Download presentation
Presentation is loading. Please wait.
1
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh TS. Lê Văn Hảo
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA ASEAN UNIVERSITY NETWORK (AUN) PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh TS. Lê Văn Hảo
2
GIỚI THIỆU CHUNG Bộ tiêu chuẩn của AUN-QA có 15 tiêu chuẩn với 68 tiêu chí (được sửa đổi vào tháng 06/2011; trước đây là 18 tiêu chuẩn với 72 tiêu chí). Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 7 mức.
3
GIỚI THIỆU CHUNG Tiêu chuẩn Số tiêu chí 1. Chuẩn đầu ra 4
9. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ người học 2. Bản mô tả chương trình đào tạo 3 10. Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng 5 3. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo 7 11. Đảm bảo chất lượng quá trình dạy và học 4. Chiến lược dạy và học 12. Hoạt động phát triển đội ngũ 2 5. Đánh giá người học 13. Ý kiến phản hồi của các bên liên quan 6. Chất lượng đội ngũ giảng viên 10 14. Kết quả đầu ra 7. Chất lượng đội ngũ phục vụ 15. Sự hài lòng của các bên liên quan 1 8. Chất lượng người học TỔNG CỘNG: 68
4
Thang đánh giá STT TIÊU CHUẨN/TIÊU CHÍ 1 2 3 4 5 6 7 Chuẩn đầu ra 1.1 Chuẩn đầu ra được xây dựng và được đề cập rõ ràng trong chương trình đào tạo 1.2 Chương trình đào tạo khuyến khích học tập suốt đời 1.3 Chuẩn đầu ra bao gồm kiến thức chung và nghề nghiệp, kỹ năng chung và nghề nghiệp 1.4 Chuẩn đầu ra phản ánh rõ yêu cầu của các bên có liên quan Đánh giá chung
5
Thang đánh giá Thang điểm chung:
1 = Chưa có gì (văn bản, kế hoạch, minh chứng) 2 = Mới chỉ đưa vào kế hoạch 3 = Có tài liệu/văn bản nhưng không có minh chứng triển khai rõ ràng 4 = Có tài liệu/văn bản và có minh chứng triển khai rõ ràng 5 = Đang triển khai có hiệu quả với đầy đủ minh chứng 6 = Mẫu mực 7 = xuất sắc (tầm quốc tế)
6
Thang đánh giá Thang điểm đánh giá chất lượng dạy và học:
1 = Hoàn toàn không đạt, cần phải cải tiến ngay 2 = Không đạt, cần cải tiến 3 = Chưa đạt, cần có cải tiến nhỏ để đạt 4 = Đạt đúng như yêu cầu của tiêu chí 5 = Đạt cao hơn yêu cầu của tiêu chí 6 = Mẫu mực 7 = xuất sắc (tầm quốc tế)
7
Tiêu chuẩn 1: Chuẩn đầu ra
Tiêu chí 1.1:Chuẩn đầu ra được xây dựng và được đề cập rõ ràng trong chương trình đào tạo CĐR đã được tổ chức xây dựng như thế nào? Cách thể hiện CĐR trong CTĐT?
8
Tiêu chuẩn 1: Chuẩn đầu ra
Tiêu chí 1.2: Chương trình đào tạo khuyến khích học tập suốt đời Yêu cầu: CTĐT được xây dựng nhằm thúc đẩy hoạt động học tập, việc học phương pháp học và tạo cho SV ý thức học tập suốt đời (ví dụ: thói quen tìm hiểu, kỹ năng học tập và xử lý thông tin, sẵn sàng thử nghiệm và vận dụng các ý tưởng mới). Các học phần và hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ khả năng học tập suốt đời của SV?
9
Tiêu chuẩn 1: Chuẩn đầu ra
Tiêu chí 1.3: Chuẩn đầu ra bao gồm kiến thức chung và nghề nghiệp, kỹ năng chung và nghề nghiệp Yêu cầu: CTĐT giúp SV có khả năng nghiên cứu chuyên sâu, phát triển nhân cách, giúp họ có quan điểm học thuật và có đủ năng lực trong lĩnh vực chuyên môn. SV tốt nghiệp cần có các kỹ năng có thể chuyển đổi (transferable skills), kỹ năng lãnh đạo, đáp ứng thị trường việc làm và có năng lực phát triển nghề nghiệp. (Transferable skills are the kind of skills that you can take with you to a completely different job. Transferable skills include communication, team work, problem solving and intellectual skills) Mô tả CĐR của CTĐT và giải thích tính đáp ứng đối với tiêu chí.
10
Tiêu chuẩn 1: Chuẩn đầu ra
Tiêu chí 1.4: Chuẩn đầu ra phản ánh rõ yêu cầu của các bên có liên quan Yêu cầu của các bên liên quan (SV, phụ huynh, nhà tuyển dụng, nhà nước, …) về chuẩn đầu ra được ghi nhận như thế nào? CĐR đã được tổ chức xây dựng như thế nào để có thể phản ánh yêu cầu của các bên liên quan?
