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh và gia nhập vào nền tài chính toán cầu Bao gồm 4 kênh cơ bản sau: - Chi nhánh tự động hoàn toàn - Chi nhánh ít nhân viên - Ngân hàng điện tử - Ngân hàng qua mạng

140 Bài 6: Chiến lược phân phối
2.1 Ngân hàng điện tử Phân phối các SPDV thanh toán thông qua đường điện thoại hoặc máy tính Ngân hàng cho phép khách hàng truy cập từ xa vào ngân hàng để thu thập thông tin, thực hiện giao dịch thanh toán, sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới Các giao dịch điện tử thường được thực hiện qua các phương tiện như: + Máy thanh toán tại địa điểm bán hàng ( EFTPOS) + Máy rút tiền tự động ATM + Siêu thị tài chính + Ngân hàng qua điện thoại (Telephone banking)

141 Bài 6: Chiến lược phân phối
2.1.1 Máy thanh toán tại điểm bán hàng EFTPOS: Electronic funds transfer at point of sale Hệ thống này được đặt tại các điểm bán lẻ ( siêu thị, cửa hàng..) Khách hàng thanh toán hàng hóa, dịch vụ thông qua hệ thống điện tử Người mua chỉ việc đưa thẻ vào máy kiểm tra, lúc đó tài khoản của khách hàng sẽ được tự động ghi nợ của tài khoản nhà bán lẻ. EFTPOS giúp giảm lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế, và giúp giảm chi phí in ấn, bảo quản, sử dụng các loại hóa đơn chứng từ

142 Bài 6: Chiến lược phân phối
2.1.2 Máy rút tiền tự động ( ATM: Automatic tellers machine) Giúp cho khách hàng: - Rút tiền mặt - Kiểm tra số dư tài khoàn - Thanh toán các hóa đơn dịch vụ - Nhận thông tin về ngân hàng - Nhận các quảng cáo từ màn hình ATM Ưu điểm: - Thuận tiện, tiết kiệm thời gian chi phí cho khách hàng - Giảm lượng tiền mặt, tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng Hạn chế: - Tốn chi phí lắp đặt, đôi lúc không an toàn - Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng bị hạn chế, đôi lúc bị lỗi lỹ thuật

143 Bài 6: Chiến lược phân phối
2.1.3 Ngân hàng qua điện thoại (telephone banking) Thông qua nhân viên tổng đài hay các hộp thư thoại, ngân hàng cung cấp các thông tin cho khách hàng: - Số dư tài khoản - Sao kê tài khoản - Thông tin về lãi suất, tỷ giá - Tư vấn - Chi trả các phiếu chuyển tiền, vay tiêu dùng…

144 Bài 6: Chiến lược phân phối
2.1.4 Siêu thị tài chính Là hệ thống cung cấp tất cả dịch vụ tài chính như dịch vụ ngân hàng, đầu tư, trung gian môi giới, bảo hiểm… Hệ thống này phát sinh khi ngân hàng mở rộng dịch vụ hoạt động của mình

145 Bài 6: Chiến lược phân phối
2.2 Ngân hàng qua mạng Ngân hàng qua mạng nội bộ ( Mạng LAN) Ngân hàng qua mạng internet (Internet banking)

146 Bài 6: Chiến lược phân phối
2.2.1 Ngân hàng qua mạng LAN Dịch vụ này khách hàng có thể truy cập vào máy chủ của ngân hàng để thực hiện các giao dịch: trích chuyển tiền vào tài khoản, vay, chi trả hối phiếu, môi giới, bảo hiểm mua hàng, thực hiện các nghiệp vụ với người đặt hàng. Để thu hút khách hàng, hệ thống này còn cung cấp thông tin cập nhật đa dạng về số dư, việc sử dụng tài khoản của khách hàng, các thông tin quảng cáo về hàng hóa dịch vụ… BIDV đã thực hiện nối mạng LAN với sân bay Tân Sơn Nhất

147 Bài 6: Chiến lược phân phối
MKTNH Version 3 Bài 6: Chiến lược phân phối 2.2.2 Ngân hàng qua mạng internet Là loại hình ngân hàng qua mạng ở cấp cao hơn Khách hàng chỉ cần sử dụng máy tính cá nhân nối mạng internet mà không cần đến ngân hàng. Mỗi trang chủ của web ngân hàng được xem như là một cửa sổ giao dịch. Khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ trực tuyến như kiểm tra tài khoản, mua hợp đồng bảo hiểm, đầu tư chứng khoán, mở tài khoản mới, mở L/C… Khi đó, ngân hàng sẽ thực hiện và trừ phí dịch vụ thông qua tài khoản của khách hàng Một số ngân hàng hiện nay đã áp dụng kênh phân phối này như VCB, BIDV, ACB…

