Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

Tình huống: Coca-Cola Việt Nam

Similar presentations


Presentation on theme: "Tình huống: Coca-Cola Việt Nam"— Presentation transcript:

1 Tình huống: Coca-Cola Việt Nam
Case Study: Coca-Cola

2 Giới thiệu Nước uống là một nhân tố thiết yếu cho an toàn và sức khỏe cộng đồng. Nước an toàn là vấn đề quan trọng đang ngày càng được quan tâm. Xấp xỉ 40% người dân ở vùng nông thôn Việt Nam thiếu nguồn nước sạch. Cả chính phủ và các cá nhân hay công ty đều cần nước để đảm bảo hoạt động kinh doanh và đều cần đóng góp bảo vệ nguồn nước giá trị này. Vấn đề an toàn nước: Dân số tăng lên đồng thời nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng khiến nguồn nước ngày càng khan hiếm. Rủi ro khi sử dụng nguồn nước kém chất lượng là các bệnh liên quan tới nước như đi ngoài và kiết lỵ. Case Study: Coca-Cola

3 Tổng quan về công ty Coca-Cola
Công ty sản xuất đồ uống hàng đầu trên thế giới Hoạt động trên 200 quốc gia Có 500 nhãn nhiệu và hơn 3,300 loại đồ uống Có lịch sử124 hoạt động kinh doanh và trở lại với hình thức cổ tức cho các cổ đông 48 năm vừa qua. Hình ảnh thương hiệu và uy tín luôn là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Case Study: Coca-Cola

4 Coca-Cola tại Việt Nam Hoạt động dưới hình thức công ty liên doanh với nhà máy đóng chai thông qua Công ty TNHH nước giải khát Coca cola Việt Nam. Ngừng hoạt động trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam và quay trở lại vào năm1994 Đầu tư hơn 200 triệu Đô la Mỹ vào nhà máy đóng chai và cam kết tăng đầu tư lên gấp đôi vào năm 2012 Case Study: Coca-Cola

5 Tầm nhìn của Coca-Cola “Tại Công ty Coca-Cola, chúng tôi mong muốn mang lại những gì tươi mát nhất cho thế giới, mang lại giây phút hạnh phúc và lạc quan, tạo nên giá trị và sự khác biệt” Lĩnh vực Coca-Cola tập trung vào đó là: Con người: Đây là nơi làm việc lý tưởng mà ở nơi đó con người có thể phát triển tốt nhất bằng mọi khả năng. Danh mục đầu tư: Mang lại cho thế giới danh mục đầu tư của một nhãn hiệu đồ uống chất lượng có thể đón đầu và thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Đối tác: Xây dựng mạng lưới khách hàng và nhà sản xuất, cùng với Nurture a winning việc tạo ra giá trị hợp tác và lâu dài với họ. Hành tinh: Là một công dân có trách nhiệm tạo nên sự khác biệt bằng cách giúp đỡ xây dựng và hỗ trợ cộng đồng bền vững. Lợi nhuận: Tối đa hóa các khoản hoàn lại dài hạn cho các cổ động và cùng lúc đó luôn luôn tập trung vào trọng trách cao cả của mình. Năng suất: Là một tổ chức hoạt động với năng suất cao, phát triển mũi nhọn và nhanh chóng.” Coca-Cola cam kết tạo nên mội trường thực tiễn kinh doanh bền vững và đã phát triển một chương trình tổng hợp CSR cho mọi lĩnh vực kinh doanh của mình. Các dự án nền tảng là cộng đồng bao gồm các dự án liên quan tới lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và môi trường. Năm 2008, Coca-Cola đã hỗ trợ cho nhân dân địa phương hơn 82 triệu đô la mỹ để hoạt động chương trình hơn 273,000 ngôi nhà tình nghĩa cho công nhân. Case Study: Coca-Cola

6 Thử thách của Coca-Cola
Nước là thành phần quan trọng và có tính quyết định nhất trong quá trình sản xuất Coca-Cola. Để sản xuất 1 lít đồ uống cần 2.43 lít nước Bị các nhà hoạt động xã hội và cộng đồng cảnh báo vì đã làm cạn kệt nguồn nước và gây hại tới môi trường qua việc xả nước thải Làm cạn kiệt nguồn nước có thể dẫn tới hết nước cho mùa màng, vì vậy hủy hoại đời sống của người dân làm nông nghiệp. Chú ý giảng dạy: hỏi sinh viên về vấn đề quản lý cạn kiệt nguồn nước và nước thải ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh thương hiệu của Coca-Cola. Đâu là các nguyên nhân Coca-Cola nên tập trung vào để giải quyết các thử thách này? Case Study: Coca-Cola