11
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 1:
Các văn bản qui định về xây dựng/cập nhật CĐR Chương trình đào tạo Tờ bướm, tờ quảng cáo, giới thiệu CTĐT Ma trận kỹ năng (skills matrix) Ý kiến đóng góp của các bên liên quan Trang web trường, khoa Phương tiện và kế hoạch làm việc với các bên liên quan Biên bản, văn bản họp đánh giá CTĐT Báo cáo kiểm định, đối sánh
12
Tiêu chuẩn 2:Bản mô tả CTĐT
Tiêu chí 2.1: Nhà trường có sử dụng bản mô tả chương trình đào tạo Yêu cầu: Đối với mỗi CTĐT, nhà trường cần xây dựng một bản mô tả chi tiết trong đó xác định rõ các mốc thời gian học tập, và: Những kiến thức mà SV sẽ có được sau khi kết thúc chương trình Các kỹ năng then chốt: giao tiếp, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng học tập Các kỹ năng nhận thức, ví dụ sự hiểu biết về phương pháp luận hoặc khả năng phân tích phản biện Các kỹ năng cụ thể, chẳng hạn kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm, kỹ năng lâm sàng…
13
Tiêu chuẩn 2:Bản mô tả CTĐT
Tiêu chí 2.2: Bản mô tả chương trình đào tạo cho biết các Chuẩn đầu ra và làm thế nào để đạt được các Chuẩn đầu ra này Yêu cầu: Bản mô tả chương trình cần cho biết đầy đủ CĐR cùng những phương cách giúp SV đạt được CĐR và chứng minh được những kết quả này. Tổ chức dạy, học và kiểm tra đánh giá nhằm giúp SV đạt được CĐR?
14
Tiêu chuẩn 2:Bản mô tả CTĐT
Tiêu chí 2.3: Bản mô tả chương trình đào tạo có đầy đủ thông tin cần thiết và được phổ biến đến các bên có liên quan Yêu cầu: Bản mô tả chương trình cần nêu rõ CĐR trên các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ; giúp SV hiểu được phương pháp giảng dạy và học tập cần thiết để đạt được CĐR; phương pháp kiểm tra đánh giá giúp chỉ ra kết quả học tập; mối quan hệ giữa CTĐT và các yếu tố học tập đối với quy định về bằng cấp của mỗi quốc gia; cũng như mối quan hệ giữa CTĐT với các bằng cấp chuyên môn hoặc con đường sự nghiệp sau này của SV. Bản mô tả CTĐT được phổ biến như thế nào?
15
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 2:
Các văn bản qui định về xây dựng/cập nhật CTĐT, chương trình/đề cương học phần Các chương trình/đề cương học phần Tờ bướm, tờ quảng cáo, giới thiệu học phần Ma trận kỹ năng (skills matrix) Ý kiến đóng góp của các bên liên quan Trang web trường, khoa Phương tiện và kế hoạch làm việc với các bên liên quan Biên bản, văn bản họp đánh giá CTĐT Báo cáo kiểm định, đối sánh
16
Tiêu chuẩn 3:Cấu trúc và nội dung CTĐT
Tiêu chí 3.1: Nội dung chương trình đào tạo thể hiện sự cân đối giữa các kiến thức, kỹ năng chung và nghề nghiệp Yêu cầu: CTĐT có sự cân đối giữa nội dung chuyên môn, kiến thức tổng quát và các kỹ năng cần thiết; được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan. Qui định của nhà trường/Bộ về tỷ lệ giữa các khối kiến thức trong CTĐT và đối chiếu với CTĐT đang có?
17
Tiêu chuẩn 3:Cấu trúc và nội dung CTĐT
Tiêu chí 3.2: Chương trình đào tạo phản ánh tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường Yêu cầu: CTĐT phản ánh được tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà trường. Tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà trường được công khai và được GV, SV biết rõ. Tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà trường là gì? Những điều này được phản ánh trong CTĐT như thế nào?
18
Tiêu chuẩn 3:Cấu trúc và nội dung CTĐT
Tiêu chí 3.3: Đóng góp của từng môn học cho việc đạt được Chuẩn đầu ra được thể hiện rõ Yêu cầu: CTĐT cho biết năng lực của SV tốt nghiệp. Mỗi học phần phải chỉ ra được kết quả học tập mong đợi. Để thực hiện điều này, cần xây dựng sơ đồ chương trình học (curriculum map). Đóng góp của từng học phần cho việc đạt được CĐR được xây dựng và triển khai như thế nào trong hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá?