148 Bài 6: Chiến lược phân phối
Ưu điểm: - Tiết kiệm chi phí - Cung cấp các sản phẩm dịch vụ đi kèm - Chất lượng dịch vụ đồng đều, độ chính xác cao - Hoạt động liên tục, không gián đoạn Hạn chế: - Tài khoản khách hàng có thể bị xâm nhập, nếu công tác bảo mật không cao - Việc giao dịch có thể ngưng trệ nếu hệ thống mạng internet gặp trục trặc

149 Bài 6: Chiến lược phân phối
3. Xu hướng phát triển của kênh phân phối ngân hàng Trong tương lai sẽ là sự kết hợp 2 kênh truyền thống và hiện đại, nhưng xu hướng kênh truyền thống đang thu hẹp dần Với những tiện ích và hiệu quả của kênh phân phối hiện đại, xu hướng sử dụng kênh này chắc chắn sẽ tăng mạnh trong tương lai

150 Bài 6: Chiến lược phân phối
V. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA PHÂN PHỐI NGÂN HÀNG Mở rộng thị trường Đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với người tiêu dùng Hệ thống phân phối tốt sẽ giúp giữ vững thị trường hiện tại và mở rộng thị trường mới một cách hiệu quả

151 Bài 6: Chiến lược phân phối
2. Tăng doanh số hoạt động và lợi nhuận - Mục đích của marketing ngân hàng là tăng doanh lợi - Hệ thống phân phối của ngân hàng là phương tiện, công cụ phục vụ đắc lực cho quá trình cung ứng SPDV - Hệ thống phân phối là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng - Chiến lươc phân phối là một trong những chiến lược quan trọng giúp ngân hàng thực hiện các chỉ tiêu về doanh số hoạt động như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, chỉ tiêu dư nợ, doanh thu, lợi nhuận… - Để tăng doanh thu hoạt động và mục tiêu lợi nhuận đòi hỏi các bộ phận, các khâu, hệ thống phân phối phải hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng và hiệu quả

152 Bài 6: Chiến lược phân phối
3. Nâng cao khả năng cạnh tranh Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng mạnh mẽ Mức độ cạnh tranh này ngày càng quyết liệt và gay gắt trong tương lai Cần phải có chiến lược kinh doanh, nhất là chiến lược phân phối SPDV ngân hàng hơn đối thủ cạnh tranh

153 Bài 6: Chiến lược phân phối
4. Hạ thấp chi phí - Các ngân hàng tiết kiệm chi phí nhằm tìm cách mở rộng thị trường, tăng doanh số hoạt động, tăng thu nhập cho ngân hàng - Quá trình mở rộng hệ thống cung ứng SPDV ngân hàng hiện đại đòi hỏi đội ngũ marketing ngân hàng phải tính toán cân đối giữa các khoản chi phí và thu nhập trên nguyên tắc hạ thấp chi phí hoạt động của ngân hàng - Không thể mở rộng việc cung ứng dịch vụ tràn lan, không thể tùy tiện phát triển hệ thống các chi nhánh ngân hàng mà không cân nhắc cẩn trọng

154 Bài 6: Chiến lược phân phối
VI. LỰA CHỌN KÊNH PHÂN PHỐI Hệ thống kênh phân phối luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt trong chiến lược marketing ngân hàng Việc phát triển hệ thống cung ứng SPDV hiện đại bằng công nghệ điện tử, xóa bỏ những rào cản gia nhập ngành…đã làm tăng thêm mức độ cạnh tranh trên thị trường Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày có nhiều thay đổi. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại Các ngân hàng ngày nay cho rằng phải có hỗn hợp các kênh phân phối

155 Bài 6: Chiến lược phân phối
Các yếu tố để lựa chọn kênh phân phối Đặc điểm thị trường Nhu cầu và xu hướng phát triển nhu cầu của khách hàng trên thị trường Tính chất của SPDV ngân hàng Đặc điểm của môi trường kinh doanh Mức độ cạnh tranh trên thị trường Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng Quan điểm của những nhà lãnh đạo ngân hàng

156 Bài 6: Chiến lược phân phối
Các yêu cầu cơ bản của kênh phân phối Thuận tiện trong quá trình giao dịch Tạo được năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phù hợp với mô hình tổ chức của ngân hàng Phù hợp với phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng hiện tại và tương lai

