Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

MODULE 5: CÔNG CỤ 5S - QUẢN LÝ VẬN HÀNH CƠ BẢN

Similar presentations


Presentation on theme: "MODULE 5: CÔNG CỤ 5S - QUẢN LÝ VẬN HÀNH CƠ BẢN"— Presentation transcript:

1 MODULE 5: CÔNG CỤ 5S - QUẢN LÝ VẬN HÀNH CƠ BẢN

2 MÔ HÌNH LEAN MANUFACTURING – SẢN XUẤT TINH GỌN

3 LEAN CÔNG CỤ LEAN MANUFACTURING – SẢN XUẤT TINH GỌN 5S 7 lãng phí TPM
Tiêu chuẩn hóa TPM Kaizen SPC Hệ thống kéo VSM Quick change-over v.v. LEAN

4 NỀN TẢNG CỦA HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG 5S NỀN TẢNG CỦA HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG 5S là một phương pháp cải tiến đơn giản dễ hiểu đối với mọi người, thực hiện dễ dàng và chi phí thực hiện ít tốn kém. 5S tạo một mơi trường làm việc tiện lợi và làm giảm lãng phí. 5S có thể áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực như sản xuất, thương mại hay dịch vụ…

5 NỀN TẢNG CỦA HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG 5S NỀN TẢNG CỦA HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SERI Sàng lọc SEITON Sắp xếp SEISO Sạch sẽ SEIKETSU Săn sóc SHITSUKE Sẵn sàng S1 S2 S3 S4 S5 Tiếng Nhật Tiếng Anh Tiếng Việt Ý nghĩa Seiri Sort Sàng lọc Chọn và loại bỏ những thứ không cần thiết Seiton Set in drder Sắp xếp Sắp xếp các đồ vật đúng chỗ Seiso Shine Sạch sẽ Khu vực làm việc luôn được vệ sinh, kiểm tra Seiketsu Standardize Săn sóc Duy trì nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp. Shitsuke Sustain Sẵn sàng Thực hiện 4S trên một cách tự giác và tập thể

6 S1. SÀNG LỌC (SEIRI) Cần thiết Cái không cần thiết Cái không cần gấp
▶Cái cần thiết: Là hàng cần sử dụng cho hoạt động sản xuất trong thời điểm nhất định. ▶Cái không cần gấp: Là cái có thể sử dụng hoặc tái sử dụng, nhưng mật độ sử dụng ít nên không cần để nơi bảo quản hiện tại cũng không sao. ▶Cái không cần thiết là: Là cái không hề sử dụng được trong thời điểm quy định nên cần phải hủy hay bán phế liệu.

7 Hoạt động sàng lọc là phân loại cái nào cần và cái nào không cần.
S1. SÀNG LỌC (SEIRI) Hoạt động sàng lọc là phân loại cái nào cần và cái nào không cần. Lập kế hoạch Đào tạo, giải thích phương pháp xúc tiến Thiết lập khu vực đảm nhiệm, lập lịch trình xúc tiến Phân loại sản phẩm cần, sản phẩm không cần gấp, sản phẩm không cần thiết Hoạt động Red card và quản lý khu vực xử lý sản phẩm không cần gấp, sản phẩm không cần thiết. Thực hiện Trả lại Bỏ đi hoặc bán Dán Red Card Di chuyển khu vực trống Đánh giá Tự xem xét Khi đủ tiêu chuẩn, yêu cầu cấp quản lý xem xét Xem xét

8 S2. SẮP XẾP (SEITON) Nguyên tắc “3 Đúng” là cách sắp xếp để bất cứ ai cũng có thể biết và dễ tìm. Giải thích và phân loại cách sắp xếp theo từng tính năng (công cụ Jig, nguyên vật liệu, bình cứu hỏa..) Thiết lập khu vực đảm nhiệm, lập lịch trình xúc tiến Lập kế hoạch Sơn: sàn nhà Vẽ đường line: đường phân khu vực, lối đi, dấu hiệu an toàn, nơi để dụng cụ Bảng hiệu: bảng tên thiết bị, dấu hiệu 3 đúng, nơi để vật liệu Công cụ Jig: sắp xếp theo hình, công cụ Jig, wire rope Khác: ống, valve, dụng cụ đo, bình cứu hỏa, vòi nước… Thực hiện Văn phòng Nguyên liệu Tool Box/Bình cứu hỏa Xem xét Tự xem xét Khi đủ tiêu chuẩn, yêu cầu cấp quản lý xem xét P.O