19
Tiêu chuẩn 3:Cấu trúc và nội dung CTĐT
Tiêu chí 3.4: Chương trình đào tạo được thiết kế mạch lạc, các môn học có sự liên kết với nhau Yêu cầu: CTĐT được thiết kế sao cho nội dung các học phần có sự tích hợp và củng cố lẫn nhau CTĐT được xây dựng như thế nào để đáp ứng sự mạch lạc, tính liên kết giữa các học phần?
20
Tiêu chuẩn 3:Cấu trúc và nội dung CTĐT
Tiêu chí 3.5: Chương trình đào tạo thể hiện cả bề rộng lẫn chiều sâu Yêu cầu: CTĐT được xây dựng nhằm thể hiện được về chiều rộng, chiều sâu, tính chặt chẽ và hợp lý của các học phần. Bề rộng và chiều sâu của CTĐT được thể hiện qua các khối kiến thức, các học phần như thế nào?
21
Tiêu chuẩn 3:Cấu trúc và nội dung CTĐT
Tiêu chí 3.6: Chương trình đào tạo thể hiện rõ các môn học cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và chuyên đề cuối khóa, luận văn hay luận án Yêu cầu: Cung cấp bảng thống kê các học phần cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và chuyên đề cuối khóa Điều kiện làm LV tốt nghiệp của CTĐT?
22
Tiêu chuẩn 3:Cấu trúc và nội dung CTĐT
Tiêu chí 3.7: Nội dung chương trình đào tạo mang tính cập nhật Qui định về cập nhật CTĐT của nhà trường? Những CTĐT tiên tiến được tham khảo? Cách tổ chức cập nhật và những nội dung cập nhật của CTĐT?
23
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 3:
Các văn bản qui định về xây dựng/cập nhật CTĐT, chương trình/đề cương học phần Các chương trình/đề cương học phần Tờ bướm, tờ quảng cáo, giới thiệu học phần. Ma trận kỹ năng (skills matrix) Ý kiến đóng góp của các bên liên quan Các CTĐT tiên tiến được tham khảo Trang web trường, khoa. Phương tiện và kế hoạch làm việc với các bên liên quan Biên bản, văn bản họp đánh giá CTĐT Báo cáo kiểm định, đối sánh
24
Tiêu chuẩn 4: Chiến lược dạy và học
Tiêu chí 4.1: Đội ngũ giảng viên hoặc bộ môn có chiến lược dạy - học rõ ràng Yêu cầu: Để thúc đẩy ý thức trách nhiệm trong học tập, GV cần: - Tạo ra một môi trường dạy-học sao cho mỗi SV đều tham gia vào quá trình học tập một cách có ý thức. Cung cấp chương trình học linh hoạt nhằm giúp SV chọn lựa học phần, thứ tự các học phần trong chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, phương thức và thời gian học tập sao cho có ý nghĩa nhất đối với từng người. Các PPGD chủ đạo mà BM đang triển khai? Tính hiệu quả?
25
Tiêu chuẩn 4: Chiến lược dạy và học
Tiêu chí 4.2: Chiến lược dạy và học giúp người học tiếp thu và biết cách áp dụng các kiến thức Những PPGD và hoạt động học tập giúp SV tiếp thu tốt kiến thức? Những PPGD và hoạt động học tập giúp SV biết cách áp dụng các kiến thức?
26
Tiêu chuẩn 4: Chiến lược dạy và học
Tiêu chí 4.3: Chiến lược dạy và học hướng đến người học và kích thích việc học tập có chất lượng Yêu cầu: Học tập có chất lượng được hiểu là sự chủ động tìm tòi kiến thức do chính SV thực hiện, chứ không đơn thuần là sự tiếp thu kiến thức do GV cung cấp. Đây là một quan điểm học tập có chiều sâu, qua đó sinh viên tự tạo ra ý nghĩa và sự hiểu biết về thế giới. Theo quan điểm này thì việc giảng dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc học tập Những PPGD và hoạt động học tập hướng đến người học và kích thích việc học tập có chất lượng?
27
Tiêu chuẩn 4: Chiến lược dạy và học
Tiêu chí 4.4: Chiến lược dạy và học khuyến khích các phương pháp học tập tích cực và giúp hình thành cách học phù hợp Yêu cầu: GV được khuyến khích sử dụng phương pháp giúp SV học tập chủ động. Đây là một quá trình học và trao đổi liên tục, có sự hỗ trợ của bạn cùng học, nhằm mục đích tạo ra việc học tập có chất lượng. Những PPGD và hoạt động học tập giúp SV chủ động trong học tập và hình thành cách học phù hợp?
28
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 4:
Các văn bản qui định về đổi mới PPGD Chiến lược dạy và học của BM/Khoa Minh chứng cho việc học tập chủ động: đồ án, hoạt động thực hành/thực tập, bài tập nghiên cứu, tham gia thực tế tại cơ sở… Ý kiến phản hồi của sinh viên Hệ thống học trực tuyến Các chương trình/đề cương chi tiết học phần
29
Tiêu chuẩn 5: Kiểm tra đánh giá người học
Tiêu chí 5.1: Đánh giá người học bao gồm đánh giá đầu vào, đánh giá theo quá trình và đánh giá đầu ra SV được đánh giá đầu vào như thế nào? SV được đánh giá quá trình như thế nào? SV được đánh giá tốt nghiệp như thế nào?
