Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

HƯỚNG DẪN DÙNG MỘT SỐ THUỐC CÓ DẠNG BÀO CHẾ ĐẶC BIỆT KHÁC

Similar presentations


Presentation on theme: "HƯỚNG DẪN DÙNG MỘT SỐ THUỐC CÓ DẠNG BÀO CHẾ ĐẶC BIỆT KHÁC"— Presentation transcript:

1 HƯỚNG DẪN DÙNG MỘT SỐ THUỐC CÓ DẠNG BÀO CHẾ ĐẶC BIỆT KHÁC
VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU – TRUNG ƯƠNG HƯỚNG DẪN DÙNG MỘT SỐ THUỐC CÓ DẠNG BÀO CHẾ ĐẶC BIỆT KHÁC DS. Lê Thị Hồng Anh Bộ phận Dược lâm sàng – Khoa Dược Hà Nội – Tháng 6/2018

2 NỘI DUNG BÚT TIÊM & LỌ TIÊM INSULIN BÌNH XỊT & HÍT HEN - COPD

3 BÚT TIÊM & LỌ TIÊM INSULIN
Insulin thường được sử dụng trong phác đồ điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) typ 1 và typ 2, thay thế quá trình bài tiết insulin sinh lý, nhằm kiểm soát nồng độ đường huyết trong cơ thể.

4 Giới thiệu về insulin Insulin có vai trò làm giảm đường huyết thông qua cơ chế tăng khả năng sử dụng glucose của các tế bào, đặc biệt là tế bào cơ “Insulin người (human insulin)” là cách gọi để chỉ dạng insulin có chứa một chuỗi acid amin hoàn toàn tương tự insulin trong cơ thể. “Các chất tương tự insulin (insulin analog)” là các hoạt chất đã được thay thế một số nhóm acid amin để thay đổi đặc tính lý hóa và động học của quá trình hấp thu thuốc dưới da.

5 Mục tiêu điều trị của liệu pháp Insulin
Để tái tạo lại nhịp tiết insulin sinh lý Time of day 6:00 10 20 30 40 50 60 70 10:00 14:00 18:00 Insulin (µU/mL) Insulin duy trì và tiết ra ít hơn giữa các bữa ăn (Insulin nền/ tác dụng kéo dài) Insulin tác dụng nhanh và tiết ra nhiều sau bữa ăn (Insulin tác dụng nhanh) 22:00 2:00 Ăn sáng Ăn trưa Ăn tối The aim of insulin therapy is to recreate the normal blood insulin profile: short-lived, rapidly-generated peaks to control glucose intake associated with meals (prandial responses) a low, steady level of basal insulin to control glucose between meals. References This figure has been reproduced from Polonsky KS, Given BD, Van Cauter E. Twenty-four-hour profiles and pulsatile patterns of insulin secretion in normal and obese subjects. J Clin Invest 1988;81:442–8 Polonsky et al. J Clin Invest 1988;81:442–48

6 Phân loại cơ bản theo dược động học
Insulin nền Tác dụng kéo dài Giảm ĐH đói Tiêm sáng/tối 1 lần/ngày: cùng với ăn tối hoặc trước khi đi ngủ 2 lần/ngày: cùng với ăn sáng và cùng ăn tối, hoặc trước khi đi ngủ, hoặc cách 12h Insulin nhanh Tác dụng ngắn Giảm ĐH sau ăn Tiêm trước ăn Insulin trộn sẵn Tác dụng hai pha Giảm ĐH đói + sau ăn Tiêm trước ăn HbA1c ban đầu > 9.4%, 70% bệnh nhân không đạt HbA1c < 7% nếu chỉ dùng insulin nền. 80% bệnh nhân châu Á không đạt HbA1c < 7% nếu chỉ dùng insulin nền. 4 8 12 16 20 24 4 8 12 16 20 24 4 8 12 16 20 24 Rave K, et al. Diabetes care 2006; 29:1812-7 Becker RHA, et al. Exp Clin Endocrinol Diabetes 2005; 113:435-43