7 Dự án tiết kiệm và bổ sung nước
Nhận thức rõ mối nguy hiểm trong việc sử dụng nước thiếu trách nhiệm đối với cả hình ảnh thương hiệu và cộng đồng nơi công ty sản xuất, Coca-Cola đã áp dụng chương trình 3 “R”: Giảm lượng nước sử dụng để sản xuất đồ uống Tái chế và xử lý 100% nước thải Cung cấp thêm nước cho môi trường và cộng đồng Mục tiêu của Coca-Cola: Trở thành tổ chức cân bằng nước năm 2020, trả lại cho cộng đồng số nước mà Coca-Cola đã sử dụng cho sản xuất đồ uống. Giảm thiểu: Nỗ lực để tìm ra phương pháp giảm thiểu lượng nước sử dụng cho sản xuất đồ uống– phải làm sạch chai trước khi đổ đồ uống vào. Coca-Cola đang hợp tác với công ty đóng chai nhằm sản xuất các sản phẩm một cách hiệu quả hơn với mục tiêu chỉ với 2.17 lít nước sản xuất được 1 đồ uống vào năm 2012 – giảm so với mức hiện tại là 2.43 lít. Tái chế: Coca-Cola đang cố gắng đảm bảo100% lượng nước thải được xử lý trước khi đưa ra môi trường. Bổ sung/cung cấp thêm nước: phối hợp với các cổ đông địa phương (nhân dân, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ) để cung cấp thêm nước cho môi trường cộng đồng. Dự án này bao gồm việc bảo vệ nguồn nước ở các lưu vực; mở rộng nguồn cung cấp nước uống và sinh hoạt; sử dụng hiệu quả nước cho nông nghiệp; chương trình giáo dục và nhận thức. Hiện tại có 250 dự án nước trên 70 quốc gia Dự kiến 2009 sẽ ra mắt 638 triệu lít nước cung cấp thêm cho cộng đồng và 28.8 tỉ lít cho môi trường, ra mắt xấp xỉ 22% nước sử dụng cho sản phẩm đồ uống đã hoàn thiện. Case Study: Coca-Cola

8 Chương trình CSR tại Việt Nam: Xử lý nước cho các dự án cộng đồng
Bắt đầu từ năm 2006 và phát triển mở rộng vào năm 2010 Cung cấp hệ thống đường ống nước sạch cho cộng đồng và trường học Xây dựng giếng nước và công trình vệ sinh và tổ chức các sự kiện truyền thông để hướng dẫn về nước uống và nước sinh hoạt sạch Quận Thủ Đức (Tp Hồ Chí Minh), Q. Liên Chiều (Tp Đà Nẵng), Quận Thường Tín (Hà Nội) Hướng dẫn trực tiếp cho 10,500 sinh viên và giáo viên và 1,000 nông dân nghèo Coca-Cola đầu tư hơn100,000,USD xấp xỉ 25% tổng ngân sách CSR tại Việt Nam Case Study: Coca- UCola

9 Mức độ CSR quốc gia: Vấn đề cần giải quyết
Tập trung vào đâu? Sẽ làm việc với ai? Tính bền vững Cam kết với cộng đồng Trong khi chính sách CSR chính và việc thực hiện chương trình do trục sở Coca-Cola chỉ đạo, các hoạt động tại Việt Nam phải hợp lý và đáp ứng yêu cầu của cộng đồng. Chính vì vậy các câu trả lời cho các câu hỏi ở trên là các vấn đề phải được quyết định ở mức độ quốc gia. Chú ý giảng dạy- hỏi sinh viên về các lợi ích trong việc giải quyết vấn đề ở cấp quốc gia trước khi chuyển sang các slide tiếp theo. Case Study: Coca-Cola

10 Sẽ làm việc với ai? Coca-Cola mở gói thầu cho vòng dự án 2010, yêu cầu NGO làm đơn vị ứng thầu Bầu chọn các ủy ban bao gồm CSR, tài chính, Công vụ và Truyền thông, PR và marketing Được địa phương quyết định, khu vực phê duyệt tại Bangkok và sau đó được toàn thế giới chấp thuận tại Atlanta, Mỹ Trung tâm Nghiên Cứu Gia đình và Sức khỏe & Phát triển Cộng đồng (CEFACOM) là đối tác trong năm 2010 Hỏi sinh viên về lợi ích của giải pháp này? Các quan chức của CEFACOM chỉ ra rằng mối quan hệ giữa NGO và Coca-Cola là rất tốt khi được xây dựng trên sự tin tưởng lẫn nhau; chia sẻ những khó khăn, và hiểu biết lẫn nhau– “Chúng tôi đều làm việc vì cộng đồng”; khả năng thích nghi – sẵn sàng thích nghi với từng hoàn cảnh; phong cách làm việc của NGO – chuyên nghiệp, đúng giờ, trong khoảng ngân sách và theo quy trình và yêu cầu báo cáo của Coke; và sự tôn trọng của Coke dành cho NGO. Case Study: Coca-Cola