30
Tiêu chuẩn 5:Kiểm tra đánh giá người học
Tiêu chí 5.2: Đánh giá người học được tiến hành dựa trên tiêu chí Yêu cầu: Theo nguyên tắc học tập ở tuổi trưởng thành, SV thích được đánh giá dựa trên tiêu chí và thông qua sự kết hợp giữa tự đánh giá, bạn bè đánh giá, GV đánh giá. Tính thống nhất về tiêu chí đánh giá SV đối với mỗi học phần, trong BM/Khoa?
31
Tiêu chuẩn 5:Kiểm tra đánh giá người học
Tiêu chí 5.3: Người học được đánh giá thông qua nhiều phương pháp Yêu cầu: GV cần có nhiều hình thức đánh giá: SV tự đánh giá, bạn cùng học đánh giá và GV đánh giá dựa trên nguyên tắc minh bạch, linh hoạt. Những phương pháp đánh giá chủ đạo của BM/khoa? Tính hiệu quả?
32
Tiêu chuẩn 5:Kiểm tra đánh giá người học
Tiêu chí 5.4: Việc đánh giá phản ánh được yêu cầu của Chuẩn đầu ra và nội dung của chương trình đào tạo Hoạt động đánh giá SV phản ánh yêu cầu của CĐR như thế nào? Hoạt động đánh giá SV phản ánh nội dung của chương trình đào tạo như thế nào?
33
Tiêu chuẩn 5:Kiểm tra đánh giá người học
Tiêu chí 5.5: Các tiêu chí kiểm tra đánh giá tường minh và được công khai Yêu cầu: Các tiêu chí áp dụng trong kiểm tra đánh giá phải minh bạch và nhất quán trong toàn bộ CTĐT. Các tiêu chí kiểm tra đánh giá của mỗi học phần và cả CTĐT được công khai như thế nào?
34
Tiêu chuẩn 5:Kiểm tra đánh giá người học
Tiêu chí 5.6: Các phương pháp đánh giá hướng đến việc đạt được các mục tiêu của chương trình học Yêu cầu: Các phương pháp đánh giá cần phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của chương trình học. Các mục tiêu của chương trình học là gì? GV/BM sử dụng các phương pháp đánh giá gì để giúp SV đạt được các mục tiêu của chương trình học?
35
Tiêu chuẩn 5:Kiểm tra đánh giá người học
Tiêu chí 5.7: Các chuẩn mực được sử dụng trong đánh giá là tường minh và có tính nhất quán Yêu cầu: Độ tin cậy và tính giá trị của các phương pháp kiểm tra đánh giá được ghi lại bằng văn bản và thẩm định thường xuyên; các phương pháp kiểm tra đánh giá mới thường xuyên được phát triển và thử nghiệm. Tính tường minh và nhất quán trong việc áp dụng các qui định về kiểm tra đánh giá?
36
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 5:
Các văn bản qui định về kiểm tra đánh giá học tập Minh họa về đánh giá trong quá trình học: đồ án, đề tài, bài thi cuối kỳ, … Hệ thống cho điểm, thang điểm Quy trình khiếu nại, điều chỉnh điểm Các chương trình/đề cương chi tiết học phần
37
Tiêu chuẩn 6:Chất lượng đội ngũ GV
Tiêu chí 6.1: Đội ngũ giảng viên có năng lực tương xứng với nhiệm vụ được giao Yêu cầu: Giảng viên ở bậc đại học phải có những khả năng sau: Thiết kế và thực hiện được một chương trình giảng dạy và học tập chặt chẽ; Áp dụng nhiều phương pháp dạy và học, và biết chọn lựa phương pháp thích hợp nhất để đạt được CĐR; Sử dụng và phát triển nhiều loại phương tiện phục vụ dạy học; Sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá việc học của SV phù hợp với CĐR; Tự giám sát và đánh giá việc giảng dạy cũng như chương trình giảng dạy của chính mình; Trình bày về hoạt động giảng dạy của chính mình; Xác định các nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển liên tục. Cơ cấu trình độ của đội ngũ GV phụ trách CTĐT?
38
Tiêu chuẩn 6:Chất lượng đội ngũ GV
Tiêu chí 6.2: Đội ngũ giảng viên có đủ số lượng để thực hiện tốt chương trình học Yêu cầu: Có đủ số lượng GV để thực hiện chương trình, có cơ cấu hợp lý về bằng cấp, kinh nghiệm, khả năng, tuổi tác, … Cơ cấu chung của đội ngũ GV phụ trách CTĐT (số lượng, giới tính, độ tuổi, học vị)? Phân bổ GV theo học phần?