7 Insulin – Thời gian tác dụng
Phân loại insulin Hoạt chất Bắt đầu Đỉnh Kéo dài Insulin nhanh Tác dụng ngắn (analogue) Aspart  10-20 phút 1-3 giờ  3-5 giờ  Lispro 15-30 phút giờ 3-5 giờ Tác dụng nhanh (human insulin) Regular insulin 30 phút giờ 7-8 giờ Insulin nền Tác dụng trung bình (human insulin) Insulin NPH 1.5 giờ 4-12 giờ 24 giờ Tác dụng dài (analogue) Degludec 0.5 – 1.5 giờ 0 đỉnh 42 giờ Detemir Glargine Insulin hỗn hợp Analogue trộn sẵn (2 pha) IDegAsp 10-20 phút (đỉnh của Aspart) BIAsp 30/70 1-4 giờ  24 giờ  Trộn sẵn (2 pha) (human insulin) Insulin Regular/NPH 30/70 30 phút  2-8 giờ  Insulin nhanh: analog hấp thu nhanh hơn insulin người, nên có thể tiêm ngay trước ăn hay sau ăn. Hiệu quả: không khác nhau nhiều

8 Bút tiêm insulin

9 2 loại bút tiêm insulin LOẠI HỖN HỢP LOẠI NHANH LOẠI CHẬM

10 Cấu tạo Bút tiêm BiASp30

11 Bảo quản Bút tiêm insulin chưa mở được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-80C. Lấy bút tiêm insulin ra khỏi tủ lạnh để đưa về nhiệt độ phòng trước khi sử dụng (tránh gây đau). Bút tiêm đã sử dụng để ở nhiệt độ phòng < 300C (trừ Lantus <250C) Hầu hết các hãng dược khuyên vứt bỏ bút tiêm nếu bảo quản >370C. Không dùng nếu insulin đổi màu hay có các tiểu phân rắn. Hạn dùng sau khi bút tiêm insulin đã sử dụng thường là 28 ngày (trừ Levemir (detemir) là 42 ngày). Một số bút khác là 10, 14, 28, 42 ngày.

12 Chuẩn bị bút tiêm Đối với insulin trộn hỗn hợp
Đối với Insulin nhanh HOẶC chậm, HOẶC hỗn hợp thế hệ mới (trong suốt) Bỏ qua bước này Đối với hỗn hợp nhanh VÀ chậm (hỗn dịch, đục) Lăn ngang tròn bút tiêm giữa hai lòng bàn tay 10 Di chuyển lên xuống bút tiêm 10 lần. Kiểm tra cảm quan đảm bảo hỗn hợp đồng nhất

13 Gắn kim Tháo miếng giấy ra khỏi kim tiêm
Để kim thẳng hàng với thân bút, vặn thẳng và chặt vào bút tiêm Tháo nắp nhỏ bên trong và vứt bỏ nó Kim tiêm chỉ sử dụng 1 lần

14 Test bút tiêm Xoay nút chỉnh liều chọn 2 đơn vị Gõ nhẹ vào ống thuốc
Giữ kim hướng lên trên, ấn bút tiêm xuống hết cỡ. 1 giọt insuin sẽ xuất hiện ở đầu kim. Nếu không có, lặp lại quá trình này không quá 6 lần Nếu một giọt insulin không xuất hiện có nghĩa là bút tiêm đã bị hỏng.

15 Định liều tiêm Xoay bút tiêm về lại trị số 0
Xoay nút định liều đến số đơn vị cần tiêm Lưu ý: Cẩn thận không ấn vào nút tiêm làm cho insulin thoát ra ngoài Không thể định liều lớn hơn số lượng thuốc còn lại trong bút tiêm

16 Các vị trí tiêm insulin Vị trí: bụng, cánh tay, đùi, mông
Tốc độ hấp thụ: bụng > cánh tay > đùi > mông Cánh tay: không thích hợp ở người gầy hay trẻ em vì nguy cơ tiêm vào cơ. Tiêm cùng một vùng cho cùng thời điểm bữa ăn. Ví dụ: insulin nhanh ở bụng vào sáng, insulin nền ở đùi/mông vào tối. Thay đổi vị trí tiêm thường xuyên để tránh gây loạn dưỡng vùng bụng. Vd: Sáng ngày 1: insulin nhanh ở vùng phía trái bụng, sáng ngày 2: vùng phía phải bụng. Tránh tiêm vùng sẽ vận động nhiều sau tiêm. Ví dụ: Nếu như vùng đùi được chọn sẽ tiêm mà sau đó đạp xe nhiều thì tiêm lên cánh tay.