9 S2. SẮP XẾP (SEITON) Bất cứ ai Tiêu chuẩn hóa
Thực hiện 3 “Đúng”: đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng vị trí. Ở xưởng sản xuất, việc không thay đổi những gì đã xác định vị trí thì không hoàn toàn. Mặc dù đã định theo tiêu chuẩn, nhưng tùy theo sự thay đổi của hoàn cảnh mà tạo ra một phương pháp đúng đắn và định ra một cái gì đó mới mẻ thì đó là 3 “Đúng". 3 “Đúng” Ở đâu - Đúng vị trí Cái gì - Đúng sản phẩm Mấy cái - Đúng số lượng Có thể biết Dễ dàng Bất cứ ai Có thể lấy ra Tiêu chuẩn hóa Có thể hồi trả lại

10 S2. SẮP XẾP (SEITON) Phương pháp xúc tiến Sắp xếp mỗi tính năng
Dùng các tấm biển (biển Line, biển công đoạn, biển biểu thị…) Hoạt động 3 “đúng” Thực hiện 3 “đúng” Công cụ đang sử dụng Tạo thành từng nhóm công cụ ( Sắp xếp theo mỗi tính năng)

11 First-in First-out (FIFO)
S2. SẮP XẾP (SEITON) First-in First-out (FIFO) First-in và first-out là nguyên tắc Nhập trước – Xuất trước hoặc sử dụng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm được mua trước.

12 VÍ DỤ:

13 S3. SẠCH SẼ (SEISO) Giữ gìn nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ luôn sạch sẽ. Hạn chế NGUỒN gây dơ bẩn, bừa bãi. Lau chùi có “Ý THỨC” Là hoạt động kiểm tra, phát hiện ra những thiếu sót không nhìn thấy, ngăn chặn trước các vấn đề có thể phát sinh.

14 Kiểm tra Sạch sẽ : Vừa dọn dẹp
S3. SẠCH SẼ (SEISO) Kiểm tra Sạch sẽ : Vừa dọn dẹp vừa kiểm tra Sạch sẽ hằng ngày : Dọn dẹp sạch sẽ ( hiện thực hóa của vấn đề còn tồn tại.) Duy trì Sạch sẽ : Dọn dẹp, cải tiến Phương pháp xúc tiến Thiết lập khu vực đối tượng dọn dẹp. Định ra người đảm trách việc dọn dẹp. Định ra phương pháp dọn dẹp. Chuẩn bị công cụ dọn dẹp. Tiến hành dọn dẹp.

15 S3. SẠCH SẼ (SEISO) Việc dọn dẹp loại bỏ hết những hư hỏng và ô nhiễm trên thiết bị. Phân loại Nội dung chi tiết Phương pháp cải tiến Bụi, ô nhiễm Bụi bặm, vết đốm, rác, rỉ sét, mạt, bụi sắt, dơ, cặn… Loại bỏ Dầu nhớt Rỉ dầu, dầu bị dơ, thiếu lưu lượng, khác loại dầu, giảm lượng dầu… Cấp dầu, thay dầu, dọn dẹp, sửa chữa. Nhiệt độ, áp suất Quá nhiệt độ, thiếu nhiệt độ, quá áp suất, quá nhiệt độ của nước làm mát… Sửa chữa, phục hồi Lỏng lẻo Bu lông bị lỏng, bị rớt ra, đai ốc bị lỏng, mối hàn bị rớt ra… Xiết lại, thay đổi, phục hồi, sửa chữa. Hư hỏng Ống dẩn bị hư, mô tơ bị hư, Arm bị hư, thủy tinh vỡ, Switch bị hư, phần quay bị kẹt. Thay đổi Giữa con người và thiết bị tồn tại mối quan hệ mật thiết với nhau.