39
Tiêu chuẩn 6:Chất lượng đội ngũ GV
Tiêu chí 6.3: Hoạt động tuyển dụng và thăng tiến đối với giảng viên căn cứ trên thành tích/công lao học thuật Yêu cầu: Việc tuyển chọn và thăng tiến đối với GV dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực như giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ. Thực tiễn hoạt động tuyển chọn và thăng tiến đối với GV tại BM/Khoa?
40
Tiêu chuẩn 6:Chất lượng đội ngũ GV
Tiêu chí 6.4: Vai trò và mối quan hệ giữa các giảng viên được xác định và hiểu rõ Các qui định về nhiệm vụ của GV? Việc phổ biến các qui định đối với GV của trường, khoa, BM?
41
Tiêu chuẩn 6:Chất lượng đội ngũ GV
Tiêu chí 6.5: Công việc được phân công phù hợp với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng của giảng viên Yêu cầu: Việc phân công nhiệm vụ dựa trên cơ sở bằng cấp, kinh nghiệm và khả năng của GV Việc phân công thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo qui định chung?
42
Tiêu chuẩn 6:Chất lượng đội ngũ GV
Tiêu chí 6.6: Khối lượng công việc và hệ thống khen thưởng được thiết kế nhằm hỗ trợ việc nâng cao chất lượng dạy và học Yêu cầu: Việc quản lý thời gian và cơ chế khen thưởng nhắm đến mục tiêu thúc đẩy chất lượng giảng dạy và học tập Phân công giảng dạy của BM được tiến hành như thế nào? Các chế độ chính sách của nhà trường thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học như thế nào?
43
Tiêu chuẩn 6:Chất lượng đội ngũ GV
Tiêu chí 6.7: Trách nhiệm của giảng viên được qui định hợp lý Trách nhiệm của mỗi GV trong công tác chuyên môn? Việc kiểm tra thực hiện các trách nhiệm đối với GV của trường, khoa, BM?
44
Tiêu chuẩn 6:Chất lượng đội ngũ GV
Tiêu chí 6.8: Có cơ chế để đánh giá, tham vấn và điều chuyển công tác đối với đội ngũ giảng viên Cơ chế đánh giá GV của trường, khoa, BM? Cơ chế tham vấn GV của trường, khoa, BM? Cơ chế điều chuyển công tác của trường đối với GV?
45
Tiêu chuẩn 6:Chất lượng đội ngũ GV
Tiêu chí 6.9: Có và thực hiện tốt cơ chế cho thôi việc và hưu trí dành cho giảng viên Yêu cầu: Các chính sách về cho thôi việc, nghỉ hưu và hưởng các phúc lợi xã hội đều được thiết lập và được thực hiện tốt
46
Tiêu chuẩn 6:Chất lượng đội ngũ GV
Tiêu chí 6.10: Có hệ thống đánh giá khen thưởng giảng viên hữu hiệu Yêu cầu: Việc đánh giá khen thưởng GV được thực hiện định kỳ, có kế hoạch, công bằng và khách quan trên tinh thần hướng đến sự cải thiện. Cơ chế đánh giá khen thưởng của trường, khoa, BM? Tính hiệu quả?
47
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 6:
Hệ thống các văn bản liên quan đến trách nhiệm, khuyến khích, đánh giá, khen thưởng, điều chuyển, … đối với GV Tiêu chí tuyển dụng GV Chất lượng/bằng cấp đội ngũ GV Nhu cầu và kế hoạch đào tạo GV Hoạt động đánh giá thông qua đồng nghiệp Phản hồi của sinh viên Kế hoạch phát triển đội ngũ GV Bảng phân công công việc của GV
48
Tiêu chuẩn 7:Chất lượng đội ngũ phục vụ
Tiêu chí 7.1: Đội ngũ nhân viên thư viện có năng lực và đủ số lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc Năng lực chuyên môn và số lượng của đội ngũ CBVC TV? Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ CBVC TV (kể cả thái độ, phong cách phục vụ)?
49
Tiêu chuẩn 7:Chất lượng đội ngũ phục vụ
Tiêu chí 7.2: Đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm có năng lực và đủ số lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc Năng lực chuyên môn và số lượng của đội ngũ cán bộ PTN? Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ cán bộ PTN?
50
Tiêu chuẩn 7:Chất lượng đội ngũ phục vụ
Tiêu chí 7.3: Đội ngũ nhân viên máy tính có năng lực và đủ số lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc Năng lực chuyên môn và số lượng của đội ngũ nhân viên máy tính? Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ nhân viên máy tính?
51
Tiêu chuẩn 7:Chất lượng đội ngũ phục vụ
Tiêu chí 7.4: Đội ngũ nhân viên hỗ trợ người học có năng lực và đủ số lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc Năng lực chuyên môn và số lượng của đội ngũ CBVC hỗ trợ người học? Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ CBVC hỗ trợ người học?