157 Bài 6: Chiến lược phân phối
Các tiêu thức đánh giá kênh phân phối Số lượng khách hàng, đặt biệt là KH tiềm năng Xác định đối thủ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh Địa điểm mở chi nhánh ở trung tâm vùng hoạt động Việc mở chi nhánh có đem lại nhiều thuận tiện cho khách hàng không? Đánh giá tiềm năng của chi nhánh dự định sẽ mở

158 Bài 6: Chiến lược phân phối
Các lưu ý khi mở chi nhánh Quy mô, tốc độ phát triển thị trường Số lượng khách hàng Mức độ tập trung của ngân hàng Triển vọng phát triển của ngân hàng Tần số sử dụng SPDV ngân hàng của nhóm KH mục tiêu Số lượng đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng Mức độ tập trung của đối thủ cạnh tranh Những điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh

159 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
I. TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN HỖN HỢP Khái niệm Xúc tiến hỗn hợp là một công cụ quan trọng của marketing, được sử dụng để tác động vào thị trường. Nó là tập hợp các hoạt động nhằm khuyến khích việc sử dụng SPDV của ngân hàng, đồng thời làm tăng mức độ trung thành của khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ, qua đó làm tăng uy tín hình ảnh của ngân hàng trên thị trường

160 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
2. Đặc điểm Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng phải được tiến hàng thường xuyên, liên tục và duy trì trong thời gian dài Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng rất phong phú, đa dạng và phức tạp, nó bị chi phối bởi nhiều phương thức truyền tin khác nhau. + Truyền tin bên ngoài ngân hàng: Truyền hình, phát thanh, sách báo + Truyền tin ở các điểm giao dịch: Phòng chờ, bảng quảng cáo bằng Pano + Thông tin qua đội ngũ nhân viên giao dịch + Thông tin truyền miệng của khách hàng

161 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
3. Vai trò Hoạt động truyền thông giúp công chúng hiểu rõ, đầy đủ về SPDV của ngân hàng; từ đó có căn cứ quyết định việc lựa chọn SPDV của ngân hàng Giúp cho các chuyên gia marketing khảo sát được mức độ thỏa mãn của khách hàng, để ngân hàng có hướng điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu khách hàng Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thông qua việc tạo lập, phát triển hình ảnh của ngân hàng trên thị trường, thiết lập sự tin tưởng và trung thành của khách hàng

162 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
4. Phân tích Khách hàng Đối thủ cạnh tranh Môi trường hoạt động Hệ thống marketing

163 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
5. Xác định mục tiêu Tăng sự hiểu biết của khách hàng về SPDV của ngân hàng Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh Tạo sự gắn bó giữa ngân hàng và KH Tăng doanh thu và lợi nhuận

164 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
6. Thiết kế thông điệp Thông điệp là tổng hợp những thông tin về ngân hàng và SPDV của ngân hàng được chuyển tải đến khách hàng thông qua các phương tiện truyền tin như truyền hình, truyền thanh, báo chí… Việc xây dựng thông tin là rất quan trọng, thông điệp được dựa trên: + Nhu cầu, đặc điểm tiếp nhận thông tin của đối tượng + Nội dung của sản phẩm dịch vụ + Tính phù hợp với sự tiếp nhận và tạo được sự tin tưởng của đối tượng tiếp nhận

165 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
MKTNH Version 3 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp Những yêu cầu của một thông điệp + Phải tác động mạnh mẽ vào suy nghĩ của khách hàng + Đảm bảo tính pháp lý của thông điệp quảng cáo + Thông điệp phải phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa của từng đối tượng khách hàng + Lưu ý khi thiết kế hình ảnh, biểu tượng, nội dung và ngôn từ sử dụng + Thông điệp quảng cáo cần thể hiện “ tính vui nhộn”

166 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
7. Lựa chọn kênh truyền thông Việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với nội dung, đối tượng tiếp nhận thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng Kênh truyền thông của ngân hàng được chia thành 2 loại: + Kênh cá nhân: Nhân viên trực tiếp giao dịch và người thân trong gia đình, bạn bè + Kênh phi cá nhân: Các cơ quan phát hành ấn phẩm, các công ty quảng cáo, các cơ quan thông tin đại chúng

167 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
8. Xác định ngân sách Ngân sách là một yếu tố quan trọng trong hoạt động xúc tiến hỗn hợp Hoạt động xúc tiến hỗn hợp chiếm chi phí cao trong tổng số chi phí của hoạt động marketing ngân hàng Mức ngân sách khác nhau sẽ quyết định việc lựa chọn kênh, hình thức tổ chức thực hiện và hiệu quả mang lại cũng khác nhau