16 S4. SĂN SÓC (SEIKETSU) Duy trì thành quả đạt được
“Liên tục phát triển” 3S Sàng lọc Sắp xếp Sạch sẽ Xây dựng thói quen thông qua việc đánh giá và kiểm tra theo chu kỳ.

17 Các điểm chính về săn sóc
Đảm bảo các chỗ không sạch phải được chú ý tới. Ví dụ: dùng màu sáng cho máy móc và trang phục làm việc. 2. Phân rõ phạm vi trách nhiệm cho mỗi nhân viên và mỗi bộ phận (khu vực, tủ, máy móc, v.v). 3. Giải thích rõ ràng quy định để duy trì 3S. Ví dụ: các tiêu chuẩn loại bỏ và người chịu trách nhiệm vệ sinh. 4. Làm cho mọi người có thể hiểu tình trạng đúng. Sử dụng nhãn dán và hình ảnh để giúp mọi người nhận ra tình trạng đúng (đặt mọi thứ đúng nơi của nó). 5. Các nhà quản lý phải kiểm tra thường xuyên (áp dụng PDCA).

18 S5. SẴN SÀNG (SHITSUKE) Thiết lập một chương trình duy trì làm việc sạch sẽ và ngăn nắp. Lập và hướng dẫn các tiêu chuẩn. Sửa đổi tiêu chuẩn định kỳ. Thi đua, khen thưởng giữa các đơn vị. Kiểm tra và đánh giá thường kỳ bởi Ban đánh giá 5S. Xây dựng thói quen.

19 S5. SẴN SÀNG (SHITSUKE) Nguyên tắc 3 Không:
Không có vật không cần thiết. Không bừa bãi. Không dơ bẩn. Thay đổi thói quen thông qua việc đào tạo để có thể giữ được thành quả và tạo ra một xưởng sản xuất bao gồm các nguyên tắc và qui định.

20 Tóm tắt Sàng lọc Sắp xếp Sạch sẽ Săn sóc Sẵn sàng
Là hoạt động phân loại tùy theo tần suất sử dụng những cái cần thiết và không cần thiết đồng thời loại bỏ đi những vật không cần thiết. Sàng lọc Sắp xếp Là hoạt động tiêu chuẩn hóa phương pháp sắp xếp (hoạt động 3 “Đúng“, hoạt động VM) để bất cứ ai cũng có thể dễ dàng tìm, dễ lấy, dễ trả lại. Sạch sẽ Là hoạt động ngăn chặn trước các vấn đề có thể phát sinh, tạo ra môi trường sản xuất sạch sẽ, xử lý những lỗi nhỏ nhất. Săn sóc Là hoạt động cải tiến tận gốc nguyên nhân phát sinh ô nhiễm, duy trì trạng thái Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ. Sẵn sàng Thay đổi thói quen thông qua việc đào tạo để có thể giữ được thành quả và tạo ra một xưởng sản xuất tồn tại các quy tắc hóa.

21 CÔNG CỤ VM – Visual Management
“Là phương pháp để bất kì ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy ngay được trường hợp bình thường và bất bình thường” ㅇ Có thể nhận biết được dù là ở xa ㅇ Được ghi chú lên vật cần quản lý. ㅇ Bất kì ai cũng có thể chỉ ra điểm tốt hay xấu ㅇ Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và việc sử dụng dễ dàng. ㅇ Bất kì ai đều có thể quản lý dễ dàng ㅇ Nếu sử dụng công cụ quản lý, nơi làm việc sẽ trở nên sáng và sạch sẽ hơn.

22 -HẾT-


Download ppt "MODULE 5: CÔNG CỤ 5S - QUẢN LÝ VẬN HÀNH CƠ BẢN"

Similar presentations


Ads by Google