52
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 7:
Hệ thống các văn bản liên quan đến trách nhiệm, khuyến khích, đánh giá, khen thưởng, điều chuyển, … đối với đội ngũ phục vụ Tiêu chí tuyển dụng đội ngũ phục vụ Chất lượng/bằng cấp đội ngũ phục vụ Nhu cầu và kế hoạch đào tạo đội ngũ phục vụ Hoạt động đánh giá thông qua đồng nghiệp Phản hồi của sinh viên Kế hoạch phát triển đội ngũ phục vụ Bảng phân công công việc của đội ngũ phục vụ
53
Tiêu chuẩn 8:Chất lượng người học
Tiêu chí 8.1: Có chính sách tuyển sinh rõ ràng Chính sách tuyển sinh của nhà trường? Chính sách tuyển sinh đặc thù của khoa?
54
Tiêu chuẩn 8:Chất lượng người học
Tiêu chí 8.2: Quy trình tuyển sinh được tổ chức hợp lý Qui trình tuyển sinh của nhà trường? Qui trình tuyển sinh đặc thù của khoa?
55
Tiêu chuẩn 8:Chất lượng người học
Tiêu chí 8.3: Khối lượng học tập thực tế phù hợp với thiết kế ban đầu Tiến độ học tập của SV phù hợp với cấu trúc của CTĐT? Thời lượng dạy và học của mỗi học phần phù hợp với yêu cầu? Nội dung giảng dạy của các học phần phù hợp với yêu cầu của các CĐR gắn với học phần?
56
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 8:
Các tiêu chí và quy trình tuyển sinh Hệ thống các học phần của CTĐT Khối lượng học tập của SV Báo cáo kết quả học tập của SV Sự tham gia vào các hoạt động học thuật và ngoại khóa của SV
57
Tiêu chuẩn 9: Hoạt động tư vấn và hỗ trợ người học
Tiêu chí 9.1: Có hệ thống tổ chức hợp lý nhằm theo dõi sự tiến bộ của người học Hiệu quả của phần mềm quản lý kết quả học tập? Vai trò của cố vấn học tập và các đơn vị, tổ chức trong việc theo dõi sự tiến bộ của người học?
58
Tiêu chuẩn 9: Hoạt động tư vấn và hỗ trợ người học
Tiêu chí 9.2: Người học nhận được đầy đủ thông tin tư vấn, hỗ trợ học tập và phản hồi về kết quả học tập của họ Vai trò của GV, cố vấn học tập và các đơn vị, tổ chức trong tư vấn, hỗ trợ và phản hồi về kết quả học tập của người học?
59
Tiêu chuẩn 9: Hoạt động tư vấn và hỗ trợ người học
Tiêu chí 9.3: Có hệ thống tư vấn hợp lý dành cho người học Mô tả hệ thống tư vấn dành cho người học (trang web, GV, CVHT, các đơn vị chức năng, đoàn thể, khoa, BM, …) Tính hiệu quả của hệ thống tư vấn dành cho người học
60
Tiêu chuẩn 9: Hoạt động tư vấn và hỗ trợ người học
Tiêu chí 9.4: Cơ sở vật chất, môi trường xã hội và tâm lý đáp ứng được nhu cầu người học Mô tả CSVC phục vụ người học và khả năng đáp ứng Mô tả môi trường xã hội (giao lưu/trao đổi trong và ngoài trường, an toàn sức khỏe), tâm lý (cảm giác an tâm, thỏa mái trong học tập, sinh hoạt) có tác động đến người học và khả năng đáp ứng nhu cầu người học
61
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 9:
Bộ máy/cơ chế báo cáo và phản hồi về sự tiến bộ của SV. Hệ thống cung cấp các dịch vụ hỗ trợ SV cấp trường và cấp khoa Kế hoạch rèn luyện, tư vấn cho SV Ý kiến phản hồi của SV
62
Tiêu chuẩn 10: Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
Tiêu chí 10.1: Có đầy đủ hệ thống phòng học (giảng đường, các phòng học nhỏ) Mô tả hệ thống giảng đường và phòng học (số lượng, chất lượng, các phương tiện phục vụ dạy và học) và khả năng đáp ứng
63
Tiêu chuẩn 10: Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
Tiêu chí 10.2: Có thư viện đáp ứng đầy đủ nhu cầu và cập nhật Mô tả về khả năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn của TV (TV truyền thống và TV số) đối với CTĐT.
64
Tiêu chuẩn 10: Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
Tiêu chí 10.3: Có hệ thống phòng thực hành đáp ứng đầy đủ nhu cầu và hiện đại Mô tả về hệ thống phòng TH và khả năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn đối với CTĐT.
