Download presentation
Presentation is loading. Please wait.
1
DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
Ths. Nguyễn Tấn Đạt
2
MỤC TIÊU HỌC TẬP Nêu được định nghĩa của dạy – học dựa trên vấn đề Nêu được vai trò của giáo viên trong dạy – học dựa trên vấn đề Nêu được lợi ích của dạy – học dựa trên vấn đề Nêu được trình tự các bước tiến hành dạy – học dựa trên vấn đề Chuẩn bị được kế hoạch bài giảng dùng phương pháp dạy – học dựa trên vấn đề Tiến hành buổi dạy học dựa trên vấn đề
3
KHÁI NIỆM Dạy – học dựa trên vấn đề hay học dựa trên vấn đề (Problem based learning - PBL) là phương pháp bắt nguồn thực tế Là một quy trình dạy – học được bắt đầu bằng một vấn đề (đã xảy ra trong thực tế hoặc mô phỏng giống như thực tế) và dựa vào vấn đề để phát hiện những thông tin cần có (cần học) để có thể hiểu rõ và giải quyết được vấn đề đó. học viên học được những điều bổ ích thực sự cho công việc sau này của họ.
4
KHÁI NIỆM Vấn đề có thể là một hiện tượng, một sự kiện, một ca bệnh có trong thực tế. Vấn đề có thể được trình bày dưới dang: văn bản, bệnh nhân giả, video, catxet, trình bày trên máy vi tính…
5
7 Bước trong PBL (ĐH Limburg – Maastricht, Hà Lan)
Làm sáng tỏ các từ ngữ và khái niệm Định nghĩa vấn đề Giải thích (giải quyết) vấn đề Sắp xếp lại những giả thuyết đã được đưa ra Xác định mục tiêu học tập Tự nghiên cứu Chia sẻ thông tin và cách giải quyết vấn đề trong nhóm
6
TỔ CHỨC NHÓM Thành phần nhóm: 8-10 học viên:
6-8 học viên là thành viên nhóm 1 học viên làm lãnh đạo nhóm 1 học viên được cử làm thư ký nhóm Thời gian làm việc: mỗi lần TLN 2 giờ 1 giờ: dành cho báo cáo kết quả học, giải quyết vấn đề, kiểm tra lại mục tiêu đã đạt chưa, chia sẻ với nhau vầ vấn đề của lần học trước 1 giờ: để thảo luận vấn đề mới Lịch làm việc: 2 lần/tuần (mỗi lần 2 giờ) và tuỳ vào thực tế
7
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN
1) Nhiệm vụ của giáo viên trước buổi thảo luận nhóm Lĩnh hội được nội dung và các vật liệu liên quan đến vấn đề dạy-học Tìm hiểu kiến thức đã có của học viên Chuẩn bị trước những điểm gợi ý (khi cần) cho thảo luận nhóm
8
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN
2) Nhiệm vụ của giáo viên trong buổi thảo luận nhóm Đặt câu hỏi và thách thức học viên: đánh giá, nhận xét mang tính phê phán các quan niệm bằng cách đặt câu hỏi thăm dò, khích lệ các hiểu biết, giúp đỡ các đề xuất và thử nghiệm các giả thuyết Kích thích việc học chủ động của học viên, biết can thiệp khi cần Tạo ra không khí học tập không có sự chỉ trích (sôi nổi nhưng không căng thẳng) vầ làm tăng đầu óc phán đoán và suy xét
9
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN
2) Nhiệm vụ của giáo viên trong buổi thảo luận nhóm Giúp học viên đề xuất ra mục tiêu học tập Giúp đỡ lãnh đạo nhóm và thư ký làm tốt nhiệm vụ Khích lệ sự hợp tác trong nhóm Theo dõi quá trình học: khích lệ thay đổi nhận thức, phát hiện những kiến thức còn thiếu, thúc đẩy việc giải thích tỷ mỉ các ý tưởng Duy trì học tập tích cực, khích lệ tất cả các thành viên tham gia Cho phản hồi và đánh giá quá trình học tập theo nhóm
10
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN
2) Nhiệm vụ của giáo viên sau thảo luận nhóm Cho thông tin phản hồi về kế hoạch làm việc của nhóm Ghi chép những thành viên có mặt và vắng mặt Tham dự các buổi hợp giáo viên
11
VÍ DỤ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
Một cậu bé 7 tuổi kêu đau ở miệng từ 5 ngày nay, càng đau hơn khi ăn. Từ 1 ngày nay kêu đau tăng lên và cậu từ chối không ăn gì. Mẹ cậu ta đưa cho cậu một cốc nước cam, cậu kêu thét lên sau khi uống. Bà mẹ đã mang cậu bé đến bác sỹ khám và có nói với bác sỹ rằng cậu bé chảy nhiều nước bọt. Hãy giải thích hiện tượng cơ bản đang xảy ra với bé.
12
VÍ DỤ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
Chị B. 30 tuổi bị bệnh đái tháo đường, chị rất coi thường bệnh của mình. Gần đây chị cảm thấy không khoẻ. Chị cảm thấy mệt mỏi và lơ đãng, trong 2 tuần chị sút mất 2kg. Hãy giải thích hiện tượng trên?
13
VÍ DỤ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
Một bà mẹ mang một cháu bé 36 tháng tuổi đến phòng khám khoa nhi với lý do cháu bé nhẹ cân. Bác sỹ phát hiện rằng đường đồ thị tăng trưởng của cháu trong 6 tháng đầu bình thường nhưng sau đó giảm dần. Bác sỹ cần khuyên bà mẹ điều gì?
14
LỢI ÍCH CỦA DẠY – HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
1. Kích thích học tập Khai thác và sử dụng được các kiến thức đã có trước đây Thu thập được sự hiểu biết sau sắc về bản chất của hiện tượng Có những kiến thức mới phù hợp với nhu cầu Kích thích sự chú ý nội tâm đối với chủ đề học Khuyến khích sự quan tâm đến thực hành nghề nghiệp
15
LỢI ÍCH CỦA DẠY – HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
2. Kích thích sự hợp tác trong nhóm nhỏ Tích cực hoá tiến trình thu nhận kiến thức Học cách làm việc theo kiểu hệ thống Học cách làm chủ toạ cuộc họp Có sự thúc bách uỷ thác trong học tập Học cách giải thích sự việc và lắng nghe người khác Làm quen với sự tranh luận, xung đột về nhận thức Phát triển kỹ năng trao đổi, giao tiếp giữa các cá nhân với nhau
16
LỢI ÍCH CỦA DẠY – HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
3. Có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Giúp đỡ khi nhóm bị vướng mắc Cung cấp thông tin khi cần Kiểm tra sự cố gắng của học viên Có điều kiện để giúp từng học viên 4. Kích thích tự học Học cách tham khảo nhiều nguồn tư liệu Nhận biết được các ranh giới trong khoa học Chuẩn bị cho việc học trong suốt cuộc đời Học cách làm việc độc lập và tự mình ra được các quyết định
17
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG Thiết kế một chương trình dạy-học phù hợp (theo vấn đề chứ không theo môn học, chương trình không quá tải) Giáo viên phải được tập huấn để có kỹ năng thực hiện được phương pháp này Có đủ giáo viên và các phòng học nhỏ thích hợp với thảo luận nhóm Có đủ nguồn tài liệu tham khảo cho học viên
18
THANKS FOR YOUR ATTENTION!
Similar presentations
© 2025 SlidePlayer.com. Inc.
All rights reserved.