11 Nên tập trung vào đâu? Vấn đề: Liệu cộng đồng sẽ chấp nhận dự án?
Cái mà cộng đồng thực sự muốn là? Giải pháp: Tiến hành đánh giá các nhu cầu Phân loại nhu cầu Phát triển dự án thầu Luôn luôn phải đặt câu hỏi liệu người dân xung quanh khu vực sản xuất có chào đón các dự án của Công ty Coca-Cola hay không. Từ đó tạo ra chương trình CSR hiệu quả nhất, CEFACOM tổng hợp các thông tin quan trọng qua việc đánh giá nhu cầu của người dân quanh khu vực, phân loại nhu cầu và phát triển dự án thầu để cải thiện chất lượng và giáo dục sức khỏe cho mỗi cộng đồng một năm. Case Study: Coca-Cola

12 Tính bền vững Vì nhu cầu cộng đồng Vì lợi nhuận
Là một công ty hoạt động vì lợi nhuận, Coca-Cola không thể hỗ trợ cộng đồng thực hiện các chương trình một cách vô hạn định, nhưng công ty cũng không chỉ đưa ra công nghệ và lợi ích mới và sau đó lại bỏ bẵng chúng. Để đảm bảo tính bền vũng, Coca-Cola phải cam kết với các thành viên cộng đồng rằng có thể quản lý và duy trì dự án, bao gồm việc duy trì sử dụng trang thiết bị, xác định vốn để bảo dưỡng và sửa chữa. To ensure programming continues after Coca-Cola support ends, Coca-Cola it trains local health, community and school officials to maintain water systems and educates them about water health. Case Study: Coca-Cola

13 Cam kết với cộng đồng Ủy ban nhân dân Duyên Thái Phòng y tế địa phương
Ủy ban nhân dân Ad-hoc có các đại diện từ Phòng Tài nguyên môi trường, Giáo dục, Y tế và Trung tâm cung cấp nước vùng nông thôn Trong khi Coca-Cola cam kết với các cổ đông thực hiện chương trình của mình. Coca-Cola có thể cải thiện bằng cách nào? Chương trình nhân viên tình nguyện Case Study: Coca-Cola

14 Đánh giá và giám sát dự án
Sáng kiến báo cáo toàn cầu Báo cáo tính bền vững 2007/2008 Đưa thông tin chi tiế về môn vận luận của dự án nhằm giải thích rõ các khoản hoàn lại trong đầu tư tới các cổ đông và các bên liên đới Tại sao M&E (Giám sát và đánh giá) lại quan trọng đến vậy? Như Coca-Cola nêu rõ việc đầu tư vào các hoạt động cộng đồng như là một phần trong phương thức kinh doanh của mình hơn là phương thức tổ chức từ thiện, và tiến hành giám sát và đánh giá nghiêm ngặt. Việc giám sát và đánh giá khiến công ty biết được những ảnh hưởng tích cực đến dự án cộng đồng tới các cổ đông cũng như các bên liên đới. Nhưng trường hợp này liệu Coa-Cola đã thực sự có được ảnh hưởng nào chưa (hay nói cách khác, hay chỉ đơn thuần nêu ra con số hỗ trợ ấn tượng?) Case Study: Coca-Cola

15 Xử lý nước sạch cho cộng đồng: Kết quả
Cung cấp đường ống dẫn nước sạch cho 56,611 người dân vùng nông thôn, trong đó: 35,274 thành viên nhân dân từ 2004 21,337 học sinh và giáo viên 2007 Hình ảnh thương hiệu tích cực hơn cho Coca-Cola Làm người dân hài lòng “Hiện nay, với dự án nước sạch của Coca-Cola, chúng tôi được sử dụng nước sạch có chất lượng. Nước rất sạch, trong và không mùi. Chúng tôi rất vui mừng; chúng tôi có thể sử dụng trực tiếp nước này cho đời sống và sinh hoạt. Có hai vòi nước, một vòi để nấu ăn và vòi kia để vệ sinh.” – Người dân làng Đào Xá Case Study: Coca-Cola

16 Câu hỏi nghiên cứu Tại sao Coca-Cola chọn tiến hành dự án về nước?
Đâu là mối nguy hại tới danh tiếng của Coca-Cola trong việc sử dụng quá nhiều nước và tạo ra quá nhiều nước thải? Các dự án hướng tới cộng đồng của Coca-Cola đã giúp họ đẩy mạnh lợi ích kinh doanh như thế nào? Xác định các cổ đông của Coca-Cola tại Việt Nam. Cổ đông chính nào mà Coca-Cola đang bỏ sót với dự án cộng đồng tại Việt Nam? Rủi ro mà Coca-Cola sẽ gặp phải trong việc sử dụng đối tác NGO là giải pháp chính để đến với người dân địa phương? Việc mà Coca-Cola có thể làm để cải thiện chương trình cộng đồng? Liệu Coca-Cola có nỗ lực cho việc duy trì chương trình sau khi việc hỗ trợ trực tiếp cuối cùng thành công tốt đẹp? Việc giám sát và đánh giá của Coca-Cola make its monitoring and đã cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc tìm ra giải pháp thích hợp như thế nào và liệu chương trình CSR có hỗ trợ cho chiến lược của nó không? Tình huống: Coca-Cola


Download ppt "Tình huống: Coca-Cola Việt Nam"

Similar presentations


Ads by Google