65
Tiêu chuẩn 10: Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
Tiêu chí 10.4: Có hệ thống máy tính đáp ứng đầy đủ nhu cầu và hiện đại Yêu cầu: Nhà trường có sẵn các máy tính và hệ thống mạng cho phép cộng đồng nhà trường khai thác công nghệ thông tin để phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ và quản lý. Mô tả về hệ thống phòng máy tính, mạng máy tính và khả năng đáp ứng nhu cầu của CBVC, SV.
66
Tiêu chuẩn 10: Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
Tiêu chí 10.5: Các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh môi trường đáp ứng được mọi yêu cầu Yêu cầu: Các tiêu chuẩn/qui định về an toàn, vệ sinh môi trường (của nhà trường) được thiết lập đầy đủ và được triển khai hiệu quả trong phạm vi của khoa. Nội qui của các phòng thí nghiệm/phòng thực hành/phòng máy/xưởng/trại có được xây dựng đầy đủ và thực hiện tốt?
67
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 10:
Danh mục các PTN, TV, phòng máy Hệ thống các qui định về sử dụng PTN, TV, phòng máy Hệ thống bảo trì CSVC Các qui định, chính sách về vệ sinh, an toàn Hệ thống cảnh báo khẩn cấp, cháy nổ Phản hồi của SV và CBVC
68
Tiêu chuẩn 11: Đảm bảo chất lượng cho quá trình dạy và học
Tiêu chí 11.1: Chương trình học được xây dựng bởi tất cả các giảng viên Qui định của nhà trường/khoa/BM về sự tham gia của GV khi xây dựng CTĐT? Mô tả sự tham gia của GV khi xây dựng, cập nhật CTĐT
69
Tiêu chuẩn 11: Đảm bảo chất lượng cho quá trình dạy và học
Tiêu chí 11.2: Người học được tham gia vào việc phát triển chương trình học Qui định của nhà trường/khoa/BM về sự tham gia của người học khi xây dựng CTĐT? Mô tả sự tham gia của SV khi xây dựng, cập nhật CTĐT
70
Tiêu chuẩn 11: Đảm bảo chất lượng cho quá trình dạy và học
Tiêu chí 11.3: Nhà tuyển dụng được tham gia vào việc phát triển chương trình học Qui định của nhà trường/khoa/BM về sự tham gia của nhà tuyển dụng khi xây dựng CTĐT? Mô tả sự tham gia của nhà tuyển dụng khi xây dựng, cập nhật CTĐT
71
Tiêu chuẩn 11: Đảm bảo chất lượng cho quá trình dạy và học
Tiêu chí 11.4: Chương trình học thường xuyên được đánh giá theo chu kỳ phù hợp Chủ trương của trường, khoa về cập nhật CTĐT? Mô tả việc thực hiện các chủ trương trên tại khoa, BM
72
Tiêu chuẩn 11: Đảm bảo chất lượng cho quá trình dạy và học
Tiêu chí 11.5: Các môn học và chương trình học nhận được sự đánh giá có hệ thống từ người học Chủ trương của trường, khoa về lấy ý kiến SV về học phần và CTĐT? Mô tả việc thực hiện các chủ trương trên tại khoa, BM
73
Tiêu chuẩn 11: Đảm bảo chất lượng cho quá trình dạy và học
Tiêu chí 11.6: Phản hồi từ các bên có liên quan được sử dụng để cải thiện chất lượng Hệ thống các thông tin phản hồi về hoạt động dạy và học? Sử dụng các thông tin phản hồi để nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng CTĐT như thế nào?
74
Tiêu chuẩn 11: Đảm bảo chất lượng cho quá trình dạy và học
Tiêu chí 11.7: Quá trình dạy và học, kế hoạch và phương pháp đánh giá luôn hướng tới mục tiêu đảm bảo chất lượng và được cải tiến liên tục Các chủ trương (và sự cải tiến chủ trương) của nhà trường trong việc ĐBCL các hoạt động dạy, học và kiểm tra đánh giá? Việc thực hiện các chủ trương trên tại khoa, BM?