168 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
9. Đánh giá hiệu quả Đánh giá tác động của hoạt động xúc tiến hỗn hợp đến doanh số cho vay, doanh số huy động, dịch vụ cung ứng…so với trước và sau hoạt động xúc tiến hỗn hợp được thực hiện Tác động đến nhận thức của khách hàng về hình ảnh ngân hàng và SPDV Số lượng khách hàng mới, khách hàng truyền thống Sự hợp lý của công cụ truyền thông

169 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
II. CÁC HÌNH THỨC XÚC TIẾN HỖN HỢP Quảng cáo Là hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng, sản phẩm được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể này phải trả tiền Thực hiện qua truyền hình, truyền thanh, báo chí, phim ảnh, tờ rơi, poster, quảng cáo ngoài trời…. Xác định mục tiêu của quảng cáo Yêu cầu của quảng cáo ngân hàng Lựa chọn phương tiện quảng cáo Đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo

170 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
2. Giao dịch cá nhân Giao dịch cá nhân là những giao dịch trực tiếp được thực hiện giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng qua gặp trực tiếp hay điện thoại… Giao dịch tốt sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng và ngân hàng, quá trình giao dịch cần đảm báo các mục tiêu sau: + Nâng cao uy tín và hình ảnh ngân hàng + Làm cho khách hàng hiện tại chấp nhận những SPDV mới + Hấp dẫn khách hàng mới sử dụng những SPDV hiện có + Duy trì sự trung thành của khách hàng + Thu thập thông tin thị trường + Cung cấp và giới thiệu các SPDV cho khách hàng + Tạo cơ hội mở rộng thị phần

171 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
3. Tuyên truyền Mục đích của tuyên truyền xã hội nhằm tạo dựng và duy trì sự hiểu biết rộng rãi trong xã hội về ngân hàng Không những tuyên truyền về hình ảnh của ngân hàng mà còn cả đội ngũ nhân lực và các hoạt động liên quan

172 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
Để xây dựng và nâng cao hình ảnh ngân hàng, người ta thường sử dụng và phối hợp nhiều công cụ như: Báo cáo kết quả thường niên của ngân hàng Các bài diễn thuyết của lãnh đạo ngân hàng Tổ chức hội thảo chuyên đề Tham gia các hoạt động từ thiện Bài viết đăng trên các tạp chí Các ấn phẩm khác

173 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
4. Hoạt động khuyến mãi - Khuyến mãi nhằm khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều dịch vụ hơn và thu hút khách hàng mới. Khuyến mãi có tác động khuyến khích bộ phận phân phối đẩy mạnh các hoạt động của mình Thường được tiến hành song song với các chiến lược quảng cáo nhằm phát huy hiệu quả Các hoạt động khuyến mãi của ngân hàng như: Ưu đãi tín dụng cho sinh viên Quà tăng cho khách hàng Giảm hoặc miễn phí cho khách hàng lần đầu tiên tham gia dịch vụ hoặc khách hàng truyền thống

174 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
5. Marketing trực tiếp Là việc sử dụng thư, điện thoại và các công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho khách hàng hiện có và tiềm năng. Marketing trực tiếp là việc sử dụng hệ thống các phương tiện nhằm thiết lập và mở rộng việc đối thoại, giao tiếp giữa khách hàng và ngân hàng Lợi thế của marketing trực tiếp so với các phương thức xúc tiến hỗn hợp là sự gia tăng cơ hội giao tiếp giữa khách hàng và ngân hàng, giúp khách hàng nhận được thông tin từ ngân hàng nhanh chóng, đầu đủ, cụ thể, chính xác. Là dịp giới thiệu SPDV mới, duy trì khách hàng hiện tại, giảm chi phí quảng cáo, hạn chế sự theo dõi của đối thủ cạnh tranh

175 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
Các hình thức thực hiện: Gửi thư và tờ rơi đến từng khách hàng Điện thoại tới khách hàng Tư vấn online Giải đáp trên truyền thanh, truyền hình, các tạp chí chuyên ngành Hội nghị khách hàng Hội chợ việc làm

176 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
6. Hoạt động tài trợ Hoạt động tài trợ tốt sẽ đạt được các mục tiêu sau: Tăng cường sự hiểu biết của khách hàng về ngân hàng và những đổi mới của ngân hàng Thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng Tăng cường các mối quan hệ trong cộng đồng xã hội Tăng cường uy tín và hình ảnh của ngân hàng Thu hút nhân tài cho ngân hàng, giúp ngân hàng tuyển dụng nhân viên tốt