17 Cách tiêm insulin Dùng cồn sát khuẩn vị trí tiêm trước khi tiêm.
Tiêm vào lớp mỡ dưới da: Cầm bơm tiêm đâm một góc 90 độ so với mặt da (nghiêng 45 độ nếu là người gầy). Ấn nút tiêm hết cỡ đến khi vạch chỉ 0 thẳng với con trỏ. Chờ khoảng 6 giây rồi rút kim ra, sau đó thả nút bấm thuốc tiêm Nếu tiêm nông quá sẽ đọng ở da gây VIÊM SƯNG và MẤT TÁC DỤNG Sau khi tiêm, không được xoa bóp nơi tiêm vì có thể làm thay đổi mức độ giải phóng của insulin.

18 Tháo và hủy kim tiêm Đậy đầu kim vào nắp kim lớn mà không được động vào nó. Khi kim được đậy kín hoàn toàn, cẩn thận đẩy nắp kim lớn đến khi khít hoan toàn và vặn ngược kim ra. Vứt bỏ kim tiêm và đậy nắp bút tiêm lại.

19 lọ tiêm insulin

20 Loại lọ tiêm insulin Tác dụng trung gian (chậm) Tác dụng nhanh

21 Các bước tiêm thuốc đối với lọ thuốc tiêm insulin

22 Các bước tiêm thuốc đối với lọ thuốc tiêm insulin

23 Lưu ý về bơm tiêm insulin

24 BÌNH XỊT & HÍT HEN - COPD

25 Giới thiệu các dụng cụ xịt hen/COPD
Bình xịt định liều (Metered-dose inhaler MDI) Bình hít bột khô (dry powder inhaler-DPI) Salbutamol chỉ định điều trị ngăn ngừa co thắt phế quản Budesonide + eformoterol fluticasone + salmeterol Salbutamol

26 Test bình xịt Ventolin Lần đầu tiên dùng hay không dùng trong 2 tuần cần test bình xịt Lắc và xịt vào không khí

27 Cách sử dụng Bình xịt định liều

28 Các sử dụng Bình hít bột khô

29 Cách vệ sinh dụng cụ Bình xịt định liều Bình hít bột khô
Tháo bình thuốc ra khỏi vỏ, đồng thời tháo bỏ nắp đậy. Đổ liên tục nước nóng qua vỏ nhựa trong 30 – 60 giây. Không rửa hoặc nhấn chìm bình đựng thuốc Vẩy khô vỏ nhựa, hoặc để qua đêm để khô hoàn toàn. 1 lần/tuần Thường chỉ cần dùng giấy mềm, khô và lau sạch phần ngậm miệng Sau khi vệ sinh xong, đậy nắp bình hít, và để vào nơi khô, ráo.

30 Kiểm tra liều Bình hít bột khô Bình xịt định liều
Cách 1: Cần ghi ngày bắt đầu dùng lên trên vỏ bình thuốc. Ước lượng ngày hết dựa vào số liều/ngày. Cách 2: thả vào bình nước Cách 2: Quan sát cửa sổ định liều

31 Quan sát Bình xịt

32 So sánh giữa Bình xịt và Bình hít
Bình hít bột khô Bình xịt định liều Lắc bình xịt trước khi dùng Phối hợp tay bóp - miệng hít Kiểm tra còn thuốc bằng cách thả vào nước Vặn bình nạp thuốc Chỉ có động tác hít vào Ống thuốc chuyển sang vạch đỏ là hết thuốc Điểm giống nhau Hít vào mạnh với tốc độ vừa phải Nín thở sau khi hít thuốc tối thiểu 10s Có corticoid: súc miệng sau khi xịt thuốc

33 Hạn dùng sau khi lần đầu tiên sử dụng
Loại Hạn dùng sau khi lần đầu tiên sử dụng Ventolin HFA 6 tháng Symbicort 3 tháng Pulmicort bình hít Combivent Seretide

34

35 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!


Download ppt "HƯỚNG DẪN DÙNG MỘT SỐ THUỐC CÓ DẠNG BÀO CHẾ ĐẶC BIỆT KHÁC"

Similar presentations


Ads by Google