75
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 11:
Các văn bản về xây dựng, cập nhật CTĐT Các văn bản về ĐBCL các hoạt động dạy, học và kiểm tra đánh giá Các mẫu phiếu lấy ý kiến về giảng dạy và CTĐT Thông tin phản hồi về hoạt động dạy và học, CTĐT
76
Tiêu chuẩn 12: Hoạt động phát triển đội ngũ
Tiêu chí 12.1: Có kế hoạch rõ ràng về nhu cầu đào tạo và phát triển đối với đội ngũ giảng viên và nhân viên hỗ trợ Mô tả chiến lược phát triển đội ngũ của trường, khoa, BM có quan đến việc thực hiện CTĐT Kế hoạch phát triển nhân sự cho Thư viện, các phòng thí nghiệm, các đơn vị hỗ trợ người học
77
Tiêu chuẩn 12: Hoạt động phát triển đội ngũ
Tiêu chí 12.2: Các hoạt động đào tạo và phát triển đối với đội ngũ giảng viên và nhân viên hỗ trợ phù hợp với nhu cầu đã xác định Mô tả sự phát triển đội ngũ GV của khoa trong 4 năm gần đây Mô tả sự phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ của trường, khoa trong 4 năm gần đây
78
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 12:
Kế hoạch và chính sách phát triển, bồi dưỡng cán bộ Các chính sách hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Thống kê kết quả phát triển đội ngũ Kế hoạch luân chuyển cán bộ
79
Tiêu chuẩn 13: Phản hồi của các bên liên quan
Tiêu chí 13.1: Ý kiến phản hồi từ thị trường lao động được thu thập đầy đủ và có hệ thống Mô tả chủ trương của trường, khoa về lấy ý kiến phản hồi từ thị trường lao động Kết quả lấy ý kiến phản hồi trong 4 năm gần đây
80
Tiêu chuẩn 13: Phản hồi của các bên liên quan
Tiêu chí 13.2: Ý kiến phản hồi từ người học và cựu sinh viên được thu thập đầy đủ và có hệ thống Mô tả chủ trương của trường, khoa về lấy ý kiến phản hồi từ SV và cựu SV Kết quả lấy ý kiến phản hồi trong 4 năm gần đây
81
Tiêu chuẩn 13: Phản hồi của các bên liên quan
Tiêu chí 13.3: Ý kiến phản hồi từ đội ngũ cán bộ, giảng viên được thu thập đầy đủ và có hệ thống Mô tả chủ trương của trường, khoa về lấy ý kiến phản hồi từ CB, GV Kết quả lấy ý kiến phản hồi trong 4 năm gần đây
82
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 13:
Các chủ trương của trường, khoa về lấy ý kiến phản hồi Hệ thống ghi nhận ý kiến và khảo sát (thường xuyên hoặc ngẫu nhiên) Các mẫu phiếu khảo sát Kết quả khảo sát Sử dụng ý kiến phản hồi vào việc cải tiến
83
Tiêu chuẩn 14: Kết quả đầu ra
Tiêu chí 14.1: Tỷ lệ tốt nghiệp thỏa đáng và tỷ lệ thôi học ở mức chấp nhận được Mô tả và đánh giá tỷ lệ tốt nghiệp của ngành đào tạo trong 4 năm gần đây. Mô tả và đánh giá tỷ lệ SV bỏ học/bị buộc thôi học của ngành đào tạo trong 4 năm gần đây. Lưu ý: Thỏa đáng (satisfactory) là thuật ngữ mang tính đo lường, chỉ mức độ vừa phải/cơ bản đáp ứng yêu cầu.
84
Tiêu chuẩn 14: Kết quả đầu ra
Tiêu chí 14.2: Thời gian tốt nghiệp trung bình là hợp lý Mô tả và đánh giá thời gian tốt nghiệp (tính từ lúc bắt đầu học đến khi tốt nghiệp) trung bình của ngành đào tạo trong 4 năm gần đây
85
Tiêu chuẩn 14: Kết quả đầu ra
Tiêu chí 14.3: Tình hình có việc làm của sinh viên tốt nghiệp là thỏa đáng Mô tả và đánh giá tình hình có việc làm của SVTN của ngành đào tạo trong 4 năm gần đây (dựa vào kết quả khảo sát/thăm dò/tìm hiểu).
86
Tiêu chuẩn 14: Kết quả đầu ra
Tiêu chí 14.4: Mức độ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và người học đạt yêu cầu Mô tả và đánh giá tình hình tham gia NCKH của GV và SV ngành đào tạo trong 4 năm gần đây và so sánh với yêu cầu của Bộ, Trường
87
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 14:
Các qui định về tốt nghiệp, xử lý kỷ luật đối với người học Các biểu mẫu khảo sát SVTN về tình trạng việc làm Kết quả khảo sát SVTN Phản hồi của nhà sử dụng lao động Thống kê tình hình GV, SV tham gia NCKH
88
Tiêu chuẩn 15: Sự hài lòng của các bên liên quan
Tiêu chí 15.1: Phản hồi từ các bên có liên quan là thỏa đáng Yêu cầu: Các bên liên quan hài lòng về CTĐT và chất lượng của sinh viên tốt nghiệp Mô tả kết quả xử lý số liệu phản hồi từ các bên có liên quan trong 4 năm gần đây
89
Nguồn minh chứng cho Tiêu chuẩn 15:
Quy trình và công cụ đo lường sự hài lòng của các bên liên quan. Xu hướng hài lòng của các bên liên quan. Kết quả khảo sát SVTN, cựu SV, nhà sử dụng lao động.
Similar presentations
© 2025 SlidePlayer.com. Inc.
All rights reserved.