177 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
7. Đặc điểm của các công cụ 7.1 Quảng cáo truyền hình Ưu điểm: - Cung cấp thông tin trên diện rộng, đa phương tiện - Chi phí cho 1 lần tiếp xúc là thấp Hạn chế: - Chi phí tổng thể cao, hạn chế về thời gian - Không lựa chọn được khách hàng mục tiêu 7.2 Báo, tạp chí - Cung cấp được nhiều thông tin, chi phí thấp - Đối với tạp chí có thể lựa chọn được khách hàng mục tiêu - Độc giả có giới hạn, tuổi thọ ngắn

178 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
7.3 Truyền thanh: Ưu điểm: - Chi phí thấp, nghe nhiều, có thể chọn lựa theo khu vực địa lý - Khá linh hoạt về nội dung Hạn chế: - Không phải công cụ đa phương tiện, chỉ nghe - Ghi nhớ thấp và khó gây được sự chú ý của khách hàng 7.4 Khuyến mãi - Thu hút chú ý để quyết định mua hàng, hấp dẫn người mua một cách cụ thể - Áp dụng trong thời gian ngắn - Làm không đúng cách sẽ phản tác dụng ( khách hàng sẽ nhìn nhận không đúng về chương trình khuyến mãi)

179 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
7.5 Giao dịch cá nhân: Ưu điểm: - Hình thành mối quan hệ phong phú, đa dạng, linh hoạt trong giao tiếp - Có ngay thông tin phản hồi Hạn chế: - chi phí cho 1 lần tiếp xúc là khá cao, số lượng khách hàng tiếp xúc là không nhiều 7.6 Quan hệ công chúng - Thông tin trung thực, tạo hình ảnh doanh nghiệp, sản phâm tốt đối với xã hội - Phù hợp với những khách hàng dị ứng với quảng cáo - Chi phí cao - Tổ chức khá phức tạp ( thông điệp, nội dung…)

180 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
III. KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG MARKETING NGÂN HÀNG Nội dung kiểm tra Doanh số hoạt động Thị phần Số lượng và chất lượng khách hàng Việc sử dụng các khoản chi phí marketing Lợi nhuận thu được qua từng thời gian Khả năng và hoạt động tái đầu tư Thái độ, sự trung thành của khách hàng Uy tín của SPDV Tác động của quảng cáo

181 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
2. Cơ sở kiểm tra Báo cáo tài chính Báo cáo về nghiên cứu khách hàng Báo cáo chi tiết về doanh thu Thông tin về đối thủ cạnh tranh Thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng Thăm dò khách hàng theo nội dung chuẩn bị trước Báo cáo kết quả nghiên cứu của từng khu vực Ý kiến của CBCNV trong ngân hàng

182 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
3. Phương pháp kiểm tra Là phương pháp so sánh giữa mục tiêu đặt ra và mức đạt được trên thực tế. Kết quả kiểm tra có thể: Mục tiêu đạt thấp hơn mức dự kiến Mục tiêu đạt cao hơn mức dự kiến Mục tiêu đạt bằng hơn mức dự kiến

183 Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
3. Kiểm tra khả năng thích ứng của hoạt động marketing Để đánh giá khả năng thích ứng của hoạt động marketing ngân hàng, phải dựa vào các tiêu chí sau: Mức độ thỏa mãn và phản ứng của ngân hàng đối với các hoạt động quảng cáo hay tài trợ của ngân hàng Mức độ hợp lý của chiến lược marketing Hiệu quả đạt được sau khi triển khai các chương trình marketing

184

185 Bài tập tổng hợp 1 Hãy xây dựng hệ thống phân phối một ngân hàng cụ thể tại địa phương của bạn: Tổ chức kênh phân phối & sản phẩm Giải pháp để phát triển các SPDV tại các chi nhánh Chính sách của Ngân hàng đối với chi nhánh

186 Bài tập tổng hợp 2 Hãy xây dựng chương trình quảng bá cho sản phẩm “ tài trợ mua xe ô tô trả góp”: Đối tượng, mục tiêu Các phương thức triển khai marketing Các kênh tiếp cận khách hàng Dự kiến ngân sách Đánh giá hiệu quả

187 Bài tập tổng hợp 3 Bạn hãy kiểm tra hoạt động marketing trong bài tập số 2: Thông tin nào cần thu thập Cần những kênh nào để thu thập thông tin Phương pháp kiểm tra Đánh giá của bạn thế nào về chương trình marketing trên


Download ppt "MKTNH Version 3 Giảng viên: ThS. Thái Thị Kim Oanh"

Similar presentations


Ads by Google